Không còn chỗ cho hòa giải nếu Mỹ tấn công Syria
Việc Mỹ viện cớ lo ngại về kho vũ khí hóa học để tấn công Syria có thể làm cho cuộc chiến lan rộng trong khu vực Trung Đông.
Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 18 tháng nay tại Syria làm hơn 23.000 người thiệt mạng (theo số liệu thống kê của Tổ chức Nhân quyền Observatory của Syria), đang khiến cộng đồng quốc tế như “ngồi trên đống lửa” vì chưa tìm ra được giải pháp hữu hiệu nhằm chấm dứt chiến tranh tại nước này.
Trong khi đó, những cuộc giao tranh giữa lực lượng quân đội của Chính phủ Syria và phe nổi dậy vẫn diễn ra hàng ngày, gây thêm nhiều thương vong cho dân thường và trẻ em.
Quân nổi dậy với súng phòng không ở thành phố Aleppo (Ảnh: CNN)
Không dễ áp dụng lệnh cấm bay tại Syria
Mặc dù trong những ngày gần đây, lực lượng quân đội Syria tuyên bố đã giành lại được thành phố Damascus và Aleppo nhưng phe nổi dậy tại nước này vẫn rất “rắn” với quyết tâm không chịu lùi bước. Điều này được thể hiện rõ khi mới đây, phe nổi dậy đã cầu cứu Mỹ và các nước phương Tây hỗ trợ cung cấp thêm vũ khí và kêu gọi các cường quốc thực hiện vùng cấm bay ở Syria giống như ở Libya trước đây. Lời kêu gọi này được đưa ra ít ngày khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang cân nhắc một loạt biện pháp nhằm giúp đỡ phe nổi dậy Syria, trong đó có biện pháp áp đặt lệnh cấm bay.
Thực tế trong tháng 3/2011,Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã từng áp dụng lệnh cấm bay tại Libya. Lệnh cấm bay này đã góp phần giúp phe nổi dậy tại Libya lật đổ chính quyền của cố Tổng thống Muammar Gaddafi một cách dễ dàng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đối với Syria, việc áp đặt lệnh cấm bay khó khả thi khi một số nước đồng minh của Syria kịch liệt phản đối phương án này.
Mới đây, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lên tiếng phản đối áp đặt lệnh cấm bay và cho rằng, đây là việc làm vi phạm chủ quyền của Syria. Ông Lavrov cũng cảnh báo rằng, hành động này sẽ chỉ khiến cho việc giải quyết cuộc chiến tại nước này trở nên rắc rối thêm.
Ngoài ra, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast cũng vừa lên tiếng phản đối kế hoạch của Mỹ về thiết lập vùng cấm bay tại Syria. Ông Mehmanparast cho rằng, hành động này là một mưu đồ đáng lo ngại của Mỹ và đồng minh nhằm chuẩn bị tiến tới can thiệp quân sự vào Syria. Hành động này cũng cho thấy, Mỹ đang gây tổn hại đến sự phát triển của khu vực Trung Đông và có thể Mỹ sẽ lặp lại kịch bản Libya tại Syria.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran cũng kêu gọi các nước trong khu vực ngăn chặn hành động này của Mỹ và các nước phương Tây.
Trên bình diện quốc tế, Mỹ và đồng minh đang vấp phải sự phản đối của Nga, Trung Quốc và Iran khi có kế hoạch thực hiện lệnh cấm bay ở Syria. Còn xét về khía cạnh quân sự, hiện hệ thống phòng không của Syria được đánh giá là tinh vi gấp 5 lần so với Libya. Tất cả các hệ thống phòng không này đều được dàn trận trên biên giới phía Tây Syria- nơi tập trung đông dân cư.
Trong cuộc điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ hồi tháng 3/2012, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey cho rằng: Để bảo vệ vùng cấm bay ở Syria sẽ mất một khoảng thời gian dài cũng như số lượng đáng kể máy bay. Và cho dù có tiêu diệt được hệ thống phòng không của Syria thì cũng đồng nghĩa với lượng dân thường thiệt mạng sẽ rất lớn.
Nếu con số thương vong do lệnh cấm bay tại Syria lớn ngoài sức tưởng tượng thì Mỹ và đồng minh sẽ không tránh khỏi sự phản đối và lên án mạnh mẽ từ phía cộng đồng quốc tế.
Lấy con bài vũ khí hóa học làm cớ để tấn công
Thực chất, khi cân nhắc áp dụng lệnh cấm bay ở Syria, Mỹ và các đồng minh đang có kế hoạch chuẩn bị tiến tới can thiệp quân sự vào nước này. Điều này đã được khẳng định khi ngày 20/8, Tổng thống Brack Obama đe dọa sẽ phát động tấn công nếu Syria triển khai sử dụng kho vũ khí hóa học. Đây được coi là sự thay đổi về quan điểm của Tổng thống Obama sau nhiều tháng sử dụng biện pháp đối thoại ngoại giao và chính trị để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria.
