Không dạy chủ quyền biển, đảo cho giới trẻ là có tội

Theo dõi VGT trên

Nhiều định hướng, đề xuất thay đổi mang tính đột phá nội dung dạy và học lịch sử đã được bàn luận tại hội thảo khoa học quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

Không dạy chủ quyền biển, đảo cho giới trẻ là có tội - Hình 1

Một giờ dạy và học sử tại Trường THPT Lương Văn Can, Q.8, TP.HCM – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Hội thảo do Bộ GD-ĐT phối hợp Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức trong hai ngày 18-19.8 tại Đà Nẵng.

Phải làm ngay trong năm học mới

Đa số các ý kiến đều có chung nhận định, sách giáo khoa (SGK) lịch sử hiện nay trình bày dàn trải, la liệt các sự kiện, nặng nề, nhàm chán thừa những cái không cần thiết nhưng lại thiếu một số nội dung cơ bản tiêu biểu. Trong đó, một nội dung quan trọng mang tính thời sự hiện nay là sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cùng chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên biển Đông nhưng SGK cũng không đề cập đến.

Giáo sư (GS) Nguyễn Quang Ngọc, Viện Việt Nam và khoa học phát triển, cho rằng: “Chủ quyền của VN ở Hoàng Sa và Trường Sa là trang sử bi hùng được viết bằng máu xương của các lớp thế hệ người VN. Tư liệu về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của chúng ta ở Trường Sa và Hoàng Sa là hết sức phong phú, chuẩn xác, ở cả trong nước và ngoài nước. Thế mà có cả một thời gian dài vấn đề hiển nhiên và trọng đại này lại bị coi là “nhạy cảm”, để rồi lịch sử của một đất nước lại không có lấy một dòng nào về chủ quyền biển, đảo”. “Ai là người phải chịu trách nhiệm trước cả tiền nhân và hậu thế về sự lệch lạc này của lịch sử đất nước?”, GS Ngọc đặt vấn đề.

GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, cho hay: “Hội đã có văn bản kiến nghị với Ban Tuyên giáo, Bộ GD-ĐT… phải nhanh chóng đưa nội dung về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào giảng dạy cho học sinh. Nếu lớp trẻ lớn lên không hiểu biết hoặc hiểu biết rất lơ mơ về vấn đề này thì rất nguy hiểm”. GS Phan Huy Lê nhấn mạnh: “Không trang bị những kiến thức cơ bản ấy là có tội với thế hệ trẻ”.

Chính vì vậy, GS Lê cho rằng không thể chờ đến năm 2015, khi chúng ta đổi mới chương trình SGK thì mới đưa nội dung về chủ quyền trên biển Đông của nước ta vào giảng dạy, mà việc này cần phải làm ngay trong năm học tới.

Video đang HOT

Đây cũng là quan điểm nhận được đa số ý kiến đồng tình của các nhà giáo dạy sử từ phổ thông đến đại học.

GS Nguyễn Thị Côi, Khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đề nghị ngay trong năm học này, Bộ cần yêu cầu Vụ Giáo dục trung học soạn thảo và ban hành bằng được bộ tài liệu hướng dẫn dạy học về chủ quyền biển, đảo.

Xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng: “Việc dạy về chủ quyền biển, đảo đã được đưa vào SGK môn địa lý. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ vừa qua nội dung này cũng có trong đề thi môn địa và được sự hưởng ứng của dư luận xã hội. Tuy nhiên, do thời điểm viết SGK vấn đề này chưa đặt ra yêu cầu bức thiết như hiện nay nên dù đã dạy nhưng chưa đủ. Trước mắt chắc chắn sẽ phải bổ sung vào những môn học phù hợp, trong đó có môn lịch sử”.

“Chủ quyền của Việt nam ở Hoàng Sa và Trường Sa là trang sử bi hùng được viết bằng máu xương của các lớp thế hệ người Việt Nam” Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc , Viện Việt Nam và khoa học phát triển

Dạy sử từ những câu chuyện

Tiến sĩ Nguyễn Anh Dũng, Phó viện trưởng Viện Khoa học giáo dục VN, và nhóm nghiên cứu đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (Bộ GD-ĐT), đề xuất chính thức dạy môn sử từ lớp 4, lớp 5 bằng cách tích hợp trong môn tìm hiểu xã hội. Tuy nhiên, những nội dung này phải được trình bày dưới hình thức câu chuyện lịch sử trực quan, sinh động.

Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), cũng cho rằng: “Cần dạy sử cho học sinh bằng những câu chuyện, những hình ảnh. Cách ra đề kiểm tra cũng phải mở để học sinh được bộc lộ sự hiểu biết, tình cảm của mình”. Ông Thành nêu ví dụ: “Đề kiểm tra cho học sinh lớp 4 có thể hãy kể về một ông vua, một vị tướng mà em thích nhất, thay vì bắt học sinh kể về những sự kiện, những con số khô khan như hiện nay”.

Ở cấp THCS, theo đề xuất đổi mới của nhóm nghiên cứu, nội dung lịch sử tích hợp trong môn khoa học xã hội. Sau mỗi học kỳ, học sinh được học ít nhất 2 – 3 chủ đề liên kết giữa các lĩnh vực với nhau. Đến cấp THPT, môn lịch sử sẽ được dạy theo chủ đề. Trong đó có những chủ đề bắt buộc và tự chọn.

Cần một website chính thống hỗ trợ việc dạy học môn sử Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử VN, đề nghị Bộ GD-ĐT đầu tư xây dựng một trang mạng riêng nhằm mục đích hỗ trợ dạy học lịch sử. Ở đó cung cấp tư liệu, hình ảnh, bản đồ… để người dạy và học tham khảo một cách chủ động mà không bị khuôn ép vào SGK. Bên cạnh đó sẽ là diễn đàn để giáo viên trao đổi kinh nghiệm đưa ra những băn khoăn, thắc mắc hoặc chất vấn các chuyên gia về những vấn đề họ quan tâm

Tuệ Nguyễn

Theo thanh niên

Sinh viên thất nghiệp do thiếu định hướng nghề

Một khảo sát mới nhất được công bố tại hội thảo khoa học "Giải pháp gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động ở Việt Nam" do Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN vừa tổ chức cho thấy sinh viên thất nghiệp do thiếu định hướng nghề.

Học chỉ cần có bằng đại học

Cuộc hội thảo nằm trong dự án Nghiên cứu chính sách hợp tác với Quỹ Rosa - Luxemburg của CHLB Đức. Theo khảo sát công bố tại hội thảo, trong số gần 3.000 sinh viên đã tốt nghiệp được hỏi, có 73% sinh viên (SV) tìm được việc sau khi tốt nghiệp, song có tới 58,2% SV tốt nghiệp không biết xin việc ở đâu, 42% không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, 27% không xin được việc vì lý do ngành học không phù hợp với thị trường, thậm chí có 18% SV không tìm được việc vì nhà tuyển dụng không biết đến ngành đào tạo.

Từ góc độ người giảng dạy, TS. Trịnh Văn Tùn và Ths. Phạm Huy Cường, Trường ĐH KH XH & NV - ĐHQGHN đã có nghiên cứu điều tra sự gắn bó giữa ngành đào tạo và nghề kì vọng nhìn từ góc độ hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp của/cho SV ĐHQGHN. Kết quả điều tra cho thấy, đa số SV đều chưa có một định hướng cụ thể nào cho nghề nghiệp của họ sau khi tốt nghiệp với con số 70% trả lời "đã nghĩ tới công việc rồi nhưng chưa chắc chắn và không có nhiều thông tin về hệ thống nghề" gắn với định hướng đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, một bộ phận lớn SV sau khi đã đi gần hết quá trình đào tạo trong trường đại học, chuẩn bị bước vào môi trường lao động nghề nghiệp, thì họ còn thiếu một định hướng đầy đủ và cụ thể cho nghề nghiệp của mình.

TS. Trịnh Văn Tùn cho hay: "Ở đây chúng tôi mới chỉ đánh giá được ở góc độ tinh thần, tâm thế của SV và đặc biệt là sự khiếm khuyết thông tin về các nghề gắn với ngành đào tạo. Do vậy, mức độ mù mờ trong định hướng nghề của SV là rất cao. Họ nghĩ đến việc làm nhưng không biết làm việc gì cụ thể để phát huy kiến thức và kĩnăng học được từ ngành học. Như vậy, mối liên hệ được kì vọng là chặt chẽ giữa bên cung lao động và cầu lao động chưa đạt được".

