‘Không có quy định nào về xếp hạng học sinh!’
Ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT TP.HCM, đã khẳng định như trên tại hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019-2020.
Sáng 20-8, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019-2020.
Phát biểu tại hội nghị, ông Tân cho biết bên cạnh những thành tích đã đạt được, năm học 2018-2019, giáo dục trung học TP vẫn còn một số tồn tại, trong đó có việc xếp hạng trong lớp khiến học sinh (HS) mệt mỏi.
“Ngành GD TP.HCM không có quy định nào về xếp hạng HS. Tuy nhiên, do phụ huynh muốn biết con mình học như thế nào, xếp hạng ra sao nên các trường đã tiến hành xếp hạng và thông báo cho phụ huynh. Khi xếp hạng chúng ta cứ nghĩ rằng sẽ tạo động lực thúc đẩy nhưng điều đó là sai lầm. Khi sử dụng công cụ này không đúng đối tượng, không đúng cách sẽ gây phản ứng ngược lại, vô tình gây áp lực cho HS” – ông Tân nói.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM phát biểu tại hội nghị. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Cũng theo ông Tân, trong năm học này nếu có tiến hành xếp hạng HS trong lớp, nhà trường và giáo viên chỉ được cung cấp thông tin cho những nhà làm chính sách, những người làm kế hoạch để phục vụ cho công tác giáo dục chứ không cung cấp thông tin cho phụ huynh hay HS.
Video đang HOT
Cạnh đó, công tác đổi mới dạy học vẫn chưa được đồng đều. Việc xây dựng và thực hiện quy chế kiểm tra đã được xây dựng nhưng vẫn còn thiếu chặt chẽ và còn sai sót tại một số đơn vị. Ngoài ra, giáo viên hiện nay đang tập trung vào việc giải đề hoàn thành nội dung thi cử, chưa quan tâm nhiều đến dạy học gắn với giáo dục đạo đức, lối sống, cư xử văn minh.
Theo ông Tân, những vấn đề trên cần phải được khắc phục trong năm mới. Theo đó, bậc giáo dục trung học sẽ tăng cường giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong trường học. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục. Xây dựng trường học theo định hướng hội nhập quốc tế…
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, nhấn mạnh: “Năm học mới các trường cần chú ý đến công tác quản trị nhà trường. Trường học phải yên ổn, văn minh, sạch đẹp. Hiện nay không khí ở một số trường THCS và THPT khá nặng nề, một phần do xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ ảnh hưởng đến thu nhập, một phần tổ chức các hoạt động trong nhà trường không công khai minh bạch. Do đó tôi đề nghị hiệu trưởng phải nắm rõ những vấn đề trên và giải quyết một cách khoa học, khách quan”.
Ông Hiếu cũng khuyến cáo việc xếp lớp không nên máy móc mà nên được xếp khoa học hơn, lớp có cả HS điểm cao lẫn điểm thấp để trong quá trình học các em có thể hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra cần phân công thầy cô đứng lớp cần có tiêu chí rõ ràng, chế độ thi đua khen thưởng phải công khai.
Theo PLO
Trường học đạt chuẩn quốc gia lo phá chuẩn
"Việc duy trì chuẩn của các trường đã đạt chuẩn chưa thật sự bền vững vì nhiều lý do. Do số học sinh tăng cơ học nên sĩ số học sinh/lớp chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia".
Đây là nội dung được bà Huỳnh Thị Kim Trang, Phó Trường phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết tại hội nghị tổng kết 20 năm công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1997-2017. Hội nghị do SỞ GD-ĐT tổ chức sáng 16-1.
Học sinh trường tiểu học Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, một trong những trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Ảnh: NQ
Phát biểu tại buổi lễ, bà Kim Trang cho biết, trong 20 năm qua, công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của TP.HCM đã đạt được những thành tựu quan trọng như đảm bảo chất lượng giáo dục tốt, hiệu suất đào tạo đạt 100%, tổ chức các hoạt động đa dạng phong phú.