Lực lượng phòng không Syria được tổ chức thành Bộ tư lệnh riêng nằm trong lực lượng vũ trang Syria. Quân số thường trực lực lượng phòng không gồm 40.000 người với 25 lữ đoàn phòng không, trang bị chủ yếu các hệ thống tên lửa và radar cảnh giới do Liên Xô (Nga) sản xuất. Các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung – xa mà Syria đang sở hữu gồm: S-75 Dvina, S-125 Pechora, S-200 và 2K12 Kurb (SA-6). Về số lượng các hệ thống gồm có: 37 tổ hợp phòng không S-75 Dvina, 39 tổ hợp S-125 Pechora, 5 tổ hợp S-200 cùng 50 tổ hợp 2K12 Kurb đang hoạt động. Các hệ thống tên lửa phòng không của Syria được bố trí trong 6 khu vực phòng không chiến lược. Sáu khu vực này gồm 3 khu vực quanh 3 thành phố lớn là Homs, Halab và thủ đô Damascus, vùng căn cứ không quân Tiyas, vùng ven biển Địa Trung hải và khu vực tiếp giáo với cao nguyên Golan. Theo Aus Airpower
Theo đánh giá của các nhà phân tích, Syria được coi là một trong những nước sở hữu vũ khí hóa học lớn nhất thế giới. Kho vũ khí này có chứa những chất độc hại như: hơi cay, khí Sarin- chất độc hóa học tấn công hệ thần kinh trung ương, cyanide và các chất gây rộp da như khí Iperit…
Vũ khí hóa học đang được cất giấu ở hàng chục địa điểm nằm rải rác khắp Syria và được lực lượng quân đội nước này canh giữ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, nếu chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ, liệu những loại vũ khí hóa học có ở lại Syria hay không là điều không thể tiên đoán được.
Với lý do trên, Mỹ và đồng minh là Israel đã từng bày tỏ lo ngại về khả năng các loại vũ khí này rơi vào tay phong trào vũ trang Hezbollah ở Lebanon hoặc các tổ chức khủng bố như al-Qaeda.
Để ngăn chặn nhóm vũ trang Hezbollah và lực lượng khủng bố có trong tay các loại vũ khí hóa học, trong tháng 7/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak cũng đã tuyên bố sẵn sàng can thiệp quân sự để bảo vệ kho vũ khí hóa học ở Syria.
Rõ ràng, Mỹ đang viện cớ và dùng chiêu bài không thể kiểm soát được các loại vũ khí hóa học để phát động cuộc tấn công Syria. Và nếu khi bị dồn vào đường cùng thì Chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sẽ sử dụng kho vũ khí hóa học để trả đũa. Điều này đã được Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Jihad Makdissi nhấn mạnh trong một phát biểu hồi tháng 7/2012 rằng, Syria sẽ không sử dụng các vũ khí hóa học và vũ khí trái quy ước khác trừ phi bị nước ngoài tấn công.
Tổng thống Bashar al-Assad sẵn sàng từ chức
Hiện nay, với Tổng thống Bashar al-Assad, lịch sử đã nhắc nhở ông nhớ đến sự việc cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein bị tuyên án tử hình vì cho là đã để quân đội sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến tranh với Iran những năm 1980-1988. Và nếu để cho quân đội triển khai vũ khí hóa học chống lại các cuộc tấn công từ phe đối lập và nước ngoài thì ông Assad đã như tự “buộc dây vào cổ”.
Về phía Mỹ và các nước đồng minh, nếu phát động cuộc chiến tại Syria thì chắc chắn sẽ gặp phải sự phản đối, lên án của nhiều nước trên thế giới. Điều đặc biệt là cuộc chiến có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn, gây tốn kém tiền của, thiệt hại, tổn thất về người không thể lường trước.
Để tránh tổn thất cho người dân Syria, ngày 21/8, Phó Thủ tướng phụ trách các vấn đề kinh tế của Syria, ông Qadri Jamil thông báo, nước này đã sẵn sàng thảo luận việc từ chức của Tổng thống Bashar al-Assad. Đây cũng là điều mà cộng đồng quốc tế mong muốn và hy vọng đó có thể là giải pháp để chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài gần 18 tháng nay tại Syria.
Tuy nhiên, cánh cửa mà Chính quyền Syria mở ra liệu có được các nước, phe đối lập và các bên liên quan sẵn sàng đàm phán, tuân thủ các nguyên tắc theo hướng tích cực hay không mới là điều quyết định cho hòa giải dân tộc, đem lại hòa bình cho người dân Syria./.
