Không dạy nổi, thầy trở thành bảo vệ trường học có đầy đủ bằng cấp nhất

Theo dõi VGT trên

Từ khi ngành giáo dục đặt ra cái gọi là “chuẩn, vượt chuẩn, chứng chỉ này nọ” chẳng mấy chốc loạn lên chuyện học hành, trò học thêm, giáo viên cũng học thêm.

LTS: Chia sẻ câu chuyện có thật từng chứng kiến trong sự nghiệp dạy học của mình, thầy Sơn Quang Huyến sẽ giúp chúng ta trả lời cho câu hỏi: “Đầy đủ chứng chỉ, bằng cấp, giáo viên có dạy giỏi hơn không?”.

Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Thầy giáo V. dạy Sử, là người có bằng cấp trên chuẩn duy nhất của trường tôi.

Hồ sơ V. “cực đẹp”, bằng Đại học Sư phạm Sử loại Giỏi, chứng chỉ B Tin học, B Anh văn v.v…

V. về trường công tác, ai cũng ngưỡng mộ. Sau khi gửi công văn xác minh, các loại bằng cấp của V. hoàn toàn hợp lệ.

Có lần nộp đề kiểm tra, V. đưa đề viết tay, người viết yêu cầu V. đ.ánh máy; V. nói “Cái bàn phím ở trường mình khác bàn phím em học… em không đ.ánh được”; sau một hồi ấp úng, đành thú thật “em đăng ký, nộp t.iền … là có chứng chỉ B. Em chỉ biết bê là khiêng thôi thầy ạ”.

Buồn cười nhất là V. dạy học trò làm toán trừ, nếu tôi kể ra, chắc các bạn bảo tôi “điêu”, nhưng kể cho các bạn biết.

Không dạy nổi, thầy trở thành bảo vệ trường học có đầy đủ bằng cấp nhất - Hình 1

Đầy đủ chứng chỉ, bằng cấp, giáo viên có dạy giỏi hơn không? Ảnh minh hoạ: TTXVN

V. dạy Sử, nhưng xung phong dạy phụ đạo Toán lớp 6; giúp cô giáo dạy Toán 6 đang mang bầu.

Lúc đầu nhà trường băn khoăn, nhưng nghĩ V. đã tốt nghiệp Đại học, kiến thức phụ đạo yêu cầu không cao, chỉ lấy lại kĩ năng làm bốn phép tính, nên đồng ý.

Trong tiết dạy phụ đạo học sinh yếu Toán có phép tính 42 – 29; V. hướng dẫn “hai không trừ được 9, chúng ta mượn một chục, thành 12 trừ 9 được 3; mượn đâu nhớ trả đó, không người ta đ.ánh cho đấy (cười); 4 bây giờ trả 1 thành 5; 5 trừ 2 còn 3. Như vậy 42 – 29 = 33″. Của đáng tội, lời giảng của V. trở thành chuyện “tiếu lâm” cho cả thầy và trò.

V. không vượt qua vòng “gửi xe”, nỗi đau không của riêng V. mà của cả tập thể chúng tôi, dù đã tìm mọi cách bồi dưỡng.

V. chủ động làm đơn … chuyển sang làm bảo vệ. Có thể nói, V. là bảo vệ trường học có đầy đủ bằng cấp nhất! Thời gian sau, V. bỏ việc, về quê.

Từ khi ngành giáo dục đặt ra cái gọi là “chuẩn, vượt chuẩn, chứng chỉ này nọ” chẳng mấy chốc loạn lên chuyện học hành, học trò học thêm, giáo viên cũng đi học thêm.

Đào tạo từ xa, tại chức, liên thông, liên kết… cỗ máy “cấp bằng thật, học giả” hoạt động hết công suất.

Video đang HOT

Người có bằng trung cấp, học lên Cao đẳng; có bằng Cao đẳng lại học lên Đại học; có bằng Đại học rồi lại học Thạc sĩ… đúng là học nữa, học mãi.

