Không để bất kỳ HS nào vì hoàn cảnh khó khăn mà không dự thi
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, toàn tỉnh Sóc Trăng có 21 điểm thi, 367 phòng thi với 8.571 thí sinh đăng ký dự thi.
Thí sinh Sóc Trăng trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.
Theo ông Ngô Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, tỉnh vừa tổ chức họp Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Ông Ngô Hùng cho biết, để thực hiện tốt công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020 theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể nhằm chủ động trong việc chỉ đạo, chuẩn bị tốt để kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại tỉnh Sóc Trăng diễn ra đúng quy chế, nghiêm túc, an toàn.
Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tỉnh Sóc Trăng, trong đó ông Ngô Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; bà Nguyễn Thị Tuyết Hà, Giám đốc Sở GD&ĐT làm Phó trưởng ban Thường trực; lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố là Ủy viên Ban Chỉ đạo thi.
Video đang HOT
Về công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT năm 2020, theo báo cáo của Sở GD&ĐT Sóc Trăng, Sở đã triển khai quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020 cho các đơn vị và ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi, các văn bản phối hợp với các ngành, các cấp.
Đồng thời, hướng dẫn các trường tổ chức ôn luyện kiến thức và kỹ năng làm bài cho học sinh, định hướng nghề nghiệp cho học sinh… Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 dự kiến toàn tỉnh có 21 điểm thi, 367 phòng thi với 8.571 thí sinh đăng ký dự thi.
Theo ông Ngô Hung, Ban Chỉ đạo thi yêu câu Sơ GD&ĐT chi đao cac trương co thơi gian ôn tâp đê chuân bi kiên thưc tôt nhât cho cac em hoc sinh. Kêt hơp vơi đia phương thông tin hương nghiêp cho hoc sinh đê cac em đinh hương nghê nghiêp phu hơp vơi bản thân.
Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyên cho phu huynh chủ động, tao tâm ly tôt cho cac em trươc khi bươc vao ky thi. Công tác chuẩn bị thi, chọn điểm in sao đề thi, chấm bài thi, quản lý đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn tuyệt đối; rà soát lại các trang thiết bị, máy móc để chuẩn bị tốt cho kỳ thi.
Các địa phương, các trường tăng cường công tác hô trơ cho hoc sinh, không đê bât ky hoc sinh nao vi hoan canh kho khăn ma không thê tham gia dư thi.
Giao địa phương coi thi Tốt nghiệp THPT 2020: Liệu có quản được không?
Khác với các năm trước, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay giảng viên ĐH sẽ không tham gia công tác coi thi và chấm thi, việc này được giao cho địa phương.
Theo Dự thảo quy chế thi Tốt nghiệp THPT 2020 do Bộ GD-ĐT vừa công bố, năm 2020, kỳ thi tốt nghiệp THPT được giao UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức. Theo đó, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong từng mắt xích của quy trình tổ chức thi (quản lý đề, in sao đề, coi thi, chấm thi, công bố kết quả...); việc tổ chức coi thi do địa phương quyết định, có đủ giáo viên coi thi giữa các trường trong tỉnh.
Giảng viên đại học sẽ không tham gia trông thi, chấm thi tốt nghiệp THPT 2020. (Ảnh minh họa)
Hội đồng thi của tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, in sao đề thi. Trong những ngày thi thực hiện quản lý đề thi, bài thi tại điểm thi. Sau khi kỳ thi kết thúc, Hội đồng thi quản lý bài thi, tổ chức chấm thi, công bố kết quả thi.
Như vậy, năm nay cán bộ, giảng viên các trường đại học sẽ không tham gia vào công tác coi thi, chấm thi. Thay vào đó, Bộ GD-ĐT sẽ huy động cán bộ, giảng viên đại học có đạo đức tốt, có kinh nghiệm trong công tác thi tham gia hoạt động thanh tra/kiểm tra thi ở địa phương.
Năm 2020, kỳ thi Tốt nghiệp THPT nhằm mục đích chính để xét tốt nghiệp, song hầu hết các trường đại học trên cả nước đều sử dụng kết quả này để xét tuyển. Việc giao lại công tác tổ chức thi cho các địa phương khiến dư luận không khỏi khăn khoăn.
