Không còn kỳ thi THPT quốc gia: Trường H, thí sinh có kịp trở tay?
Bộ GD&T trình Chính phủ phương án kỳ thi THPT năm 2020. iểm đáng chú ý nhất là kết quả của kỳ thi này không còn mục tiêu làm căn cứ xét tuyển đại học (H). Quyết định này diễn ra trong bối cảnh thời gian chuẩn bị còn quá ngắn nên thí sinh và các trường H đang thực sự lúng túng.
Thí sinh năm nay chịu nhiều áp lực vì quá nhiều kỳ thi tuyển sinh H? Ảnh: Như Ý
Số phận thí sinh tự do thế nào?
Hôm qua (22/4), trường ĐH Kinh tế quốc dân, đã họp Hội đồng tuyển sinh để có những phương án điều chỉnh phù hợp cho việc tuyển sinh ĐH năm 2020. PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo cho biết các trường hoàn toàn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển ĐH. “Kết quả điểm của thí sinh vẫn cùng mặt bằng chung, do đó vẫn đảm bảo chất lượng và sự công bằng. Việc các trường tổ chức thi riêng không giải quyết được nhiều vấn đề”, PGS Bùi Đức Triệu nói.
Do đó, theo ông Triệu, trường ĐH Kinh tế quốc dân sẽ không tổ chức kỳ thi riêng mà sẽ giữ ổn định như những năm trước, tức là sẽ lấy kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 là một trong những phương thức tuyển sinh.
Trước thông tin này, nhiều thí sinh tự do băn khoăn không biết năm nay số phận các em sẽ được quyết định như thế nào. Em Nguyễn Hữu Lâm Phi, thí sinh tự do tại Hà Nam cho biết đã tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2019 và đã tốt nghiệp nhưng không đủ điểm để trúng tuyển vào ĐH Kinh tế quốc dân.
Em dự định năm nay sẽ thi tiếp. Thế nhưng khi nhận được thông tin trường ĐH Kinh tế quốc dân xét tuyển bằng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT thì em lo lắng không biết mình có cơ hội tham gia xét tuyển hay không. Vì kỳ thi năm nay chỉ phục vụ xét tốt nghiệp, thí sinh đã tốt nghiệp năm 2019, năm nay muốn dự thi để tham gia xét tuyển vào các trường ĐH lấy kết quả từ kỳ thi này có được tham gia hay không? Băn khoăn của Lâm Phi cũng được nhiều thí sinh chia sẻ.
TS Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho hay, việc điều chỉnh kỳ thi THPT 2020 theo hướng chỉ xét tốt nghiệp như phương án mà Bộ GD&ĐT đưa ra thực tế không sai với Luật Giáo dục, Luật Giáo dục ĐH nhưng lại làm khó thí sinh vì đột ngột thay đổi. Tuy nhiên, điều chỉnh này không chỉ khiến nhiều trường ĐH bị động trong xét tuyển mà sẽ “gây khó” cho học sinh, đặc biệt là dễ tạo ra sự không công bằng với học sinh có học lực khá, giỏi, chăm chỉ học tập từ đầu năm đến nay.
Lập nhóm tuyển sinh
Theo thống kê, hiện có khoảng 20% các trường ĐH có thể tự tổ chức tuyển sinh riêng; 28% các trường sử dụng học bạ của thí sinh để tuyển sinh; hơn 50% số trường còn lại có 5 tháng để chuẩn bị kế hoạch tuyển sinh của mình. Phương án mà nhiều chuyên gia đưa ra đó là các trường ĐH sẽ lập nhóm để tuyển sinh. GS.TS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội cho biết sắp tới, khối các trường Y dược, sức khỏe sẽ có một cuộc họp liên quan đến tuyển sinh của nhóm trường này năm nay.
Video đang HOT
Theo nhận định của lãnh đạo trường ĐH Y Hà Nội, vì kỳ thi chỉ phục vụ xét tốt nghiệp, nên đề thi không có tính chất phân loại; Nếu khối sức khỏe căn cứ vào kết quả này để tuyển sinh quả thực chưa đảm bảo tính chất sàng lọc, lựa chọn đúng thí sinh để đáp ứng yêu cầu đào tạo. Do vậy, theo GS Tạ Thành Văn, dự kiến tổ chức một kỳ thi riêng cho các trường khối ngành Y dược, sức khỏe. Cả nhóm sẽ thi chung đề, điểm xét tuyển sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của mỗi trường. Các trường ĐH trong nhóm đứng ra tổ chức thi nên đảm bảo tính công bằng, nghiêm túc, giảm thiểu mọi tiêu cực.