Hết chứng chỉ tin học đến chứng chỉ ngoại ngữ; nay lại quay cuồng trong chứng chỉ nghề nghiệp để giữ hạng, thăng hạng.

Thầy cô học, học trò học, cả xã hội quay cuồng trong hoạt động học thêm.

Đ. là giáo viên đầu tiên có bằng Đại học của tổ Tự nhiên; Đ. tâm sự “Em học từ xa, học hành gì đâu thầy, bài tập thuê người khác làm; người này cũng do giáo viên giới thiệu cho cả lớp; mình gửi bài qua mail, gửi t.iền qua tài khoản, họ làm bài gửi cho mình; mình gửi mail nộp là xong.

Ngày thi, hihi, có mặt là đậu, chống trượt rồi mà thầy. Dạy thì cũng vậy thôi, thầy ạ”.Có giáo viên bắt nộp bài chép tay, cứ in ra, viết lại, vẽ lại, xong.

Nói thật, mất lòng, từ khi “nở rộ” đại học trên cả nước hiện nay, các trường đại học “vơ bèo, vạt tép” cho đạt chỉ tiêu tuyển sinh với những lời quảng cáo “chưa ra trường đã biết chất lượng”, phần lớn tốt nghiệp loại khá, giỏi, nhưng chất lượng thật sự… chỉ có học trò biết.

Có bằng vượt chuẩn, có đủ chứng chỉ, thầy cô có dạy giỏi hơn không? Nói thật, đại đa số là không.

Càng yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ; lợi lộc thu về là của các “trung tâm”; thua thiệt dành thầy cô, học trò.

Làm sao để đào tạo, tuyển dụng được giáo viên giỏi?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng “Giáo dục chính là giải pháp, là con đường dẫn đến sự thay đổi.

Giáo dục để đảm bảo người dân biết đâu là lựa chọn đúng đắn, đồng thời giúp họ có thông tin và kỹ năng để làm theo lựa chọn đúng đắn đó”.

Muốn phát triển giáo dục, phải có giáo viên giỏi. Muốn có giaó viên giỏi, phải có sinh viên giỏi, tức là phải tuyển được người giỏi vào ngành sư phạm.

Muốn vậy, phải có chế độ đãi ngộ nhà giáo sống được bằng lương của mình; ra trường được bố trí việc làm như Công an, Quân đội.

Vì thế, quy hoạch các trường Sư phạm là việc làm cấp thiết hiện nay; chỉ dành một số trường có uy tín, mới được đào tạo Sư phạm, cấp chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm.

Không quy định “tràn lan” các loại chứng chỉ, văn bằng không có tác dụng nâng cao nghiệp vụ sư phạm, chất lượng giáo dục.

Giảm tải các loại sổ sách trùng lặp không cần thiết. Tăng cường quản lý giáo dục bằng công nghệ thông tin; ngành giáo dục phải tiên phong sử dụng, sáng tạo công nghệ.

Giáo dục để đảm bảo người dân biết đâu là lựa chọn đúng đắn, đồng thời giúp họ có thông tin và kỹ năng để làm theo lựa chọn đúng đắn đó.

Giáo viên phải là người đầu tiên lựa chọn đúng đắn, học cái gì, làm cái gì đem lại lợi ích cho giáo dục, cho học trò, cho bản thân.

Tài liệu tham khảo:

//dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/bo-truong-phung-xuan-nha-giao-duc-la-con-duong-dan-den-su-thay-doi-20190702134643498.htm

Sơn Quang Huyến

Theo giaoduc.net

Bí quyết học không áp lực của n.ữ s.inh giành học bổng tại Mỹ, Australia

Nguyễn Châu Anh (Nghệ An) và Trần Khánh Mai (Hà Tĩnh) luôn tập trung vào học bản chất từng môn học, gắn với thực hành tại lớp.

