Không đại gia dược nào sản xuất vaccine nCoV
Chưa hãng dược lớn nào thông báo sản xuất loại vaccine mà Viện Y tế Quốc gia Mỹ phát triển, khiến các quan chức thấy “khó khăn và phẫn nộ”.
Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Quốc gia Mỹ về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm bày tỏ sự bực bội với thực tế trên, khi bệnh do virus corona đã lấy mạng 1.369 người.
Điều này cũng cho thấy thử thách lớn trong việc đưa kết quả nghiên cứu, mà Viện Y tế Quốc gia Mỹ phối hợp với công ty sinh phẩm Moderna Therapeutics đã có, ra thành sản phẩm vaccine bán trên thị trường.
“Có các công ty có đủ năng lực làm được việc này, nhưng không phải lúc nào họ cũng dành sẵn lực lượng dự trữ để lập tức làm ra vaccine cho anh ngay khi anh cần”, Fauci phát biểu trước một diễn đàn của Viện Aspen.
Fauci cho rằng phải ít nhất một năm nữa vaccine ngừa virus corona mới có bán trên thị trường, đấy là trong kịch bản tốt, khi có một hãng dược lớn quyết định làm.
Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Quốc gia Mỹ về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm. Ảnh: Reuters
Vaccine mà NIH và Moderna phát triển sử dụng công nghệ mRNA, được Sáng kiến Liên minh Phòng ngừa Dịch bệnh (CEPI) tài trợ nghiên cứu. CEPI cũng đang cung cấp tài chính cho ba đối tác khác nghiên cứu vaccine phòng corona. Tuy nhiên không một đối tác nào trong số này có đủ năng lực như các công ty dược để có thể sản xuất vaccine với số lượng lớn.
Trên thực tế, nhiều hãng điều chế vaccine để chống chọi các khủng hoảng y tế chỉ có được thương phẩm khi dịch bệnh đã tắt. Họ gánh một đống chi phí khổng lồ bởi khi sản phẩm được cấp phép thì nhu cầu thị trường đã không còn. Doanh thu ngành vaccine toàn cầu đạt 54 tỷ USD năm ngoái, gấp đôi so với năm 2014, nhưng các đại gia dược vẫn ngại ngần.
Video đang HOT
“Làm ra vaccine hoặc thuốc cho những đợt khủng hoảng y tế là rất khó. Cần rất nhiều thời gian và tiền bạc”, ông Brad Concar, nhà đầu tư công nghệ sinh học Mỹ, nói. “Kể cả với những công ty thành công trong việc điều chế ra sản phẩm, lợi nhuận cũng ít, chứ không phải hàng tỷ USD như mọi người vẫn tưởng tượng”.
Pfizer, Merck, GlaxoSmithKline (GSK) và Sanofi chưa đề cập ý định làm vaccine nCoV kể từ khi đại dịch bùng phát. “Không một ai trong bốn đại gia cho thấy mong muốn đầu tư cả”, tiến sĩ Ellen ‘t Hoen, giám đốc luật và chính sách y tế tại Đại học Y Groningen ở Amsterdam, nói.
Một trong các lý do khiến vaccine trở nên tốn kém là quá trình cấp phép rất dài hoặc dễ bị rút phép.
Vaccine ngừa cúm lợn do GlaxoSmithKline sản xuất từng được tiêm cho 6 triệu người Mỹ trong mùa dịch 2009-10, nhưng đã bị ngừng lưu hành sau đó do tác dụng phụ gây buồn ngủ nhiều lần trong ngày cho một số người.
Vaccine ngừa Ebola do Merck sản xuất, được sử dụng theo kiểu “thử nghiệm” khắp Guinea, Tây Phi, năm 2015 khi dịch nổ ra. Đến cuối năm ngoái nó mới được Cơ quan quản lý Thực phẩm Dược phẩm Mỹ cấp phép.
“Khi chúng tôi làm về Ebola, có một đại gia vaccine tham gia và cũng chi rất nhiều tiền nhưng giờ họ rút rồi”, Fauci nói.”Sẽ khó mà kéo được các hãng lớn làm việc này”.
Một vài hãng dược khác bắt đầu có động thái trong cuộc chiến với corona. Johnson & Johnson hôm qua tuyên bố quan tâm đến việc phát triển vaccine, và có thể sẽ hợp tác với một cơ quan nghiên cứu của Cục dịch vụ Y tế và Nhân đạo Mỹ. Giám đốc bộ phận vaccine của hãng, ông Rick Bright, phát biểu: “Tốc độ là điều quan trọng để cứu mạng nhiều người và giảm thiểu lây lan virus”.