Tuy nhiên, cũng theo GS Tạ Thành Văn, khó khăn lớn nhất của các trường trong nhóm hiện nay là đề thi. Vì vậy, nhóm mong muốn Bộ GD&ĐT hỗ trợ vấn đề này. Một khó khăn nữa là về kinh phí tổ chức thi. Những năm trước, khi còn kỳ thi THPT quốc gia, ngân sách nhà nước hỗ trợ phần lớn, các trường ĐH chỉ thêm vào. Chính vì vậy, GS Tạ Thành Văn mong muốn Bộ cho phép các trường được tự hoạch toán thu chi đối với kỳ tuyển sinh riêng.
Còn GS.TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Thương mại cho rằng, với phương án mà Bộ GD&ĐT đưa ra thì việc tuyển sinh của các trường ĐH năm 2020 có thể diễn ra theo các hướng: Một số trường vẫn tuyển sinh theo phương án xét tuyển thông qua học bạ như những năm trước; Một số trường sẽ tuyển sinh căn cứ vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020; Một số trường ĐH lớn có uy tín đã công bố sẽ tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển.
Tuy nhiên, theo GS Đinh Văn Sơn, thí sinh sẽ phải tham gia bao nhiêu đợt thi của các trường? (vì thí sinh có nhiều nguyện vọng); nếu thí sinh dùng kết quả thi của trường này để xét tuyển vào trường khác thì có được chấp nhận hay không? Chi phí tổ chức thi, các trường tính toán với nhau thế nào?…
GS Đinh Văn Sơn cũng thừa nhận một câu hỏi muôn thủa đối với các trường trong mùa tuyển sinh năm nay là tình trạng thí sinh ảo sẽ giải quyết ra sao khi các trường tổ chức thi độc lập cũng đồng nghĩa không có các “nhóm xét tuyển” như những năm trước nữa.
GS Sơn đề xuất 2 phương án mà theo ông là tối ưu nhất cho tuyển sinh đại học 2020. Đó là Bộ chủ trì một kỳ thi “3 chung rút gọn” (rút gọn đợt thi, rút gọn số môn thi). Phương án này sẽ thuận lợi nhất cho các trường trong bối cảnh hiện nay. Cùng với đó nhất thiết phải hình thành các nhóm xét tuyển như năm trước để hạn chế tình trạng thí sinh ảo.
Hoặc Bộ GD&DT cần có sự chỉ đạo, hỗ trợ cho các trường đại học trong công tác tuyển sinh năm 2020 theo hướng các trường ĐH có cùng khối ngành đào tạo hoặc có các tổ hợp môn thi xét tuyển giống nhau cần hợp tác tổ chức kỳ thi chung của các trường đó.
“Không nên mỗi người mỗi ngựa, mạnh ai người đó chạy. Khi xây dựng phương án tuyển sinh cần tính đến quyền lợi của thí sinh. ây có thể coi là giải pháp tình huống trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Và nếu nhìn xa hơn thì có thể coi là thời kỳ chuyển tiếp quá độ để tiến tới các trường đại học tự chủ hoàn toàn trong công tác tuyển sinh”, Giáo sư Đinh Văn Sơn nói.
NGHIÊM HUÊ
Chuyên gia: Nên có nhiều phương án dự phòng nếu phải bỏ thi THPT quốc gia
Theo chuyên gia, diễn biến dịch COVID-19 hiện vẫn phức tạp, nếu phải bỏ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT cũng cần tính toán các phương án dự phòng.
Nên có phương án dự phòng nếu bỏ thi THPT quốc gia
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Bộ GD&ĐT cho rằng, Bộ cần có nhiều phương án dự phòng với kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 tuỳ tình hình thực tế.
Theo TS Khuyến, ở một số nước bỏ kỳ thi THPT quốc gia và giao cho địa phương công nhận tốt nghiệp, bởi họ có hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông rất tốt, còn tại Việt Nam, bệnh thành tích vẫn rất nặng, để địa phương tự quyết định sợ không đảm bảo công bằng, dễ phát sinh tiêu cực.
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Bộ GD&ĐT
Do đó, TS Khuyến cho rằng, trước tình thế hiện nay, vẫn có thể giữ kỳ thi THPT quốc gia. Trong trường hợp bất khả kháng, dịch bệnh kéo dài, biện pháp cách ly xã hội còn chưa được dỡ bỏ nên thí sinh không thể đến điểm thi, thì mới phải thay thế thi bằng một phương án công nhận tốt nghiệp phù hợp.
"Nhưng Bộ GD&ĐT nên tính toán đề thi giảm mạnh phần câu hỏi nâng cao, chỉ tập trung thi các nội dung cơ bản. Các nội dung học kỳ 2 không học thì không đưa vào đề thi. Học sinh học được đến đâu thi đến đó", TS Khuyến gợi ý.