Từng là cô học trò gầy gò, quê miền núi Quỳ Hợp, Nghệ An, Nguyễn Châu Anh (sinh năm 2001) chưa bao giờ nghĩ có ngày được học bổng du học bốn năm 237.000 USD (hơn 5 tỷ đồng) của trường đại học danh tiếng Australia - SP Jain School of Global Management - ngành Quản trị kinh doanh.

Tốt nghiệp cấp hai, Châu Anh đỗ chuyên Đại học Sư phạm, Hà Nội, nhưng do điều kiện gia đình khó khăn, em theo học trường làng. Khi đó, tâm trí cô học trò nhỏ chỉ nghĩ đơn giản sẽ như anh chị khóa trên - học ngày đêm, được tham gia các cuộc thi tỉnh, quốc gia để đạt giải cao, bù đầu ôn thi đại học, ra trường mong kiếm việc làm ổn định...

Tuy nhiên, sau khi nhập học ở quê hai tuần, Châu Anh nhận được học bổng toàn phần của TH School, một ngôi trường quốc tế mới hoàn thiện ở Hà Nội. "Thời điểm đó, nhiều người khuyên em ở lại vì trường mới quá, chưa biết chất lượng giảng dạy thế nào. Nhưng sau khi tìm hiểu, em đã quyết tâm theo môi trường học tập quốc tế mà em luôn mong muốn", n.ữ s.inh Nghệ An nhớ lại.

Bí quyết học không áp lực của n.ữ s.inh giành học bổng tại Mỹ, Australia - Hình 1

Châu Anh (Hàng trên bên phải) chụp ảnh cùng cô giáo và các bạn trường TH School.

Vốn sở hữu năng lực ngoại ngữ tốt, từng đạt nhiều g.iải t.hưởng và luôn đứng đầu lớp, nhưng khi bước chân vào trường mới, Châu Anh vẫn tự ti tiếng Anh.

N.ữ s.inh miền núi cho biết: "Giáo viên trong trường khi đó 100% là người nước ngoài, em nghe như 'vịt nghe sấm'. May mắn thầy cô đều nhẹ nhàng, luôn nhìn biểu hiện của học sinh để điều chỉnh cách dạy, cũng như giải thích cặn kẽ để em và các bạn bắt kịp chương trình. Nhờ vậy, hết kỳ một lớp 10, tiếng Anh của em đã cải thiện và có thể nghe hiểu hoàn toàn".

Tuy nhiên, với cô gái đến từ miền Trung này, điều thay đổi lớn nhất - không phải là khả năng sử dụng tiếng Anh mà là cách học. "Ở môi trường truyền thống, học sinh phụ thuộc vào giáo viên, nhiều bạn học với tâm lý để thi đối phó. Ở TH School, chúng em được chọn môn mình muốn học, không bắt ép. Hơn nữa, thầy cô chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, học sinh phải có ý thức tự học. Vì vậy, em luôn tập trung vào học bản chất từng môn, gắn với thực hành".

Theo đó, với các môn Hóa, Sinh, Châu Anh thường xuyên lên thư viện tìm kiếm tài liệu liên quan đến môn học, làm bài tập ngay tại lớp và đặt câu hỏi với giáo viên về những vấn đề em chưa rõ. Trường còn tạo điều kiện để Châu Anh và các bạn được thực hành những thí nghiệm mình muốn và có bài thi riêng về thực hành.

Bí quyết học không áp lực của n.ữ s.inh giành học bổng tại Mỹ, Australia - Hình 2

Châu Anh (Ngoài cùng bên trái) tại Hội chợ Xuân của trường.

Hiện tại, trong khi bạn bè ở nhà vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, xét tuyển đại học, n.ữ s.inh lại nhìn nhận mọi thứ nhẹ nhàng hơn vì đã chủ động cho kỳ thi này ngay từ đầu năm học. Châu Anh và các bạn cùng cấp tại trường được thầy cô hướng dẫn học để hiểu vấn đề, không phải chỉ để thi.

