Không có nghề cao quý chỉ có con người cao quý thôi
Nghề giáo cũng là một nghề như bao nghề khác và cao quý hay không là do mỗi người. Nghề nào cũng có người cao quý và kẻ đáng khinh bỉ kể cả là giáo viên.
LTS: Chia sẻ suy nghĩ về vị thế và ý nghĩa của nghề giáo viên – nghề cao quý nhất trong tất cả những nghề cao quý, tác giả Phan Tuyết – một nhà giáo vô cùng tâm huyết đã có bài viết đưa ra quan điểm của mình.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.
Nói về nghề giáo, Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước đây từng có câu nói nổi tiếng “nghề giáo là nghề cao quý nhất trong tất cả những nghề cao quý”. Thế là thiên hạ đã vin vào câu nói ấy để ca ngợi, để tung hô đôi khi một cách thái quá.
Có người chạnh lòng thắc mắc “nghề giáo cao quý nhất còn nghề nào thì tầm thường nhất?”.
Nói điều này chúng ta đang đánh đồng giữa Người và Nghề. Vì trong thực tế thì không có nghề nào là cao quý, chỉ có con người cao quý trong nghề nghiệp mà thôi.
Không có nghề nào là cao quý, chỉ có con người cao quý trong nghề nghiệp của mình (Ảnh minh họa: TTXVN).
Theo khá nhiều người chia sẻ về nghề nghiệp, trừ những công việc phi pháp và trái đạo đức thì nghề nào cũng là nghề cao quý.
Nghề nghiệp không chỉ nuôi sống chúng ta mà còn giúp ta tìm được hạnh phúc khi lao động bằng chính sức của mình.
Video đang HOT
Không có nghề nghiệp thấp kém, chỉ có con người thấp kém trong xã hội.
Con người có phẩm chất tốt trong công việc, biết làm cho nghề của mình có ích cho xã hội, làm cho mọi người kính trọng nể phục về nghề ấy.
Chính những con người cao quý ấy đã nâng tầm cao cho những nghề nghiệp mà họ đang làm.
Ví như, người đàn bà lượm đồng nát xóm tôi. Quanh năm ngày tháng một mình chị đều đặn, cần mẫn thu dọn những đống rác mà người dân quanh xóm ném bừa ra đường.
Bất kể ngày mưa hay nắng, bất kể rác đã bốc mùi tanh nồng thì chị vẫn một mình thu dọn cứ y như là công việc của mình vậy.
Có người thắc mắc “có phải việc chị đâu mà làm”. Chị nói rằng “nếu ai cũng nghĩ như thế thì lấy ai dọn rác cho sạch phố phường?”.
Chính những việc làm của chị khiến ai nhìn vào cũng thấy chị thật đáng kính.
Và nghề nghiệp chị đang làm đã mang lại vẻ đẹp văn minh cho phố phường. Chẳng còn ai thấy công việc của chị là tầm thường cả.
Chính con người mới làm nên nghề cao quý
Trở về nghề giáo, chính thời điểm mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói thì đa phần giáo viên thời ấy thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Thầy cô sống chuẩn mực từ lời ăn tiếng nói, từ các mối quan hệ ứng xử hàng ngày. Nhìn thầy cô luôn toát lên vẻ đạo mạo thanh cao. Dù cuộc sống còn chật vật, khó khăn nhưng thầy cô luôn đề cao nếp sống giản dị, thanh bần.
Thầy cô khi đó luôn hết lòng vì công việc, luôn tận tâm với nghề, tất cả luôn vì học sinh thân yêu.
Trên lớp, không chỉ dạy dỗ hết mình, dạy hết những kiến thức học sinh cần. Ngoài giờ, sẵn sàng phụ đạo học sinh yếu kém mà không bao giờ đề cập đến thù lao.
Bởi thế, học sinh cũng luôn ngưỡng mộ, luôn tỏ lòng tôn kính thầy cô giáo của mình. Chính những con người thanh cao như thế đã làm cho cái nghề nghiệp của họ trở nên cao quý hơn.
Còn ngày nay thì sao? Một cựu học sinh khi nói về nghề giáo đã chẳng cần giấu giếm “Nghề cao quý gì đâu khi thầy cô dạy bớt kiến thức trên lớp để ép trò phải đi học thêm.
