Không còn tình trạng “cầm tay chỉ việc” các nhà trường
Nghị quyết 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đã có hiệu ứng tích cực đến giáo dục của các địa phương, trong đó có công tác quản lý nhà trường. Đây cũng là cơ sở lý luận quan trọng để các địa phương triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới trong thời gian tới.
Tại tỉnh Thái Nguyên, đội ngũ giáo viên lớp 1 cơ bản đã ổn định và sẵn sàng đón nhận Chương trình, sách giáo khoa mới. Ảnh: Một lớp học của Trường tiểu học số 2 Vân Hán (Đồng Hỷ)
Xung quanh vấn đề này, phóng viên báo Giáo dục & Thời đại đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Hưng – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên.
* Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả nổi bật gì?
- Ông Nguyễn Văn Hưng: Một trong những kết quả nổi bật của ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên kể từ sau khi thực hiện Nghị quyết 29 – NQ/TW đó là đã đáp ứng được yêu đến trường của người học từ bậc mầm non.
Hiện nay, tỷ lệ trẻ em học sinh mẫu giáo được đến trường đạt trên 95%. Đó là một trong những kết quả đầu tiên đạt được mà giai đoạn trước chưa làm được. Để huy động được trẻ đến trường thì từ nhận thức của đội ngũ giáo viên đã thay đổi, điều kiện đảm bảo của nhà trường chú trọng.
Trong năm vừa, tại tỉnh Thái Nguyên đã có cơ chế rất riêng đó là, bổ sung cho các trường mầm non trên 3.00 vị trí trong khi điều kiện kinh tế vẫn còn khó khăn.
Video đang HOT
* Nghị quyết 29 đã tác động như thế nào đến công quản lý nhà trường trong thời gian qua trong thời gian qua?
- Ông Nguyễn Văn Hưng: Chúng tôi đánh giá công tác quản lý nhà trường tương đối ổn định, đặc biệt là đánh giá về quản lý, về chuẩn hiệu trưởng và chuẩn giáo viên. Hiện nay, cán bộ quản lý có tỷ lệ trên chuẩn rất cao, xấp xỉ 90%, giáo viên tiếp cận đến ngưỡng 80%.
Cùng với đó, các cán bộ quản lý rất sáng tạo. Chúng tôi giao quyền tự chủ rất lớn cho các nhà trường, để họ được chủ động phát triển chương trình trong các nhà trường. Theo đó sẽ không còn tình trạng “ cầm tay chỉ việc” mà các nhà trường có thể điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với thực tiễn trên cơ sở chương trình mà Bộ GD&ĐT đã quy định.
Ông Nguyễn Văn Hưng – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên
* Thời hạn triển khai áp dụng Chương trình, sách giáo khoa mới đang đến gần, vậy Sở GD&ĐT đã có bước chuẩn bị như thế nào về đội ngũ giáo viên để đáp ứng với mục tiêu đặt ra?
- Ông Nguyễn Văn Hưng: Tại tỉnh Thái Nguyên, đội ngũ giáo viên lớp 1 cơ bản đã ổn định và sẵn sàng đón nhận Chương trình, sách giáo khoa mới. Riêng đối với các thầy, cô giáo đầu cấp lớp 6, lớp 10 thì Sở GD&ĐT đang xây dựng đội ngũ cốt cán để họ có thể dạy thí điểm hoặc dạy học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Ngoài ra, Sở cũng phối hợp với Trường ĐH Sư phạm để xây dựng chương trình bồi dưỡng, đào tạo lại giáo viên. Hiện Sở đã lấy ý kiến của giáo viên ở cơ sở về nhu cầu đào tạo, đào tạo lại và nguyện vọng bồi dưỡng trước khi Chương trình, sách giáo khoa mới được triển khai áp dụng.
* Còn về cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới thì sao – thưa ông?
- Ông Nguyễn Văn Hưng: Theo khảo sát hiện nay, với 80% số trường đạt chuẩn quốc gia thì những điều kiện cơ bản nhất của cơ sở vật chất cũng tương đối được đảm bảo. Sở GD&ĐT cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục đầu tư cho các đơn vị trường học, đặc biệt là khối trường thuộc cấp huyện để sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất.
Theo đó, sẽ đầu tư theo hướng phát triển, mở rộng các nhà trường và kiên cố hóa trường lớp. Mặt khác, quan tâm đến các phòng học chức năng, đặc biệt là các phòng thí nghiệm của trường THCS, THPT nhằm hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Xin cảm ơn ông!
Minh Phong (thực hiện)
Theo giaoducthoidai.vn
Đổi mới phương pháp dạy học thực hiện chương trình mới
Thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học nhằm chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ảnh minh họa/internet
Đây là một nội dụng trong Kế hoạch thực hiện công tác quản lý nhà nước về thanh niên năm 2018 của Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh.
Cũng trong kế hoạch này, Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị chủ động lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình phát triển thanh niên của thành phố kế hoạch pháp triển giáo dục của Ngành năm 2018 chú trọng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
Quy hoạch mạng lưới trường lớp, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tạo điều kiện và đẩy mạnh việc xây dựng, nâng cấp, sửa chữa trường lớp; đẩy mạnh việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tại các quận huyện.
Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống trường lớp đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt quan tâm đến các trường ở khu vực vùng ven, nông thôn, khu vực có mức độ tăng dân số cơ học cao, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nội dung đào tạo các trường ngoài công lập.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, vận dụng các nguồn lực xã hội nhằm đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài.
Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đưa nhiều mô hình dạy và học tiên tiến trên thế giới vào ứng dụng trong thực tiễn.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đẩy mạnh tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường, thành lập các câu lạc bộ kỹ năng.
Lập Phương
Theo giaoducthoidai.vn
Bình Định: Trường thu "khống" hơn 130 triệu đồng tiền ăn của học sinh bán trú Cơ quan chức năng huyện Hoài Nhơn (Bình Định) vừa có kết luận thanh tra, đồng thời yêu cầu Trường Tiểu học số 2 Tam Quan Bắc phải trả lại số tiền hơn 130 triệu đồng cho cha mẹ học sinh vì đã thu tăng số ngày ăn ở thực tế trong 2 năm học. Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn (Bình Định)...