Cũng theo Châu Anh, nhờ trình độ tiếng Anh thành thạo cộng với bằng tú tài quốc tế (học tại trường) được đ.ánh giá cao nên khi tìm kiếm các cơ hội du học, học sinh TH School có nhiều thuận lợi. "Thầy cô giáo chuyên trách thường xuyên tìm hiểu và tham gia các hội thảo du học để tư vấn cho học sinh, đồng thời chúng em cũng chủ động tham gia nhiều hoạt động xã hội. Trong trường còn có hội đồng học sinh và các câu lạc bộ, giúp học sinh thể hiện được khả năng lãnh đạo, quản lý - điểm cộng lớn trong hồ sơ xin học bổng các trường quốc tế", Châu Anh nói.

Suốt 3 năm cấp ba, Châu Anh còn đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Câu lạc bộ kinh doanh ở TH School, lọt top 20 cuộc thi Doanh nhân Teen năm 2017 và top 15 năm 2018...

Cũng là một trong những du học sinh tương lai nhận học bổng 90% trường Đại học Drexel, Mỹ, Nguyễn Trần Khánh Mai (Hà Tĩnh), sau 3 năm học ở TH School chia sẻ quan điểm về cách "học ngày, cày đêm". Theo n.ữ s.inh, học khuya không chất lượng bằng học tại lớp và tranh thủ hỏi thầy cô về những vấn đề chưa rõ để nắm chắc kiến thức, hiểu bản chất vấn đề.

Bí quyết học không áp lực của n.ữ s.inh giành học bổng tại Mỹ, Australia - Hình 3

Khánh Mai (áo xanh ngồi giữa) trong một giờ học tại trường.

Khi học trong môi trường quốc tế, Khánh Mai thường tự hỏi "Tại sao học sinh Việt Nam phải học - thi nhiều. Thực tế, đối với những kiến thức phổ thông, chỉ cần tập trung học trên lớp là đã đủ", Khánh Mai khẳng định.

N.ữ s.inh chia sẻ thêm, ở TH school, thầy cô là người hướng dẫn, khơi gợi, học sinh không học thêm mà tập trung vào các bài tập có mục tiêu kiến thức cụ thể, có thực hành và tìm hiểu sâu vấn đề. Vì vậy, dù kiến thức rất nặng (trình độ Toán A Level tương đương với trình độ toán năm thứ hai đại học), hầu hết học sinh không bị rơi vào tình trạng "học ngày học đêm" hoặc học đối phó.

Chia sẻ thêm về kỳ thi A Level, Khánh Mai cho biết, em chọn 3 môn Toán, Lý, Kinh Doanh. Trong đó, n.ữ s.inh ấn tượng với môn Kinh doanh bởi có nhiều trải nghiệm thực tế thú vị.

"Lớp 11, cô giáo cho cả lớp đi khảo sát thị trường, phát câu hỏi để thu thập thông tin, nghiên cứu một sản phẩm về làm đẹp. Sau khi làm bài tập, chúng em đã có cái nhìn khác, hiểu rõ hơn về thị trường mỹ phẩm. Em thấy những bài học thực tế này rất hữu ích và hấp dẫn", Khánh Mai nói.

Bí quyết học không áp lực của n.ữ s.inh giành học bổng tại Mỹ, Australia - Hình 4

Khánh Mai trong cuộc thi World Scholar's Cup tổ chức tại Đại học Yale (Mỹ).

Ngoài ra, điều n.ữ s.inh Hà Tĩnh ấn tượng với ngôi trường quốc tế vì giáo viên luôn tôn trọng học sinh, không tâm lý áp đặt, coi trọng điểm số. "Khi mới vào trường, thầy Hennes, Nguyên Hiệu trưởng nhà trường, giáo viên dạy tiếng Anh đã nhắc nhở chúng em không học để chạy theo thành tích, không được so sánh bản thân với người khác. Thậm chí, thầy rất căng thẳng nếu chúng em hỏi điểm người khác. Thay vì thế, thầy muốn chúng em tự so sánh điểm của mình lần trước và lần này có tiến bộ hơn không", Khánh Mai cho hay.