Quy mô mạng lưới trường lớp tiểu học được quy hoạch ngày càng hợp lý, cơ bản ổn định, cơ sở vật chất trường, lớp được quan tâm. Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn, giáo viên dạy giỏi các cấp ngày càng tăng. Các trường tiểu học đã triển khai thực hiện đầy đủ, có chất lượng các hoạt động giáo dục và các phong trào thi đua. Tính đến nay, TP.HCM có 64 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 8 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
Tuy nhiên, bà Kim Trang cũng nhìn nhận, việc xây dựng trường chuẩn quốc gia đạt kết quả đáng khích lệ nhưng so với yêu cầu vẫn còn những khó khăn cần khắc phục.
Vấn đề khó nhất là diện tích đất tại thành phố có giới hạn, nhưng dân số thì ngày một tăng cao đã tạo nên hạn chế cho các trường vì thiếu diện tích bình quân/học sinh. Nguồn lực đầu vào tại địa phương còn nhiều khó khăn, việc huy động nguồn lực đầu tư cho trường chuẩn là vấn đề bức bách của mỗi địa phương.
Quang cảnh Hội nghị tổng kết 20 năm công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1997-2017. Ảnh: NQ
Mặt khác, việc xây dựng quy hoạch phát triển còn gặp nhiều khó khăn nên nhiều trường học quy mô nhỏ diện tích chật hẹp nhưng không thể mở rộng diện tích trong khi nhu cầu tuyển sinh thì còn nhiều. Việc duy trì các chuẩn của các trường đã đạt chuẩn chưa thật sự bền vững. Tình hình dân nhập cư tăng hàng năm, nên áp lực sĩ số học sinh là không tránh khỏi. Vì thế hầu hết các trường tiểu học, đặc biệt những trường đã đạt chuẩn quốc gia không đảm bảo được số lớp (vượt quá 30 lớp), sĩ số học sinh trên lớp (vượt quá 35 học sinh)
Đa số các trường chuẩn Quốc gia tại một số đia phương như quận Bình Tân, Thủ Đức, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn... được xây dựng trên mặt nền thấp so với khu vực chính vì thế trường thường xuyên bị ngập khi có trời mưa và những lúc triều cường.
Hoạt động xã hội hóa giáo dục nhìn chung có chuyển biến song chưa đáp ứng kịp với sự phát triển của ngành. Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh đã chuyển biến tuy nhiên vẫn chưa đồng đều nhất là về giáo dục thực hành kỹ năng sống cho học sinh. Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, một số giáo viên lớn tuổi ngại đổi mới nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn hạn chế. Tỷ lệ giáo viên trên lớp chưa đảm bảo 1.5 theo quy định của trường dạy 2 buổi/ngày do khó khăn về biên chế.
Trước những bất cập trên, bà Kim Trang cho biết trong thời gian tới Sở GD&ĐT sẽ có chiến lược đầu tư cho việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia bằng nhiều nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để chăm lo sự nghiệp giáo dục.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết trong điều kiện dù khó khăn nhưng thành phố vẫn cố gắng đảm bảo đủ chỗ học cho tất cả các em. Mặt khác một nhiệm vụ không kém phần quan trọng, thành phố cũng sẽ tập trung các điều kiện, mọi nguồn lực để xây dựng, duy trì một số trường đạt chuẩn quốc gia tại các quận, huyện để nâng cao chất lượng dạy học, hướng tới sự phát triển toàn diện cho học sinh.
Theo plo.vn
Sở Giáo dục kết luận hàng loạt sai phạm của Hiệu trưởng trường Nguyễn Du Hàng loạt sai phạm của Hiệu trưởng bị giáo viên tố cáo và Sở Giáo dục và Đào tạo đã có kết luận liên quan đến vụ việc. Ngày 18/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Kết luận nội dung tố cáo số 2463/KL-GDĐT-TTr đối với ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng trường Trung...