Cũng theo kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm trong nghiên cứu của TS Tùn, cho thấy rằng, một bộ phận không nhỏ SV ngay từ khi lựa chọn ngành học và trong quá trình học, đã không có một sự định hướng cụ thể và "cũng không được ai khuyên" về các nghề gắn với ngành học của mình. Việc SV tiếp cận và theo học chuyên môn hiện tại của mình đôi khi xuất phát từ một điều ngẫu nhiên, từ một kinh nghiệm gia đình, bè bạn hoặc chỉ đáp ứng được nhu cầu "có bằng đại học".

Sinh viên thất nghiệp do thiếu định hướng nghề - Hình 1

Sinh viên cần trang bị nhiều kỹ năng mới có khả năng tìm được việc làm ngay sau khi ra trường.

Doanh nghiệp thờ ơ với SV mới ra trường

Phân tích về chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo, bà Vũ Thu Hà, giám đốc công ty CP ứng dụng tâm lý Hoa Mặt Trời, cho biết: "Theo một thống kê, có đến 94% SV mới ra trường khi đi làm cần được đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Trong đó, các nội dung cần đào tạo lại có 92% về nghiệp vụ chuyên môn, 61% về kỹ năng mềm cơ bản, 53% về kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa... Điều đáng nói là trong quá trình tuyển dụng, không ít lần chúng tôi gặp phải đó là SV, kể cả những SV có bằng loại giỏi nhưng lại rất yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là những kỹ năng thực hành để bắt tay ngay vào công việc. Nhiều SV còn chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình, còn mơ hồ với năng lực và khả năng của mình cũng như không biết bản thân có phù hợp với nghề đã chọn nữa hay không".

Các chuyên gia cho biết một điểm yếu khác mà SV hiện nay thường mắc phải là khả năng ngoại ngữ, tin học và kỹ năng sử dụng các thiết bị văn phòng còn rất yếu kém. Nhiều SV bị trượt ngay từ vòng phỏng vấn do yếu kém ngoại ngữ và tin học văn phòng. Khi vào làm việc, nhiều SV lúng túng khi phải sử dụng những thiết bị như máy in, máy fax, máy photocopy... và điều này thường gây khó chịu cho nhà tuyển dụng.

Bà Hà cho rằng: "Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp tỏ ra thờ ơ với SV mới ra trường. Họ cho rằng phải mất nhiều thời gian để đào tạo lại SV tốt nghiệp từ những kỹ năng cơ bản như soạn thảo văn bản, gửi email cho đến giao tiếp, tác phong làm việc. Bù lại, họ tập trung tuyển chọn những cá nhân có nhiều kinh nghiệm làm việc để bắt tay ngay vào công việc của họ yêu cầu. Điều này trực tiếp làm giảm đi cơ hội có được việc làm cho các SV khi mới tốt nghiệp ra trường".

Bà Hà đề nghị: "Cần phải thay đổi hệ thống, phương pháp, nội dung giáo dục ngay tại các cơ sở đào tạo. Theo chúng tôi, hiện tại, các chương trình đào tạo tại các trường đại học mang tính hàn lâm, rập khuôn một chiều, ít gợi mở tính sáng tạo cho người học, quá trình giáo dục thiếu chủ động vì thế chúng cũng tạo ra nguồn nhân lực thụ động, với kiến thức cái gì cũng biết nhưng biết không đến nơi đến chốn. Cần có sự phối hợp và liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo và các đơn vị tuyểndụng. Về phía nhà trường, nên đưa chương trình đào tạo kỹ năng vào chương trình chính thức".

Đưa ra giải pháp nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm cho SV tốt nghiệp ra trường, TS. Phạm Mạnh Hà, khoa Tâm lý học, Trường ĐH KH XH&NV, cho rằng một trong những biện pháp mang tính khả thi cao nhằm giúp các SV nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp đó là trang bị ngay cho họ những kỹ năng mềm cần thiết (kỹ năng phỏng vấn xin việc, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng định vị bản thân...) trước khi các em tốt nghiệp ra trường. Ngoài các kiến thức chuyên môn, chuyên ngành thì SV cần được trang bịthêm những kiến thức và kỹ năng xã hội để có thể hòa nhập dễ dàng với thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp.