Với thành tích học tập ấn tượng, Khánh Mai nhận được học bổng của 13 trường đại học khắp thế giới. Ước mơ trở thành cố vấn tài chính, n.ữ s.inh chọn học ngành Tài chính của trường Đại học Drexel, Mỹ và sẽ nhập học vào tháng 9 tới.

Là giáo viên dạy môn Kinh doanh của Châu Anh và Khánh Mai, thầy Gordon William Robertson chia sẻ: "Nếu như Khánh Mai luôn có thái độ tích cực khi giải quyết vấn đề và làm việc nhóm thì Châu Anh khiến tôi ấn tượng bởi khả năng năng nghiên cứu độc lập tốt và luôn đặt câu hỏi khi em chưa hoàn toàn hiểu yêu cầu hay một khái niệm nào đó".

Thầy Gordon William Robertson cũng đưa ra một số quan điểm trong cách giảng dạy giúp học sinh vượt qua khó khăn khi học tiếng Anh, cũng như hiểu các khái niệm trừu tượng của môn Business. "Các bài giảng của tôi đều khá vui vẻ. Tôi luôn cố kể những câu chuyện liên quan trực tiếp đến cuộc sống của học sinh giúp các em hiểu hết khái niệm. Ngoài ra, những bài học của tôi đều có thảo luận nhóm, câu hỏi được định hướng cẩn thận và phù hợp với từng học sinh. Vì vậy, dù đã chuẩn bị giáo án cho mỗi tiết học, tôi thường thay đổi để phù hợp với tâm trạng, mối quan tâm của học sinh theo mỗi chủ đề, thầy Robertson cho hay.

Nói về những khác biệt của học sinh trong trường khi mới bắt đầu học và hiện giờ, thầy Robertson cho biết, mới đầu, các em luôn cảm thấy không chắc chắn và tự vấn những điều tôi dạy. Đến giờ, học sinh rất tin tưởng và yêu thích môn học này. Kỹ năng làm việc nhóm của các em cũng tốt hơn nhiều. Thầy cũng rất quan trọng việc xây dựng kỹ năng làm việc nhóm và sẵn sàng hỗ trợ các em khi cần.

Thế Đan

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chân dung chủ homestay nghi "gian díu" với Nam Thư, em gái tố bản tính dơ bẩn
16:02:40 05/07/2024
Vũ Luân xoá sạch MV có Hồng Loan, nghi bị huỷ show, phong sát như Hồng Phượng
14:53:06 05/07/2024
"Tiểu tam" khiến Baifern - Nine Naphat chia tay là đây?
15:01:53 05/07/2024
Vụ giám thị ký nhầm: kiểm điểm cán bộ, lập tổ phân tích bài làm của thí sinh
16:18:17 05/07/2024
Nam diễn viên nổi tiếng về quê sống, để vợ ở lại Sài Gòn: "Mỗi ngày tôi chỉ ăn một bữa cơm"
16:07:17 05/07/2024
Thoại Mỹ xót xa nhắc về Vũ Linh, phản ứng bất ngờ trước tin đồn bị Vũ Luân ghét
16:14:45 05/07/2024
Mẹ tôi được biếu 8 triệu/tháng nhưng vẫn đòi đi làm giúp việc cho nhà hàng xóm, biết mức lương bà nhận được mà tôi choáng
16:26:25 05/07/2024
Bác dâu giàu có nhưng lại mang 2 lon sữa ông thọ đến để nhờ tôi xin việc cho con gái mình vào tập đoàn lớn
17:27:44 05/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Từ ngày 6/7 Dương lịch, 4 con giáp không ngại khó khăn, thuận buồm xuôi gió đến thành công

Trắc nghiệm

20:44:30 05/07/2024
Khoảng thời gian từ ngày 6/7 Dương lịch là cơ hội lý tưởng để 4 con giáp này bắt tay vào thực hiện các kế hoạch dang dở, không ngại khó khăn, lội ngược

Động thái lạ của Diễm My 9x giữa nghi vấn mang thai

Sao việt

20:43:12 05/07/2024
Gần đây, Diễm My 9x vướng nghi vấn mang thai con đầu lòng sau hơn nửa năm về chung một nhà với doanh nhân Vinh Nguyễn.

