Không có sinh viên trong hội đồng trường, đại học khó qua được kiểm định quốc tế

Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, tổ chức kiểm định quốc tế rất quan tâm tới sự tham gia của sinh viên trong hội đồng trường .

Tại hội thảo góp ý dự luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học chiều 5/12, đại biểu tranh luận sôi nổi về quy định Hội đồng trường – tổ chức quản trị, đại diện các bên có lợi ích liên quan và đại diện quyền sở hữu nhà nước đối với trường đại học.

Dự thảo quy định, số thành viên hội đồng trường phải là lẻ, ít nhất 17 người, trong đó thành viên bên ngoài trường chiếm tỷ lệ tối thiểu 30%.

Không có sinh viên trong hội đồng trường, đại học khó qua được kiểm định quốc tế - Hình 1

Hiệu trưởng Đại học Điện lực Trương Huy Hoàng đề xuất giảm tỷ lệ thành viên bên ngoài vào Hội đồng trường.

“Hội đồng trường có 17 người mà phần khá lớn là thành viên từ bên ngoài. Những người này không thể sâu sát với hoạt động của nhà trường nên sẽ gây khó khăn trong việc đưa ra những quyết nghị hợp lý”, Hiệu trưởng Đại học Điện lực Trương Huy Hoàng nói.

Hiệu trưởng Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) Nguyễn Văn Nội cũng cho rằng, phải là người trong trường mới nắm vững, theo sát thông tin, hoạt động của đại học và tạo thuận lợi cho việc hoạch định chiến lược phát triển của nhà trường. Để tỷ lệ 30% thành viên bên ngoài như dự thảo là quá nhiều.

Ông Nội cùng đại diện các trường Công nghệ Giao thông vận tải, Hàng hải Việt Nam… đề xuất giảm sự tham gia của người ngoài vào hội đồng trường xuống 20% hoặc thấp hơn.

Có sinh viên trong hội đồng trường để phù hợp với yêu cầu quốc tế

Một quy định mới trong dự thảo là sự tham gia của sinh viên vào hội đồng trường. Có đại biểu cho rằng, sinh viên với sự non về kinh nghiệm, tầm nhìn và bản lĩnh bảo vệ chính kiến… sẽ khó có tiếng nói, hoặc chỉ đóng vai trò mờ nhạt trong tổ chức nhiều “cây đa, cây đề” về quản lý đại học, doanh nghiệp…

Tuy nhiên, từ thực tế của Đại học Bách khoa Hà Nội, bà Lê Minh Thắng, Chủ tịch Hội đồng trường, cho rằng sự tham gia của sinh viên là điểm tích cực và cần thiết. Bà dẫn chứng khi Đại học Bách khoa tham gia kiểm định quốc tế của HCERES, họ thắc mắc rất nhiều vì không có sinh viên trong hội đồng trường. Dù trường giải thích có thành viên là Bí thư Đoàn, họ vẫn không chấp nhận.

“Việc có sinh viên trong hội đồng trường là cần thiết theo quan điểm của quốc tế. Sinh viên cần có tiếng nói, có quyền và trách nghiệm được quyết nghị những vấn đề của nhà trường, những điều liên quan trực tiếp đến họ. Nếu không cho sinh viên vào hội đồng trường, chúng ta sẽ khó qua được kiểm định quốc tế và khó tăng hạng trong bảng xếp hạng đại học thế giới ”, bà Thắng chia sẻ.

Hiệu phó Đại học Bách khoa Hà Nội Trần Văn Tớp cũng cho rằng, các đại học nên tin tưởng và tạo cơ hội cho sinh viên thể hiện tiếng nói bằng cách tham gia hội đồng trường. Ở Việt Nam, quy định này mới nhưng các nước Âu, Mỹ đã thực hiện từ lâu.

Tăng thực quyền cho hội đồng trường

Quy định về quyền hạn, trách nhiệm của hội đồng trường cũng là vấn đề được nhiều đại biểu thảo luận. Là một trong số ít đại học đầu tiên của Việt Nam có hội đồng trường từ năm 2007, nhưng Hiệu phó Đại học Hàng hải Việt Nam Nguyễn Khắc Khiêm cho biết, đến nay vai trò của hội đồng trường vẫn chưa rõ ràng. Mọi quyết sách quan trọng của đại học vẫn phụ thuộc vào “tiếng nói quyết định” của hiệu trưởng hoặc Bí thư Đảng ủy. Từ thực tiễn này, ông Khiêm và nhiều đại biểu cho rằng, cần tăng thực quyền cho hội đồng trường.