Trong thời điểm học sinh vẫn đang nghỉ học như hiện nay, TS Khuyến cho rằng, gia đình và xã hội cần cố gắng động viên các em để dù dịch phải nghỉ đến trường nhưng học sinh không nghỉ học. Các địa phương cũng cần quan tâm để chọn giải pháp phù hợp, đảm bảo việc dạy học từ xa. Nếu thấy dạy qua internet không hiệu quả thì phải chuyển sang dạy trên truyền hình.
Cùng với đó Bộ GD&ĐT và Bộ Thông tin và Truyền thông phải khẩn trương đưa các chương trình của tất cả các cấp học phổ thông lên mạng lưới truyền hình của cả nước như đã cam kết.
Trước nhiều ý kiến thắc mắc, nếu không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia thì việc tuyển sinh sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng do phần đa các trường lâu nay vẫn tham khảo kết quả của kỳ thi để xét tuyển.
TS Lê Viết Khuyến cho rằng, Luật Giáo dục Đại học quy định việc tuyển sinh là quyền của các trường đại học. Các trường có thể tổ chức thi hoặc chỉ dựa vào xét tuyển, hoặc kết hợp thi và xét tuyển,... Năm nay Trường Đại học Bách Khoa đã tiên phong trong việc tổ chức thi riêng. Các năm trước đây nhiều trường đã áp dụng phương án xét tuyển để tuyển sinh.
Đủ thời gian để học và ôn thi
Ông Lương Văn Việt, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương cho biết, từ ngày 2/3, tỉnh đã cho học sinh THPT đi học trở lại. Tính đến khi phải nghỉ học để thực hiện lệnh cách ly toàn xã hội thì học sinh THPT của tỉnh đã học tập trung tại trường đuọc 4 tuần.
"Rà soát chương trình tinh giản của Bộ, chúng tôi tính toán khối lượng kiến thức còn phải dạy ở các môn học lớp 12 nhiều nhất là 11 tuần, môn ít nhất cần 4 tuần. Nếu học sinh đi học trở lại từ tháng 5 thì thoải mái thời gian để dạy học và ôn thi THPT quốc gia cho các em", ông Việt nói.
Ông Việt cũng cho rằng, nếu quyết định không tổ chức thi THPT quốc gia sẽ khiến học sinh không có động lực học tập tiếp các nội dung kiến thức còn lại của học kỳ 2 và sẽ có nhiều hệ luỵ liên quan đến các trường đại học, chất lượng học sinh.
Nếu giữa tháng 5 bắt đầu đi học trở lại, học sinh vẫn có đủ thời gian để ôn luyện và chuẩn bị tốt cho kì thi THPT quốc gia 2020.
Ông Nguyễn Thế Bình, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang cho biết, học sinh của tỉnh đã đi học ở trường được 3 tuần trước khi nghỉ giãn cách xã hội. Do đó tiến độ thực hiện chương trình của tỉnh nhanh hơn một số địa phương như Hà Nội, TP.HCM khi học sinh phải nghỉ học suốt từ Tết đến nay.
Với chương trình đã tinh giản của Bộ GD&ĐT, học sinh lớp 12 của tỉnh Hà Giang sẽ cần 6-8 tuần nữa là hoàn thành kế hoạch năm học. Do đó, mốc 15/7 kết thúc năm học, tỉnh hoàn toàn đáp ứng được.
Theo ông Bình, Sở GD&ĐT Hà Giang đã tính toán, nếu trước 10/5 học sinh đi học trở lại thì chỉ cần dạy bài mới trên trường là đủ hoàn thành chương trình, đảm bảo công bằng cho học sinh.
Mặc dù hiện nay tỉnh chưa áp dụng dạy bài mới trên internet bởi đặc thù vùng núi nhiều khu vực khó khăn, học sinh không tiếp cận được hình thức học tập này. Ở những khu vực đó, hiện nay giáo viên đang duy trì việc ôn tập bài cũ cho học trò bằng cách giao phiếu bài tập để các em hoàn thành bài.
Ông Bình cũng cho rằng, việc tổ chức thi sẽ khiến học sinh và giáo viên nỗ lực hơn trong việc trang bị kiến thức. Chất lượng nguồn nhân lực cung cấp cho đất nước từ lứa học sinh này theo đó cũng được đảm bảo.
"Chúng ta phải nhìn dài hơn vào chất lượng nguồn nhân lực tương lai và vì chính quyền lợi của học sinh khi được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc học tập hoặc làm việc trong tương lai để đưa ra những quyết định liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia này", ông Bình nói.
Hà Cường
'Học sinh không nên có tâm lý chờ bỏ thi THPT quốc gia 2020' TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, cho rằng cần có nhiều phương án cho kỳ thi THPT quốc gia năm nay. Một trong hai kịch bản cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 của Bộ GD&ĐT là không thể diễn ra như mọi năm, nếu dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài. TS Lê...