Không chủ động được nguồn tuyển, trường ĐH lo lắng
Những điều chỉnh trong quy chế tuyển sinh năm 2022 được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho là chỉ mang tính kỹ thuật.
Tuy nhiên, việc quy chế tuyển sinh được công bố quá muộn khiến nhiều trường ĐH lo lắng về kết quả kỳ tuyển sinh.
Nhiều ý kiến cho rằng năm nay, tất cả những phương thức xét tuyển của các trường ĐH đều phải lọc ảo chung trên cổng thông tin của Bộ GD-ĐT khiến những phương thức tuyển sinh viên không còn phù hợp.
ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, cho biết những năm qua, những phương thức xét tuyển đều có lộ trình tuyển sinh riêng do các trường tự quyết định.
Video đang HOT
Chẳng hạn như phương thức xét học bạ, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, xét tuyển kết hợp… các trường đều có thể gọi thí sinh trúng tuyển nhập học ngay sau khi có kết quả đậu tốt nghiệp trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
TS Nguyễn Quốc Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP HCM, cho rằng những phương thức xét tuyển không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT đều có tỉ lệ ảo khá cao nên việc lọc ảo sẽ giúp giảm tình trạng này. Tuy nhiên, cách làm này khiến các trường bị động, những phương thức tuyển sinh riêng không còn phù hợp.
TS Trần Thiện Lưu, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho rằng từ năm 2021 trở về trước, sau khi thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT, trường đã nắm chắc trong tay một phần thí sinh trúng tuyển bằng phương thức xét học bạ và những phương thức khác; trường cũng biết dữ liệu thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT nhưng năm nay mọi thứ đều mông lung.
Học sinh lớp 12 tìm hiểu thông tin tuyển sinh ĐH năm 2022
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, việc lọc ảo chung thực tế chỉ là phát triển thêm so với việc lọc ảo từ điểm thi tốt nghiệp THPT mà Bộ GD-ĐT đã thực hiện nhiều năm qua. Có điều, quy chế tuyển sinh ĐH năm 2022 Bộ GD-ĐT công bố quá muộn trong khi thí sinh và các trường ĐH theo quán tính đã chạy từ trước. Thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào các trường theo những phương thức không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT tới đây lại phải đăng ký lại trên cổng thông tin của Bộ GD-ĐT mới được xem là hợp lệ. Việc công bố quy chế quá chậm lại kéo theo nhiều thay đổi về kỹ thuật khiến các trường rơi vào thế bị động, thậm chí “việt vị”
Theo kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm, năm nay thí sinh đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng từ ngày 22-7 đến trước 17 giờ ngày 20-8; các trường thông báo kết quả trúng tuyển trước 17 giờ ngày 17-9; thí sinh xác nhận nhập học trước 17 giờ ngày 30-9. TS Trần Thiện Lưu, cho rằng những trường không tuyển bổ sung sẽ tổ chức đào tạo từ đầu tháng 10, chậm hơn 1 tháng so với các năm trước chưa có dịch Covid-19; các trường phải tuyển bổ sung thì việc tổ chức đào tạo còn trễ hơn nữa. Với lịch tuyển sinh này, các trường đều phải điều chỉnh lại kế hoạch đào tạo.
TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, cho biết để bảo đảm kế hoạch đào tạo chung của các năm tiếp theo thì tân sinh viên phải học dồn ít nhất 1 học kỳ nhưng năm nay trễ quá nên việc kéo dồn có thể phải diễn ra 2-3 học kỳ.
Theo PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa (thành viên ĐHQG TP HCM), việc kéo dài thời gian tuyển sinh khiến các trường ĐH đều phải điều chỉnh kế hoạch đào tạo đối với sinh viên năm nhất, nhưng với các trường phải tuyển sinh bổ sung thì việc điều chỉnh kế hoạch đào tạo là quá vất vả.
8 điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2022
Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho thấy, việc tuyển sinh đại học năm 2022 có 8 điểm mới nhằm khắc phục những khó khăn và bất hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh và các cơ sở đào tạo.
Dự kiến không cộng tối đa điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt 22,5 điểm trở lên Từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ không còn được cộng tối đa, mà được xác định theo công thức giảm tuyến tính. Đó là một trong những dự kiến đáng chú ý trong Dự...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Em Phan Mạnh Quỳnh lộ diện gây sốt, visual như tài tử, "ăn đứt" em Quang Hùng?
Sao việt
15:52:03 11/04/2025
4 con giáp vượng vận nhất trong 5 năm tới (20252030): Tài lộc rủng rỉnh, sự nghiệp bứt phá, sống "trên cơ" người khác mà chẳng cần khoe mẽ
Trắc nghiệm
15:48:21 11/04/2025
Nam ca sĩ phải bán nhà vì thua lỗ chứng khoán: Từng rơi vào trầm cảm, cát xê tăng vọt sau show Anh Trai
Nhạc việt
15:29:48 11/04/2025
Giới trẻ Trung Quốc thà ở khách sạn hơn đi thuê nhà
Netizen
15:07:30 11/04/2025
Gia đình Kim Sae Ron bất ngờ xác nhận video con gái thân mật với người lạ, tiết lộ 1 thông tin lật tình thế!
Sao châu á
15:07:05 11/04/2025
Sau 'cú phanh' thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?
Thế giới
15:04:45 11/04/2025
Nữ ca sĩ bị chồng ép bỏ nghề: Cuộc sống như cầm tù, không biết xã hội bên ngoài sống sao
Tv show
15:04:44 11/04/2025
Hoàng Trọng Duy Khang, cầu thủ liên tục ghi bàn cho U17 Việt Nam là ai?
Sao thể thao
15:01:51 11/04/2025
Cha con hợp tác lừa đảo gần 100 nhà hàng để 'ăn chùa'
Lạ vui
14:59:39 11/04/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 16: Bố ông Nhân hào hứng khi biết bạn gái Nguyên mang thai
Phim việt
14:46:46 11/04/2025