TS Hà kiến nghị: "Các chương trình tập huấn kỹ năng nên được tổ chức thường xuyên, có chất lượng ngay từ năm thứ nhất đến năm thứ tư với các nội dung tập huấn được sắp xếp phù hợp với tính chất của từng năm học. Ví dụ năm thứ nhất, SV cần được trang bị kiến thức và kỹ năng định vị bản thân và xây dựng mục tiêu nghề nghiệp, năm thứ tư SV lại cần được rèn các kỹ năng tìm kiếm việc làm và phỏng vấn xin việc... Chương trình tập huấn kỹ năng cần được bổ sung vào chương trình học tập chính khóa nhưng vì đây là một môn học mang tính thực hành cao do đó cần được các giảng viên chuyên nghiệp trong giảng dạy kỹ năng đảm nhiệm. Tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm biện pháp tác động này một cách nghiêm túc và khoa học để từ đó áp dụng vào chương trình đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng".

Hồng Hạnh

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nóng: Chồng minh tinh Trái Tim Mùa Thu đối diện án 5 năm tù vì xâm hại tình dục chị vợNóng: Chồng minh tinh Trái Tim Mùa Thu đối diện án 5 năm tù vì xâm hại tình dục chị vợ
12:51:19 25/12/2024
Bắt tài xế lùi xe khách làm chết người phụ nữ đang nghe điện thoạiBắt tài xế lùi xe khách làm chết người phụ nữ đang nghe điện thoại
15:35:39 25/12/2024
Sao nữ U50 khoe "visual" lão hóa ngược, đón Giáng sinh bên chồng trong căn penthouse gần 300 tỷSao nữ U50 khoe "visual" lão hóa ngược, đón Giáng sinh bên chồng trong căn penthouse gần 300 tỷ
13:02:01 25/12/2024
Cụ ông xuất hiện ở hành lang bệnh viện buổi tối, trên tay cầm 1 thứ khiến nữ y tá vừa thấy đã hốt hoảngCụ ông xuất hiện ở hành lang bệnh viện buổi tối, trên tay cầm 1 thứ khiến nữ y tá vừa thấy đã hốt hoảng
12:48:58 25/12/2024
Hồng Thanh giàu cỡ nào?Hồng Thanh giàu cỡ nào?
12:54:42 25/12/2024
Cuộc sống của Diễm My 9x sau 1 năm cưới chồng doanh nhânCuộc sống của Diễm My 9x sau 1 năm cưới chồng doanh nhân
12:57:16 25/12/2024
100.000 trẻ em gọi đến trung tâm quân sự hỏi "bao giờ ông già Noel đến nhà cháu"100.000 trẻ em gọi đến trung tâm quân sự hỏi "bao giờ ông già Noel đến nhà cháu"
10:40:43 25/12/2024
1 mỹ nam hạng A mất hút bất thường hơn 300 ngày, chuyện gì đã xảy ra?1 mỹ nam hạng A mất hút bất thường hơn 300 ngày, chuyện gì đã xảy ra?
14:28:09 25/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Belle Girlberry khoe bụng bầu 9 tháng, 'quẩy' cực sung trên sân khấu

Belle Girlberry khoe bụng bầu 9 tháng, 'quẩy' cực sung trên sân khấu

Sao châu á

16:35:29 25/12/2024
Dù chỉ còn 3 ngày nữa là sanh em bé, nữ ca sĩ Belle Girlberry người Thái vẫn vác bụng bầu vượt mặt lên sâu khấu biểu diễn khiến cộng đồng mạng không khỏi lo sợ cho sức khỏe của cả bé và mẹ.
Phương Lan - Phan Đạt xuất hiện trên show truyền hình hậu ồn ào

Phương Lan - Phan Đạt xuất hiện trên show truyền hình hậu ồn ào

Tv show

16:24:50 25/12/2024
Trước khi tuyên bố đường ai nấy đi , Phương Lan và Phan Đạt từng tham gia gameshow ca nhạc và dành cho nhau những lời ngọt ngào.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối nhiều món đậm đà, trôi cơm

Hôm nay nấu gì: Cơm tối nhiều món đậm đà, trôi cơm

Ẩm thực

16:20:27 25/12/2024
Cơm tối nhiều món đậm đà, trôi cơm. Bữa ăn giàu cả đạm lẫn rau này vừa ngon lại cân bằng dinh dưỡng, cả nhà sẽ rất thích.
Tạm giữ tài xế ô tô tải đi vào đường cấm, bỏ chạy khi thấy cảnh sát