Theo VOV
Kịch bản "quyết so găng"
Việc Phái bộ giám sát của Liên hợp quốc (LHQ) tại Syria (UNSMIS)chấm dứt hoạt động tại nước này mà không thu được kết quả nào trong khi chiến sự vẫn tiếp diễn là bằng chứng cho thấy hai phe đối đầu ở Syria quyết phân định thắng thua trên chiến trường.
Chiến sự ở Aleppo vẫn diễn ra căng thẳng
Sứ mệnh của UNSMIS đã kết thúc từ nửa đêm 19-8 sau 4 tháng hoạt động. Được triển khai trong khuôn khổ kế hoạch hòa bình 6 điểm do cựu Đặc phái viên chung của LHQ và Liên đoàn Arập (AL) phụ trách về Syria Kofi Annan, từ con số 300 thành viên lúc đầu, do tình trạng bạo lực ngày càng leo thang từ giữa tháng 6, Hội đồng Bảo an đã cắt giảm phái bộ này xuống còn 150 người và nay là dừng hoạt động. Ông K. Annan đã từ chức vì bất lực còn Trưởng phái bộ UNSMIS là tướng B. Gaye thì buồn bã thừa nhận: "Các bên đã không còn tuân thủ ngừng bắn và kết quả là bạo lực leo thang".
Xét tương quan lực lượng trên chiến trường, hiện chưa có dấu hiệu cho thấy chiến sự sẽ sớm chấm dứt. Dù có ưu thế tuyệt đối về vũ khí hạng nặng như máy bay ném bom, pháo các loại nhưng quân chính phủ Syria vẫn chưa thể kiểm soát hoàn toàn thành phố chiến lược lớn thứ hai nước này Aleppo sau hơn một tuần tổng công kích. Về phía phe đối lập, dù bị dồn tới chân tường và đứng trước nguy cơ bị đánh bật khỏi thành trì Aleppo, phe này vẫn hy vọng duy trì được lực lượng để mở các cuộc tấn công khủng bố, đặt Syria lúc nào cũng trong tình trạng căng thẳng.
Mục tiêu của lực lượng đối lập là gây sự chú ý của dư luận quốc tế và tạo cớ cho bên ngoài can thiệp vào Syria, lặp lại kịch bản như ở Lybia. Có thể nói đến thời điểm này, chiến thuật "tạo cớ" của phe đối lập Syria cũng đã phần nào đạt kết quả. Hôm 16-8 vừa rồi, tại hội nghị thượng đỉnh của OIC - Tổ chức Hồi giáo lớn nhất thế giới với 57 nước thành viên diễn ra tại thánh địa Mecca của Arập Xêút, Syria đã bị đình chỉ tư cách thành viên. Mỹ và phương Tây thì đang lên phương án lập "vùng cấm bay" ở Syria nhằm tạo ra lãnh địa an toàn cho lực lượng đối lập.
Nếu như không có sự phản đối mạnh của Nga và Trung Quốc, "vùng cấm bay" - lá chắn cho lực lượng đối lập Syria chắc chắn đã được thực hiện. Bộ trưởng Ngoại giao Nga S. Lavrov đã khẳng định rõ mưu toan đằng sau "vùng cấm bay" như sau: "Viện cớ một cuộc khủng hoảng quốc tế để tìm cách thiết lập các vùng cấm bay và khu an toàn vì những mục đích quân sự là một hành động không thể chấp nhận được". Ai cũng hiểu là một khi "vùng cấm bay" xuất hiện, chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ rơi vào tình thế vô cùng khó khăn bởi không thể kiểm soát được nguồn trợ giúp bí mật từ bên ngoài.
Hiện tại thì theo tân Đặc phái viên LHQ về Syria L. Brahimi, còn quá sớm để kêu gọi Tổng thống Bashar al-Assad từ chức. Tuy nhiên, nếu hai bên đối đầu ở Syria "quyết so găng" thì nạn nhân sẽ là những người dân thường Syria.
Kể từ khi làn sóng biểu tình tại Syria bùng phát thành bạo động từ tháng 3-2011 đến nay, đã có hơn 17.000 người thiệt mạng. Bi kịch đó chắc còn chưa dừng lại.
Theo ANTD
Nga phản đối vùng cấm bay và khu an toàn tại Syria Ngày 17/8, Nga đã lên tiếng phản đối đề xuất thiết lập các vùng cấm bay để hỗ trợ dân thường sơ tán giao tranh tại các khu vực biên giới của Syria sau khi Mỹ tuyên bố sẵn sàng cân nhắc biện pháp trên. Một cuộc biểu tình tại Syria. Phát biểu trên kênh truyền hình Sky News Arabia, Ngoại trưởng Nga...