Khá nhiều thầy cô làm giàu trên sự khốn khó của những học trò nghèo khổ. Vì đồng tiền mà giáo viên sẵn sàng bất chấp mọi thủ đoạn để dồn ép học sinh phải đi học thêm.
Vậy nên em thấy nghề giáo cũng là một nghề bình thường như bao nghề khác và cao quý hay không là do mỗi người. Nghề nào cũng có người cao quý và kẻ đáng khinh bỉ kể cả là giáo viên”.
Nghề được xem là cao quý nhưng có những con người tầm thường cũng trở nên tầm thường.
Ví như những hình ảnh giáo viên bạo hành học sinh một cách dã man. Những hiệu trưởng ăn tiền của học trò nghèo khốn khổ…vì những việc làm xấu xa ấy, cái nhìn về nghề được xem là cao quý cũng chẳng còn cao quý nữa.
Thế nên, có được một nghề và biết thổi hồn mình vào đó, biết làm công việc ấy bằng sự say mê, miệt mài, bằng cái tâm trong sạch, bằng trái tim đầy nhiệt huyết…
Chính những con người ấy đã làm cho công việc của họ trở nên có ích cho xã hội, trở nên ý nghĩa hơn với mọi người và như thế cái nghề họ chọn ắt sẽ trở nên cao quý hơn bao giờ hết.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net.vn
Thủ tướng mong giới trẻ giúp đất nước thành 'rồng mới của thế giới'
Tại lễ trao giải thưởng Gương mặt trẻ 2017, Thủ tướng mong các bạn trẻ đạt nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa, đưa đất nước tiến nhanh, tiến xa...
Tối 25/3, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2017.
Đến dự và trao giải thưởng cho các gương mặt trẻ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, đây là những hạt nhân nòng cốt, lan tỏa những giá trị tốt đẹp, là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ học tập, góp phần xây dựng, phát triển thanh niên Việt Nam trong thời kỳ mới.
Thủ tướng và Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong trao bằng khen, kỷ niệm chương cho các Gương mặt trẻ Việt Nam 2017. Ảnh: Quang Hiếu
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các cấp ủy, Đảng, chính quyền... hãy tiếp tục quan tâm, đồng hành, hỗ trợ cùng chung tay góp sức cho sự phát triển tài năng trẻ của đất nước.
Theo Thủ tướng, danh hiệu này đã tiếp thêm động lực, niềm tin và hoài bão, khát vọng để các bạn trẻ tiếp tục vươn lên, tỏa sáng, có những đóng góp tích cực, quan trọng cho đất nước. Giải thưởng còn góp phần khơi dậy những giá trị tốt đẹp, nhân văn trong giới trẻ và xã hội.
"Các bạn hãy vươn lên mạnh mẽ, đạt nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa để góp phần đưa đất nước tiến nhanh, tiến xa, tiến vững chắc hơn nữa trên con đường trở thành con hổ, con rồng mới của thế giới", Thủ tướng nói.
Trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2017 có Phạm Huy, học sinh trường THPT Quảng Trị, giành giải ba cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế Intel ISEF 2017 tại Los Angeles (Mỹ) với sản phẩm cánh tay robot hỗ trợ người khuyết tật; Đinh Quang Hiếu, chủ nhân hai huy chương vàng Hóa học quốc tế, mới nhận học bổng toàn phần trị giá 279.600 USD từ Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ).
Gương mặt nhỏ tuổi nhất là Trần Minh Châu, sinh năm 2004. Bốn năm liền, Châu là học sinh xuất sắc của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Em từng đạt giải nhất ở nhiều cuộc thi piano quốc tế như Ricard Vines dành cho thanh thiếu nhi diễn ra ở Tây Ban Nha, hay Future Stars Piano Competition tại Ba Lan.
Xuân Hoa
Theo vnexpress.net
Nghề cao quý cũng phải chạy chọt thì còn ra gì nữa! Vì muốn làm giáo viên mà phải "chạy" là điều rất đáng chê trách và đáng buồn cho hệ thống giáo dục. Hàng trăm giáo viên huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) đã sở hữu hợp đồng lao động đang đối mặt với nguy cơ thất nghiệp do những vi phạm bất thường về tuyển dụng của lãnh đạo huyện thời kỳ trước. Vụ...