Thục Linh – Thùy An
Theo Stat News, BBC/VNE
Tại sao một số người có khả năng chống cúm tốt hơn người khác?
Tại sao một số người có khả năng chống lại bệnh cúm tốt hơn những người khác?
Những người tiếp xúc lần đầu với chủng virus cúm nào khi còn nhỏ thì có khả năng tốt hơn để chống lại chủng virus cúm đó hoặc chủng virus cúm tương tự, trong suốt cả cuộc đời - Ảnh minh họa: Shutterstock
"Dấu ấn miễn dịch"
Một phần của câu trả lời, theo một nghiên cứu mới, có liên quan đến chủng cúm đầu tiên chúng ta mắc phải trong thời thơ ấu, theo Science Daily.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLoS Pathogens đã đưa ra lời giải thích cho lý do tại sao một số người mắc bệnh nặng hơn những người khác khi bị nhiễm cùng một loại virus cúm và các phát hiện có thể giúp đưa ra các chiến lược để giảm thiểu ảnh hưởng của cúm.
Một nhóm bao gồm một số nhà khoa học từ Đại học California, Los Angeles và Arizona (Mỹ), đã báo cáo rằng việc tiếp xúc lần đầu với virus cúm trong thời thơ ấu sẽ giúp họ chống lại virus cúm có liên quan trong suốt cuộc đời sau này.
Các nhà sinh học gọi việc tiếp xúc với virus cúm khi còn nhỏ sẽ quyết định phản ứng đối với các bệnh nhiễm trùng khi lớn lên là "dấu ấn miễn dịch".
Những chủng virus cúm gây lan truyền bệnh nặng và tử vong ở người là mối quan tâm toàn cầu vì chúng có thể gây đột biến cho phép chúng không chỉ lây nhiễm từ động vật sang người, mà còn lây lan nhanh từ người sang người, theo Science Daily.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học từ Đại học California, Los Angeles và Đại học Arizona (Mỹ) đã điều tra xem dấu ấn miễn dịch có thể giải thích phản ứng của một người đối với các chủng cúm đang lưu truyền và mức độ lây lan và nghiêm trọng do cúm gây ra ở các độ tuổi khác nhau.
Để theo dõi các chủng virus cúm khác nhau ảnh hưởng đến mọi người ở các độ tuổi khác nhau như thế nào, nhóm nghiên cứu đã phân tích hồ sơ sức khỏe mà Cơ quan Dịch vụ Y tế Arizona (Mỹ) có được từ các bệnh viện và bác sĩ tư nhân.
Kết quả là dữ liệu hồ sơ sức khỏe đã tiết lộ một mô hình: Những người tiếp xúc lần đầu với chủng virus cúm nào khi còn nhỏ thì có khả năng tốt hơn để chống lại chủng virus cúm đó hoặc chủng virus cúm tương tự, trong suốt cả cuộc đời.
Hy vọng có vắc xin chống được nhiều chủng cúm
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng bằng cách nghiên cứu sự khác biệt về khả năng miễn dịch chống lại bệnh cúm, họ có thể phát hiện ra manh mối hữu ích cho sự phát triển vắc xin phổ quát, chống được nhiều chủng cúm.
Các nhà nghiên cứu cũng hy vọng rằng những phát hiện này có thể giúp dự đoán nhóm tuổi nào có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong các mùa cúm, dựa trên chủng loại cúm lưu hành trong quá khứ. Từ đó họ có biện pháp bảo vệ thích hợp, theo Science Daily.
Nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Y tế Quốc gia Mỹ, Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ.
Năm 2018, Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ đã công bố một kế hoạch chiến lược để phát triển một loại vắc xin cúm phổ quát.
Các đồng tác giả của nghiên cứu là Rebecca Bridge, thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ.
Theo Thanh niên
Dịch Corona sẽ thành đại dịch toàn cầu? Các nhà khoa học và chuyên gia vẫn đang xem xét khả năng dịch Corona sẽ bùng phát thành đại dịch toàn cầu. Các chuyên gia vẫn đang xem xét các yếu tố mới có thể khẳng định dịch Corona là đại dịch toàn cầu. Ảnh: AP Tờ The New York Times đưa tin tuần trước Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)...