Tạm giữ tài xế ô tô tải đi vào đường cấm, bỏ chạy khi thấy cảnh sát

Pháp luật

16:19:00 25/12/2024
Cơ quan công an ở Quảng Nam vừa tạm giữ hình sự tài xế ô tô tải đi vào đường cấm, không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, lái xe bỏ chạy và lạng lách đánh võng trên đường.
Căn hộ chỉ dành cho nam giới thuê với yêu cầu gây "sốc", phải có giấy chứng nhận của bác sĩ mới được ở: Chủ nhà tiết lộ lý do thú vị

Căn hộ chỉ dành cho nam giới thuê với yêu cầu gây "sốc", phải có giấy chứng nhận của bác sĩ mới được ở: Chủ nhà tiết lộ lý do thú vị

Lạ vui

15:58:06 25/12/2024
Mới đây, tại quận Tam Dân, thành phố Cao Hùng (Đài Loan, Trung Quốc), một chủ nhà đã đưa ra yêu cầu sốc trên trang web cho thuê nhà.
Người đàn ông 60 tuổi chi 6 tỷ để cưới vợ trẻ 25 tuổi

Người đàn ông 60 tuổi chi 6 tỷ để cưới vợ trẻ 25 tuổi

Netizen

15:56:05 25/12/2024
Để cưới được vợ trẻ kém 35 tuổi người đàn ông 60 tuổi này đã không hề tiếc nuối hay hối hận với số tiền tỷ đã bỏ ra làm sính lễ.
Nghi án ông Yoon nghe thầy bói rồi ban hành thiết quân luật?

Nghi án ông Yoon nghe thầy bói rồi ban hành thiết quân luật?

Thế giới

15:41:45 25/12/2024
Các hãng truyền thông cho hay Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Yoon Suk Yeol là một người mê bói toán và thời điểm ra thiết quân luật có thể phần nào mang yếu tố tâm linh.
Cảnh sát đập tường chữa cháy quán bar sau lưng Chợ Bến Thành

Cảnh sát đập tường chữa cháy quán bar sau lưng Chợ Bến Thành

Tin nổi bật

15:15:49 25/12/2024
Nhận tin, Phòng PC07 cùng Công an quận 1 đã điều động nhiều xe chữa cháy chuyên dụng cùng hàng chục cán bộ chiến sĩ có mặt, chia nhiều hướng tiếp cận đám cháy. Cảnh sát cũng leo lên căn nhà bên cạnh dùng búa đập tường để chữa cháy.
Cuộc sống của Thùy Anh sau biến cố bị cắt vai, đòi bồi thường 20 tỉ

Cuộc sống của Thùy Anh sau biến cố bị cắt vai, đòi bồi thường 20 tỉ

Sao việt

14:59:27 25/12/2024
Sau biến cố, Thùy Anh vẫn miệt mài với các hoạt động nghệ thuật. Bởi cô quan niệm: Dù có tin đồn hay câu chuyện có đi theo hướng nào thì việc tôi hiện diện, sống ra sao mới là điều quan trọng .
Cô gái Điện Biên lấy chồng cầu thủ nổi tiếng, sinh con đủ "nếp - tẻ", được chồng cưng chiều ở nhà lầu, xe sang

Cô gái Điện Biên lấy chồng cầu thủ nổi tiếng, sinh con đủ "nếp - tẻ", được chồng cưng chiều ở nhà lầu, xe sang

Sao thể thao

14:58:29 25/12/2024
Đình Trọng và vợ Huyền Trang vừa đón bé thứ hai chào đời, cặp đôi tổ chức lễ đầy tháng ấm cúng cho nhóc tỳ có biệt danh Nami mới đây. Trước đó, trung vệ Trần Đình Trọng và bà xã Huyền Trang kết hôn từ tháng 9/2023.
Danh ca Hương Lan hát 'Tình hoài hương' với dàn nhạc giao hưởng

Danh ca Hương Lan hát 'Tình hoài hương' với dàn nhạc giao hưởng

Nhạc việt

14:54:51 25/12/2024
Trong đêm nhạc lần này, Đức Trí vui mừng vì mời được danh ca Hương Lan về nước xuất hiện trong chương trình nhạc xuân của mình.