Không đào tạo từ xa ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe và giáo viên là hợp lý
Dự thảo quy chế đào tạo từ xa trình độ ĐH quy định không đào tạo từ xa đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, giáo viên.
Ảnh minh họa/ITN.
Giải pháp bảo đảm chất lượng ngành đặc thù
Nêu quan điểm cá nhân, ThS Nguyễn Vinh San, Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng), nhận định: Quy định không thực hiện đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên là rất hợp lý. Đây là lĩnh vực mà yếu tố đầu vào đang được ngành Giáo dục hết sức chú trọng trong thời gian qua, với các quy định riêng về ngưỡng đảm bảo chất lượng trong xét tuyển sinh ở hình thức đào tạo chính quy.
“Thông tư 10/2017/BGDĐT không có giới hạn các ngành không được đào tạo từ xa, tuy nhiên tôi cũng chưa thấy có trường nào đào tạo từ xa các ngành thuộc 2 lĩnh vực này”. ThS Nguyễn Vinh San chia sẻ và cho rằng: Bên cạnh nhóm ngành sức khỏe và giáo viên, một số lĩnh vực, nhóm ngành, ngành yêu cầu thực hành thực tế nhiều, thực tập cần phải có người hướng dẫn cũng cần phải được xem xét có nên đưa vào danh mục đào tạo hay không. Có thể đơn cử như: Báo chí, giao thông, xây dựng, cơ khí…
Các ngành này nếu chỉ đào tạo lý thuyết, tự học và xem thực hành mô phỏng sẽ rất khó để bảo đảm chất lượng đầu ra của sinh viên tốt nghiệp. Nếu chỉ giới hạn không đào tạo ở nhóm ngành sức khỏe và giáo viên thì nên quy định điều kiện cho các ngành có tính thực hành, hướng dẫn thực tế cao một cách chặt chẽ hơn để có được chất lượng trong đào tạo.
Liên quan đến vấn đề này, theo ThS Đỗ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Truyền thông, Trường ĐH Mở Hà Nội, đào tạo từ xa có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những điểm cần phải có giải pháp cụ thể để đảm bảo hiệu quả chất lượng. Trong đó, đặc biệt chú ý ở những ngành đòi hỏi kỹ năng nghề, kỹ năng thực hành cao.
Do vậy, đối với những ngành này cần có những yêu cầu riêng mang tính đặc thù. Hiện nay, dự thảo đưa ra “không thực hiện đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên” cũng là một giải pháp để đảm bảo chất lượng đối với các ngành đặc thù.
Video đang HOT
Ảnh minh họa/ITN.
Cần thiết có quy định mới về đào tạo từ xa
Từ năm 2017, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ ĐH theo Thông tư 10. Đây cũng là hành lang pháp lý để các cơ sở giáo dục và đào tạo triển khai công tác đào tạo từ xa được bài bản, hiệu quả theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng xã hội học tập.
Qua thời gian, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cũng như những tác động của yếu tố kinh tế, xã hội khác, rất cần thiết phải cập nhật Quy chế. Do vậy, sự ra đời của một văn bản mới phù hợp hơn là hết sức cần thiết với cả cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục và đào tạo.
Đưa quan điểm trên, ThS Đỗ Ngọc Anh đồng thời đánh giá dự thảo Quy chế lần này có nhiều điểm cập nhật. Trong đó đáng chú ý là việc quy định rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn các yêu cầu tối thiểu để một cơ sở giáo dục có thể thực hiện đào tạo từ xa. Điều này là cần thiết để việc đào tạo từ xa được tổ chức bài bản, hiệu quả, chất lượng.
“Đối với Trường ĐH Mở Hà Nội, chúng tôi đã có nhiều năm triển khai đào tạo từ xa, điều này cũng nằm trong sứ mạng khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Nhà trường năm 1993.
Việc người dân được tiếp cận với giáo dục ĐH một cách thuận tiện, xóa bỏ những cản trở về không gian và thời gian là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, việc phát triển đào tạo từ xa hay bất kỳ loại hình đào tạo nào cũng cần hướng đến tính hiệu quả, đảm bảo chất lượng.
Việc một số quy định trong Quy chế này rõ ràng hơn sẽ giúp các cơ sở giáo dục tổ chức đào tạo từ xa có hiệu quả hơn. Đặc biệt, một số đơn vị chưa có đủ các điều kiện đảm bảo thì cần có thời gian để tích lũy kinh nghiệm, đầu tư công nghệ và đội ngũ phù hợp trước khi tiến hành đào tạo từ xa, tránh việc đào tạo tràn lan, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của loại hình đào tạo này.” – ThS Đỗ Ngọc Anh chia sẻ
Hiện nay, tại Trường ĐH Mở Hà Nội đang triển khai lấy ý kiến của các cán bộ quản lý, nhà khoa học, giảng viên về dự thảo. Theo lộ trình của Bộ GD&ĐT, nhà trường sẽ có văn bản góp ý cụ thể sau khi xem xét kỹ lưỡng những tác động có thể có khi Quy chế được ban hành.
Đề xuất không đào tạo từ xa với ngành sức khỏe, giáo viên: Có lạc hậu?