Đám cưới siêu lãng mạn gây sốt màn ảnh Hoa ngữ, ai đi qua cũng tưởng vợ chồng thật

Hậu trường phim

19:55:53 05/07/2024
Thời điểm hiện tại, bộ phim Em đẹp hơn cả ánh sao dù mới lên sóng nhưng đã thu hút nhiều sự chú ý. Tác phẩm này có sự tham gia của cặp đôi nhan sắc Hứa Khải và Đàm Tùng Vận.

Sai lầm cần tránh khi bôi kem chống nắng

Làm đẹp

19:51:43 05/07/2024
Kem chống nắng là một phần không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da, nhưng cần sử dụng đúng cách mới có hiệu quả tối ưu bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời...

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa tập 4: Đào phát hiện chồng gửi con cho 2 cô "bán hoa"

Phim việt

19:49:49 05/07/2024
Đào đi làm về không thấy chồng con đâu, hóa ra Quý đã gửi con sang nhà 2 hai cô bán hoa Huyền - Trinh trông giúp.

Euro 2024: Ronaldo và kỷ lục... tịt ngòi không mong muốn

Sao thể thao

19:46:23 05/07/2024
Khi Cristiano Ronaldo chưa ghi bàn ở Euro 2024 và trải qua 8 trận liên tiếp tại 2 giải đấu lớn tịt ngòi, nhiều người bắt đầu nhắc lại kỷ lục buồn của Messi: Từng sớm rời World Cup 2010 mà chẳng có lần nào phá được lưới đối phương...

Lâm Tâm Như hé lộ tình trạng Trần Nghiên Hy - Trần Hiểu, vô tình làm lộ bằng chứng cặp sao đổ vỡ?

Sao châu á

19:38:18 05/07/2024
Chia sẻ của Lâm Tâm Như về thông tin cặp đôi Trần Nghiên Hy - Trần Hiểu ly hôn đang gây bàn tán xôn xao trong dư luận.

Chưa Biết tái xuất, Phanh nè sợ xanh mặt, lộ tâm lý bất ổn, lên VTV cầu cứu?

Netizen

19:35:07 05/07/2024
Hai ngày trước, Chưa Biết - kênh TikTok sở hữu 1,2 triệu người theo dõi, chuyên công khai phốt người nổi tiếng bất ngờ bị cho bay màu. Diễn biến này được dân tình nhận ra ngay sau khi kênh bị VTV nhắc tên trong phóng sự cảnh báo cộng đồ...

Esports World Cup 2024: Nhọc nhằn đ.ánh bại Bilibili Gaming, T1 tiến vào bán kết

Mọt game

19:22:59 05/07/2024
Trong trận đấu khai mạc Esports World Cup 2024 bộ môn Liên Minh Huyền Thoại, T1 gặp rất nhiều khó khăn trong trận đấu với nhà vô địch Trung Quốc Bilibili Gaming (BLG).

Lại ghi nhận thêm 1 ổ dịch chó dại tại Định Quán

Sức khỏe

19:16:33 05/07/2024
Từ kết quả điều tra dịch tễ trên cho thấy chưa khẳng định được nguồn lây mầm bệnh dại. Do đó, người dân cần chú ý theo dõi, cảnh giác đặc biệt với các con chó lạ, chó thả rộng trên địa bàn.

"Tóm dính" Lisa giữa bão tranh cãi MV mới, làm gì mà netizen khuyên "lo về hát đi"?

Nhạc quốc tế

19:03:11 05/07/2024
Thông thường, quả chanh tươi được sử dụng như một loại trái cây dùng để pha nước uống giải nhiệt hoặc gia vị chế biến món ăn.