Không có sinh viên trong hội đồng trường, đại học khó qua được kiểm định quốc tế - Hình 2

Video đang HOT

Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Thị Lan cho rằng không nên để hội đồng trường sa vào sự vụ, mua sắm , tiểu tiết…

Đề xuất này phần nào được thể hiện ở dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục đại học khi tăng thêm 3 điều và bổ sung nội dung trong mục “quyền hạn, trách nhiệm” của hội đồng trường. Cụ thể, ngoài quyền quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo; cơ cấu tổ chức, phương hướng đầu tư phát triển… như Luật 2012, dự thảo có bổ sung quyền quyết nghị chủ trương về thu, chi tài chính, chủ trương mua sắm tài sản thiết bị hàng năm; tổ chức bầu hiệu trưởng, các hiệu phó và lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ đột xuất.

Tuy nhiên, một số đại diện đại học cho rằng, không nên để hội đồng trường can thiệp quá sâu vào hành chính, mua sắm vì không đúng vai trò. “Hội đồng trường chỉ nên định hướng chiến lược phát triển chứ đừng sa vào sự vụ, mua sắm… Quyền hạn phải đi đôi với năng lực, nếu quy định hội đồng phải quyết định tài chính thì đội ngũ này phải có năng lực tài chính, điều đó là khó cho những người quen làm quản lý đào tạo”, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Nguyễn Thị Lan nói.

Hiệu trưởng Đại học Điện lực Trương Huy Hoàng cũng cho rằng, nếu để hội đồng trường quyết nghị thu chi tài chính, mua sắm hàng năm thì phải “xây thêm” một ban bệ hỗ trợ vấn đề này.

Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học quy định, hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện các bên có lợi ích liên quan và đại diện quyền sở hữu nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học.

Hội đồng này có nhiệm vụ và quyền hạn: quyết định đường lối phát triển, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; quyết nghị chủ trương thu chi tài chính của nhà trường; được tổ chức bầu hiệu trưởng, hiệu phó và lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ đột xuất nếu cần thiết…

Hội đồng trường phải có ít nhất 17 người và là số lẻ. Thành viên trong đó ngoài hiệu trưởng, một hiệu phó, chủ tịch công đoàn, đại diện hội sinh viên… phải có ít nhất 25% là giảng viên khoa/bộ môn, tối thiểu 30% thành viên bên ngoài trường.

Theo VNE

Ai đủ tiêu chuẩn làm chủ tịch Hội đồng trường?

Tiêu chuẩn người được bầu làm chủ tịch hội đồng trường không thể chỉ chung chung có kinh nghiệm tham gia quản lý giáo dục đại học 5 năm.

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học để xin ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học, chuyên gia và đội ngũ thầy cô.

Trong 3,5 tiếng đồng hồ của cuộc hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học diễn ra tại Hà Nội, các ý kiến góp ý đa số tập trung nhiều vào các vấn đề liên quan đến Hội đồng trường, quy định giảng viên cơ hữu, nghiên cứu khoa học, mở ngành, đào tạo tiến sĩ; phân tầng, xếp hạng đại học; chính sách đầu tư; xã hội hóa giáo dục; văn bằng; thời gian đào tạo...

Một số nội dung còn trao đổi, băn khoăn liên quan đến tổ chức, hoạt động của hội đồng trường, quan hệ hội đồng trường với ban giám hiệu; cơ cấu tổ chức bên trong của đại học, trường đại học; quản lý đào tạo; sử dụng tài sản, tài chính của nhà trường.

Nên đưa đại diện sinh viên vào hội đồng trường?

Điểm mới của dự thảo Luật Giáo dục đại học là quy định để đại diện sinh viên tham gia vào Hội đồng trường:

"Hội đồng trường phải có ít nhất 17 người và là số lẻ. Thành viên trong đó ngoài hiệu trưởng, một hiệu phó, chủ tịch công đoàn, đại diện hội sinh viên... phải có ít nhất 25% là giảng viên khoa/bộ môn, tối thiểu 30% thành viên bên ngoài trường... Những quy định này nhằm bảo đảm Hội đồng trường có thẩm quyền cao nhất trong trường đại học".

Theo lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định này nhằm tạo điều kiện cho sinh viên - đối tượng vừa là "khách hàng", vừa là "sản phẩm" của trường đại học có thể phản biện hoặc góp ý vào các chiến lược phát triển của nhà trường.

Với dự thảo này, Phó giáo sư Lê Minh Thắng - Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đồng tình với quy định thành viên Hội đồng trường tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có thành phần là sinh viên do Hội sinh viên tổ chức bầu.

Chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ Đại học Bách khoa Hà Nội, bà Thắng thông tin:

"Khi trường Đại học Bách khoa Hà Nội tham gia kiểm định quốc tế của HCERES, họ có ý kiến ngay là hội đồng trường không có sinh viên. Mặc dù chúng tôi đã trả lời là theo Luật hiện hành, hội đồng trường không có sinh viên, nhưng đã có Bí thư đoàn thanh niên là đại diện.

Tuy vậy, họ cho rằng, Bí thư đoàn thanh niên vẫn là cán bộ trẻ nên không thể đại diện cho sinh viên.

Như vậy, có thể thấy, sinh viên tham gia hội đồng trường là rất quan trọng đối với thế giới. Sinh viên là bên liên quan quan trọng nhất trong trường đại học, cần phải được đóng góp tiếng nói. Cần coi họ là những người có quyền và trách nhiệm tham gia vào quyết nghị những vấn đề phát triển nhà trường".

Ai đủ tiêu chuẩn làm chủ tịch Hội đồng trường? - Hình 1

Ai đủ tiêu chuẩn làm chủ tịch Hội đồng trường? (Ảnh minh họa dẫn từ nguồn Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

Nếu không đưa đại diện sinh viên vào thì nguy cơ trường không qua kiểm định quốc tế, trong khi chúng ta đang đặt kế hoạch tăng hạng trong xếp hạng quốc tế.

Hơn nữa, sinh viên vào hội đồng trường không phải chỉ vì bàn đến học phí mà còn là chương trình đào tạo và các ngành đào tạo, các chính sách cho sinh viên, chính sách đảm bảo chất lượng.

"Tôi cho rằng, chúng ta phải đặt niềm tin vào sinh viên, tạo cho họ cơ hội để tham gia vào quá trình phát triển nhà trường.

Sinh viên không còn là học sinh mà đã là những công dân với đầy đủ quyền công dân và ý thức trách nhiệm của mình.

Đưa sinh viên vào hội đồng trường cũng chính là làm cho họ nhận thức được đúng và thực hiện trách nhiệm của mình, thể hiện hết năng lực và sự sáng tạo của tuổi trẻ, điều rất cần được khơi dậy trong xã hội hiện nay.

Tại Đại học Bách khoa Hà Nội, nhà trường đã coi sinh viên là chủ thể, trung tâm của các hoạt động của nhà trường.

Sau khi được kiểm định HCRES, trường đã thống nhất quy định đại diện cho sinh viên là thành viên không chính thức trong hội đồng trường, được mời tham dự các phiên họp và đóng góp ý kiến, nhưng không tham gia biểu quyết (tuân thủ luật hiện hành) trong quy chế tổ chức hoạt động của trường vừa được ban hành" - Phó giáo sư Lê Minh Thắng nhấn mạnh.

Thành viên bên ngoài tham gia vào Hội đồng trường: Bao nhiêu là đủ?

Liên quan đến thành phần ngoài trường trong hội đồng trường, trong dự thảo có đưa ra tỷ lệ các thành viên bên ngoài nhà trường chiếm tối thiểu 30% tổng số thành viên tuy nhiên tại hội thảo nhiều đại biểu cho rằng, tỷ lệ này chỉ nên giữ ở mức tối thiểu 20%.

Cụ thể, theo ông Nguyễn Văn Nội - Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), để xác định rõ vai trò của hội đồng trường thì tỷ lệ cán bộ giảng viên các bộ môn, các khoa phải được tăng lên, thay vì nâng số lượng thành viên bên ngoài lên tối thiểu 30%.

"Các thành viên bên ngoài trường nếu chiếm tối thiểu 30%, tức là gần 1/3, tôi cho là quá nhiều nhiều và tôi nghĩ hợp lý chỉ nên quy định tối thiểu 20%.

Hội đồng trường bám sát các hoạt động, mục tiêu của nhà trường và thậm chí đề xuất các hoạt động rất cụ thể của nhà trường trong từng năm một.

Bởi vậy số lượng các cán bộ, giảng viên trong các khoa, bộ môn cần tăng lên chứ không chỉ như dự thảo đưa ra là chỉ tối thiểu 25% tổng số thành viên", ông Nội kiến nghị.

Tuy nhiên, theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tỷ lệ 30% trong dự thảo tuy có tăng lên so với luật hiện hành nhưng như vậy là còn ít hơn thế giới (nhiều trường trên thế giới là 50%).

Điều quan trọng là phải chọn những đại diện của cộng đồng xã hội thực sự tâm huyết và có trách nhiệm với nhà trường. Đó là những lãnh đạo của các doanh nghiệp sử dụng lao động, đặc biệt là các cựu sinh viên thành đạt của trường.