Trao đổi với VOV.VN, TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) tỏ ra lo ngại khi giao lại công tác tổ chức thi và chấm thi cho các địa phương: "Các địa phương phải chịu hết trách nhiệm, nhưng để quản được địa phương thì rất khó, vì địa bàn rộng, mỗi tỉnh có nhiều huyện. Thanh tra các cấp sẽ đi kiểm tra, nhưng thực ra cũng chỉ đi được 1 vòng, trong khi kỳ thi lại diễn ra cả vài ngày, thanh tra nào giám sát cho đủ, đây là điều đáng lo ngại. Cách đây hơn 10 năm, đã có đến 13 tỉnh suýt bị kỷ luật vì thông đồng với nhau để gian lận trong thi tốt nghiệp THPT. Nhưng thời ấy điểm tốt nghiệp riêng và thi đại học riêng, nên nếu có xảy ra vấn đề gì cũng không quá ảnh hưởng. Nhưng khi kết quả này được dùng để xét tuyển đại học thì lại khác", TS Quách Tuấn Ngọc lo ngại.
TS Quách Tuấn Ngọc cho rằng, để đảm bảo an toàn cho kỳ thi, cần quy toàn bộ trách nhiệm cho người đứng đầu các địa phương. Không dừng lại ở vấn đề quy chế thi, nếu phát hiện sai phạm cần xử lý hình sự nghiêm minh tùy theo mức độ vi phạm.
"Năm nay Bộ không tham gia vào công tác coi thi, chấm thi, như vậy địa phương không thể dựa dẫm vào Bộ. Những ai có ý định vi phạm nên nhìn vào các phiên tòa xét xử gian lận thi cử ở Hòa Bình, Sơn La làm gương. Không cần cả tỉnh sai phạm, chỉ cần hội đồng thi tại 1 điểm thi sai phạm cả tỉnh đã chết theo", TS Ngọc nói.
GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cũng cho rằng, giao kỳ thi tốt nghiệp THPT cho các tỉnh, Bộ cần có hướng dẫn chi tiết về từng khâu trong quá trình coi thi, chấm thi.
"Nếu Bộ không hướng dẫn chi tiết, có sai sót, Bộ sẽ phải chịu trách nhiệm, còn khi Bộ đã hướng dẫn mà địa phương không thực hiện đúng thì người đứng đầu địa phương phải chịu hoàn toàn trách nhiệm", GS Dong nói.
GS Phạm Tất Dong cũng cho rằng cần có giám sát xã hội để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, khách quan.
Ở góc độ trường đại học, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM cho biết ông chưa cảm thấy yên tâm với dự thảo quy chế thi Tốt nghiệp năm nay.
"Mấy năm trước do tiêu cực ở các địa phương nên Bộ nhờ các trường ĐH tham gia coi thi và chấm thi THPT quốc gia. Nhờ đó, kỳ thi diễn ra nghiêm túc và kết quả trung thực đủ để các trường ĐH tin tưởng và xét tuyển theo điểm thi. Năm nay lại tiếp tục trả về cho các địa phương phụ trách.Tôi lo ngại rằng, nếu ĐH không tham gia trực tiếp ở các khâu mà chỉ thanh tra ủy quyền thì khó có hy vọng", PGS.TS Đỗ Văn Dũng nói.
Còn theo ông Nguyễn Đức Cường, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT, Bộ sẽ tiến hành thanh tra 3 cấp trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2020. Việc thanh tra, kiểm tra của Bộ, Tỉnh và Sở được thực hiện trên nguyên tắc, tránh trùng lặp giữa các cơ quan thanh tra nhà nước trong việc tổ chức các đoàn thanh tra nhưng vẫn đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra.
Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với Thanh tra Chính phủ để chỉ đạo, hướng dẫn Thanh tra tỉnh tổ chức Đoàn thanh tra/kiểm tra trong từng khâu của kỳ thi (chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo) phù hợp.
Bộ GD-ĐT tổ chức thanh tra (hoặc kiểm tra) các khâu của kỳ thi tốt nghiệp THPT tại 63 địa phương trong suốt thời gian coi thi, chấm thi (gồm các đoàn của Thanh tra Bộ, các đoàn của Ban Chỉ đạo thi quốc gia); Hướng dẫn Thanh tra sở thành lập các đoàn thanh tra/kiểm tra các khâu của kỳ thi.
Sở GD-ĐT tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức thanh tra/kiểm tra các khâu của kỳ thi tại địa phương. Chủ tịch UBND cấp tỉnh chủ động tổ chức thanh tra/kiểm tra công tác tổ chức thi tại địa phương./.
Lo cho đầu vào đại học Một trong những điểm mới được quy định tại Dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020 là việc giao địa phương tổ chức kỳ thi này. Địa phương chịu trách nhiệm quản lý đề thi, in sao đề thi, coi thi, chấm thi, công bố kết quả... Điều này cũng đồng nghĩa với việc các cơ sở ĐH,CĐ năm nay hoàn...