Đề xuất không đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Không đào tạo từ xa với ngành sức khỏe, giáo viên
Bộ GDĐT vừa công bố dự thảo Thông tư ban hành quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học để lấy ý kiến góp ý của nhân dân tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ. Thời gian nhận ý kiến góp ý đến ngày 17/12.
So với quy định hiện hành tại Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT ban hành quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học, dự thảo bổ sung một số điểm mới về yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa.
Cụ thể, cơ sở đào tạo được thực hiện chương trình đào tạo từ xa đối với những ngành đã có quyết định cho phép mở ngành đào tạo và đã tuyển sinh tối thiểu 3 khóa liên tục theo hình thức chính quy.
Dự thảo nêu rõ cơ sở đào tạo không thực hiện đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên.
Đề xuất không đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Ngoài ra, dự thảo yêu cầu cơ sở đào tạo phải có trang thông tin điện tử được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết chất lượng giáo dục, công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng, công khai học phí và các khoản thu khác từ người học. Chương trình đào tạo từ xa đã được xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định của Bộ GDĐT và các quy định của quy chế này.
Bộ máy tổ chức và quản lý đào tạo từ xa bảo đảm quản lý, giám sát được quá trình giảng dạy, học tập, thi, kiểm tra, đánh giá và cấp bằng tốt nghiệp. Đơn vị chủ trì phụ trách chuyên môn chương trình đào tạo từ xa là đơn vị chủ trì phụ trách chuyên môn chương trình đào tạo chính quy (khoa hoặc bộ môn); có quy định, cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ và lấy ý kiến phản hồi từ người học và các bên liên quan khác.
Dự thảo bổ sung thêm yêu cầu về đội ngũ giáo viên giảng dạy. Theo đó, ngoài yêu cầu đội ngũ giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý đủ về số lượng và chất lượng; có đủ kiến thức, đã được bồi dưỡng về kỹ năng, phương pháp giảng dạy và quản lý đào tạo từ xa; dự thảo mới quy định giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy tối đa 30% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo từ xa,...
Đào tạo ngành sức khỏe, giáo viên phải kỹ lưỡng
Đề xuất không đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên trong dự thảo Thông tư ban hành quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học của Bộ GDĐT đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Được biết, ngành sư phạm, y khoa đã được nhiều trường tổ chức đào tạo từ xa trong nhiều năm nay. Với ngành đào tạo giáo viên, một số trường như Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức hình thức đào tạo này. Theo nhiều ý kiến, đào tạo từ xa mang lại thuận lợi cho giáo viên, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh như dịch Covid-19 vừa qua.
Giờ thực hành của sinh viên Trường Đại học Hòa Bình.
Trao đổi với với PV, GS.TS Phạm Tất Dong, nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, hiện nay chúng ta đang trong giai đoạn chuyển đổi số ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Mục tiêu xây dựng một nền giáo dục mở thì tất cả các ngành đều có thể đào tạo trực tuyến kể cả ngành đào tạo sư phạm, lĩnh vực sức khỏe và đại học phải là đơn vị tiên phong trong chuyển đổ số.
Tuy nhiên, về bài toán chất lượng đào tạo từ xa đối với hai ngành y khoa, sư phạm, theo GS.TS Phạm Tất Dong, đây thuộc trách nhiệm của đơn vị tổ chức đào tạo.
Về vấn đề này, PGS.TS Phan Túy, nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội, Trưởng khoa Dược Trường Đại học Hòa Bình nêu quan điểm không đồng tình với việc đào tạo từ xa với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, đào tạo sư phạm.
Theo PGS.TS Phan Túy, đào tạo từ xa là tạo cơ hội, cung cấp kiến thức cho người học. Trên cơ sở đó, người học tự phát triển, tự tìm hiểu, tự học và xây dựng cho mình một lượng kiến thức mới để phát triển. Đào tạo từ xa mang lại thuận lợi cho người học muốn nâng cao trình độ chuyên môn, nhưng với ngành sức khỏe, quá trình tự đào phải là sau khi người học có được nền tảng kiến thức vững vàng. Không phải người học nào sau khi được đào tạo từ xa cũng có thể tự xây dựng cho mình một nền tảng.
PGS.TS Phan Túy dẫn chứng, thực tiễn, có nhiều sinh viên được đào tạo trực tiếp ở các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe nhưng khi thực tế, tiêm ven còn không làm được. Bởi vậy, theo chuyên gia này, nhóm ngành sức khỏe không nên đào tạo từ xa, sẽ hạn chế về mặt tiếp cận kiến thức, kỹ năng thực hành... Nhóm ngành này cần phải được đào tạo kỹ lưỡng, cẩn thận và phải được tương tác trực tiếp với người dạy.
"Ngành học nào cũng cần thực tế, mà thực tế của ngành y sẽ tác động trực tiếp lên con người. Đương nhiên cái gì hỏng cũng đều không tốt nhưng máy hỏng có thể vứt được nhưng con người mà xảy ra rủi ro thì không thể...", PGS.TS Phan Túy nêu quan điểm.
Không đào tạo từ xa với ngành sức khỏe và giáo viên Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ không đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học. Bộ GD-ĐT dự kiến không...