Họ yêu trường và có trách nhiệm với trường, sẵn sàng đóng góp cho hoạt động của nhà trường không vì lợi ích kinh tế, mà đó chính là niềm vinh dự, sự cống hiện cho xã hội, vì nâng cao chất lượng của nhà trường, cũng chính là nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tương lai của họ.

Không những thế họ còn thúc đẩy việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, mở rộng cơ hội tìm kiếm các kênh đầu tư cho nhà trường.

Do đó, theo Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Bách khoa Hà Nội, để hội đồng trường có thực quyền, ngoài việc quyết nghị về nhân sự, hội đồng trường cần quyết nghị về vấn đề tài chính...

Để quản trị tốt một trường đại học tự chủ, chúng ta nên theo cách quản trị của doanh nghiệp, có thể tham khảo rõ hơn và chi tiết trong luật doanh nghiệp.

Và Hội đồng trường còn cần Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ. Điều này, một trường đại học khá gần với Việt Nam là đại học Chulalongkom (Thái Lan) đã thực hiện. Ngoài ra, Hội đồng đại học cũng cần tuân thủ theo quy định như hội đồng trường.

Còn theo bà Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam thì cho rằng, nếu Hội đồng trường muốn mạnh lên thì vai trò bộ chủ quản phải giảm đi.

"Tiêu chuẩn người được bầu làm chủ tịch hội đồng trường cũng phải đạt được tầm nào đó chứ không thể chỉ chung chung có kinh nghiệm tham gia quản lý giáo dục đại học 5 năm.

Cấp bộ môn, cấp khoa hay cấp trường? Tôi nghĩ cần ít nhất như trải qua 1 nhiệm kỳ hiệu trưởng hoặc ban giám hiệu thì tầm nhìn mới vĩ mô được", bà Lan nói.

Bởi lẽ, theo bà Lan, nếu quy định chung chung sẽ không chọn được con người dẫn đến hội đồng cũng không thực hiện được hoặc sẽ không có quyền lực.

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Xe địa hình chở 8 người tuột xuống hồ, 1 nữ du khách tử vongXe địa hình chở 8 người tuột xuống hồ, 1 nữ du khách tử vong
21:35:50 25/05/2025
Đã tìm thấy thi thể bé gái 11 tuổi bị nước cuốn trôiĐã tìm thấy thi thể bé gái 11 tuổi bị nước cuốn trôi
21:38:02 25/05/2025
Sát hại bạn gái tại nhà trọ, gã đàn ông khai 'vì không chăm sóc được'Sát hại bạn gái tại nhà trọ, gã đàn ông khai 'vì không chăm sóc được'
21:39:41 25/05/2025
3 nghệ sĩ quê Khánh Hòa: Người gầy sọm vì biến cố, người bị ung thư nhiều năm3 nghệ sĩ quê Khánh Hòa: Người gầy sọm vì biến cố, người bị ung thư nhiều năm
22:30:58 25/05/2025
Diễn viên Hoàng Yến trải lòng về 4 lần ly hôn, Lan Phương trẻ trung như nữ sinhDiễn viên Hoàng Yến trải lòng về 4 lần ly hôn, Lan Phương trẻ trung như nữ sinh
22:35:56 25/05/2025
McTominay thăng hoa ở Napoli nhờ 'Nữ hoàng nước Ý'McTominay thăng hoa ở Napoli nhờ 'Nữ hoàng nước Ý'
21:03:32 25/05/2025
Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương GiangVẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang
22:48:54 25/05/2025
Chung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải TruyệnChung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải Truyện
23:17:11 25/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tưởng được dẫn về ra mắt, cô gái bức xúc khi gia đình người yêu làm việc này với mình

Tưởng được dẫn về ra mắt, cô gái bức xúc khi gia đình người yêu làm việc này với mình

Góc tâm tình

06:53:50 26/05/2025
Vừa đến nhà bạn trai, tôi bị mẹ anh túm lấy bảo nấu ăn tiếp khách. Quay cuồng trong bếp, dọn dẹp, đến khi về, bố người yêu còn chẳng biết đến tên tôi.
Ferrari SF90 XX Stradale bản độ Novitec: Thêm uy lực, giữ nguyên chất Ferrari

Ferrari SF90 XX Stradale bản độ Novitec: Thêm uy lực, giữ nguyên chất Ferrari

Ôtô

06:52:34 26/05/2025
Khách hàng cũng có thể lựa chọn lắp cả bốn mâm kích thước 21 inch để tạo sự đồng bộ và cân đối. Theo Novitec, việc sử dụng mâm Vossen không chỉ cải thiện hiệu năng mà còn làm nổi bật các đường nét góc cạnh của xe.
Khi Nguyên của Những chặng đường bụi bặm giận cả thế giới

Khi Nguyên của Những chặng đường bụi bặm giận cả thế giới

Phim việt

06:48:28 26/05/2025
Nguyên cho rằng cả ông Nhân và Phỏm đều đã thay đổi tình cảm với mình sau sự xuất hiện của Hậu tại điểm trường Xím Tủa.
Bảng giá xe máy Suzuki cuối tháng 5/2025: Hạ giá toàn bộ cửa hàng!

Bảng giá xe máy Suzuki cuối tháng 5/2025: Hạ giá toàn bộ cửa hàng!

Xe máy

06:45:14 26/05/2025
Hệ thống treo êm ái với giảm xóc trước hành trình 120mm, sau điều chỉnh 7 cấp độ, cùng phanh ABS hai kênh mang lại sự an toàn trên mọi hành trình. Với tư thế lái thoải mái và trang bị đa dụng, V-Strom 250SX là lựa chọn lý tưởng cho cả đ...
Chiến lược 'hồi sinh' các mẫu ô tô phân khúc Sedan cỡ C?

Chiến lược 'hồi sinh' các mẫu ô tô phân khúc Sedan cỡ C?

Sức khỏe

06:31:26 26/05/2025
Đồng thời xu hướng tiêu dùng thay đổi. Khách hàng trẻ tuổi có xu hướng tìm kiếm xe có tính năng công nghệ cao, thiết kế thể thao và cá tính, trong khi các gia đình lại ưu tiên sự tiện nghi và an toàn.
Sao nữ Vbiz âm thầm có con: Sắp sinh mới công bố, phản ứng chồng cũ mới đáng bàn

Sao nữ Vbiz âm thầm có con: Sắp sinh mới công bố, phản ứng chồng cũ mới đáng bàn

Sao việt

06:31:22 26/05/2025
Nữ diễn viên tâm sự cô được cả gia đình chồng cũ ủng hộ khi quyết định có thêm con gái bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
Hyuna khoe ảnh con gái, hé lộ cuộc sống hôn nhân đầy ngọt ngào

Hyuna khoe ảnh con gái, hé lộ cuộc sống hôn nhân đầy ngọt ngào

Sao châu á

06:10:03 26/05/2025
Sau khi lên xe hoa cùng chồng doanh nhân hơn 8 tuổi vào năm 2017, Hyuna gần như biến mất khỏi làng giải trí, tập trung chăm sóc tổ ấm. Hiện tại, cô đang sống hạnh phúc bên ông xã và 2 nhóc tì đáng yêu.
Thực đơn 4 món bình dân chuẩn cơm ngon mẹ nấu

Thực đơn 4 món bình dân chuẩn cơm ngon mẹ nấu

Ẩm thực

05:52:59 26/05/2025
Đây là 4 món ăn vừa dễ làm, vừa bổ dưỡng, giúp tăng sức đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Hãy tham khảo thực đơn dưới đây nhé!
Cặp đôi cổ trang đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc cuốn hơn chữ cuốn, chemistry đỉnh muốn xỉu

Cặp đôi cổ trang đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc cuốn hơn chữ cuốn, chemistry đỉnh muốn xỉu

Phim châu á

05:51:59 26/05/2025
Tiêu Chiến và Trương Tịnh Nghi đều là những gương mặt được đánh giá rất cao về nhan sắc. Bên cạnh đó, diễn xuất của cặp đôi cũng nhận nhiều lời khen.
Cặp đôi phim giả tình thật tái hợp gây sốt MXH: Nhà trai đang nổi như cồn, nhà gái nhan sắc cực đỉnh

Cặp đôi phim giả tình thật tái hợp gây sốt MXH: Nhà trai đang nổi như cồn, nhà gái nhan sắc cực đỉnh

Hậu trường phim

05:51:12 26/05/2025
Mới đây, thông tin Lý Quân Nhuệ - Mạnh Tử Nghĩa hợp tác với nhau ở dự án cổ trang Thượng Công Chúa và bộ phim sẽ khai máy vào tháng 9 đã leo hot search.
Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025

Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025

Phong cách sao

23:10:28 25/05/2025
Dưới ánh đèn rực rỡ của Liên hoan phim Cannes 2025, nhiều cặp đôi nổi tiếng đã thu hút sự chú ý với phong cách thời trang ấn tượng trên thảm đỏ.