Không chọn ngành nghề theo trào lưu
Những năm trở lại đây, nhiều trường đại học (ĐH) mở thêm ngành nghề đào tạo mới để đón đầu xu hướng 4.0.
Theo các chuyên gia, thí sinh nên cân nhắc thật kỹ trước khi đăng ký xét tuyển để có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân. Điều quan trọng là thí sinh cần được tư vấn trước khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển.
Ảnh minh họa
Nhìn vào thực tế hiện nay, nhóm ngành công nghệ sẽ dẫn đầu xu hướng như: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu nano, năng lượng, logistics, kỹ thuật y sinh… Ngoài ra nhóm ngành dịch vụ như du lịch, nhà hàng, khách sạn; nhóm ngành thiết kế sáng tạo; nhóm ngành dinh dưỡng và ẩm thực; nhóm ngành điện tử, cơ khí, tự động hóa; nhóm ngành quản lý, quản trị, nhóm ngành công nghệ chế biến… được các chuyên gia phân tích là những ngành mà thị trường đang cần nhân lực chất lượng cao.
Trên thực tế, việc các trường mở chương trình mới, ngành đào tạo mới là xu hướng tích cực, tạo cơ hội cho thí sinh có thêm nhiều lựa chọn, nhất là trong điều kiện quyền đăng ký nguyện vọng xét tuyển của thí sinh được mở rộng. Đây là cơ hội tốt và xu hướng tích cực. Để có cơ sở lựa chọn ngành nghề mới của các trường, thí sinh có thể tìm hiểu trên mạng về các ngành nghề đó, hoặc trực tiếp vào các trang web của trường quốc tế mà cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam liên kết đào tạo để tìm hiểu. Trước mỗi mùa tuyển sinh, học sinh cần tìm hiểu ngành nghề đó có được xã hội tạo điều kiện để dễ dàng đạt được những thành tựu nhất khi đầu tư phát triển hay không… Điều cần lưu ý là không nên chọn ngành theo trào lưu, không ngộ nhận ngành mới hoặc tên ngành học “hot”, kẻo khó tìm việc sau khi học xong.
Mới đây, tại Hội nghị tổng kết tuyển sinh năm 2019, triển khai công tác tuyển sinh năm 2020 trình độ ĐH hệ chính quy, trình độ CĐ ngành giáo dục mầm non hệ chính quy, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã nhấn mạnh: Các trường ĐH- CĐ trong công tác tư vấn hướng nghiệp cần cung cấp thông tin trung thực nhà trường, không “đánh bóng danh tiếng” gây nhiễu thông tin để thí sinh đăng ký xét tuyển.
Trước đó, theo quy định của Bộ GDĐT, từ năm 2018, các trường ĐH phải công bố tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo về đội ngũ giảng viên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất trên website của trường.. mới được phép công bố chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh. Tại hội nghị tuyển sinh thường niên, lãnh đạo Bộ GDĐT còn yêu cầu các trường phải công bố rõ học phí cả quá trình đào tạo, bởi người học rất cần biết thông tin này. Bên cạnh đó, các trường cần đẩy mạnh công tác truyền thông cả điểm mạnh, điểm yếu…
Video đang HOT
Dẫu thế, vẫn còn đó những băn khoăn khi thời gian qua nhiều trường công bố tỉ lệ sinh viên có việc làm không đúng với thực tế. Để từng bước nâng cao tính xác thực của kết quả khảo sát, Bộ GDĐT cần sớm có những điều chỉnh trong hướng dẫn, yêu cầu các trường trong việc triển khai khảo sát, công khai tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp sau 12 tháng kể từ khi có quyết định công nhận tốt nghiệp. Làm tốt yêu cầu này, sẽ giúp việc chọn nghề, lựa nghiệp của người học thuận lợi hơn.
Minh Quang
Theo daidoanket
Đi muôn nơi với ngành học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Ở nước ta, xu thế dịch chuyển dần về các ngành dịch vụ đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt ở lĩnh vực dịch vụ về du lịch, khách sạn.
Vì vậy, các ngành học thuộc khối ngành này như Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, đang là 'miền đất hứa' cho các bạn trẻ năng động, mê khám phá và hướng đến tính 'thời thượng' trong nghề nghiệp.
Tiềm năng từ ngành 'công nghiệp không khói'
Nhu cầu du lịch toàn cầu được ghi nhận đang bùng nổ, nhất là khi tầng lớp trung lưu lớn mạnh, tạo cơ hội phát triển kinh tế cho các quốc gia Đông Nam Á. Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) dự báo nhu cầu du lịch toàn cầu sẽ tăng trưởng 4% mỗi năm trong thập niên 2019 - 2029.
Theo Tổng cục du lịch, đến cuối năm 2019, Việt Nam đã đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng; phấn đấu đến năm 2025 là quốc gia có ngành du lịch phát triển hàng đầu Đông Nam Á, đón và phục vụ 30 - 32 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trên 130 triệu lượt khách du lịch nội địa. Tốc độ phát triển này sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm cho nguồn nhân lực ở nhóm ngành du lịch - khách sạn.
Ngành học này là lựa chọn hàng đầu cho các bạn trẻ năng động, mê 'xê dịch'
Lựa chọn ngành "công nghiệp không khói" giàu tiềm năng này đồng nghĩa với việc các bạn sẽ tham gia các hoạt động thiết kế, xây dựng chiến lược phát triển du lịch, quản lý và điều hành du lịch, tổ chức sự kiện du lịch, phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch, tiếp nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết phát sinh trong lĩnh vực du lịch,...
Nếu là người tự tin, năng động, giỏi xử lý tình huống, đam mê xê dịch, có tư chất quản lý, sắp xếp công việc một cách khoa học, có khả năng giao tiếp tốt thì Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sẽ lựa chọn hàng đầu trong những đích ngắm mà bạn đang cân nhắc.
Chọn UEF chỉ có từ di chuyển đến trải nghiệm thực tế
Trong xu hướng toàn cầu hóa, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được xem là ngành học giàu triển vọng về cơ hội nghề nghiệp. Người học không chỉ cần có sự năng động tối đa trong công việc mà còn phải đáp ứng thêm những kiến thức, kỹ năng của nghề mà thị trường yêu cầu.
Sinh viên Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEF với những tour học tập thực tế
Tùy vào năng lực và điều kiện của mình, các bạn có thể lựa chọn cho mình một môi trường học tập phù hợp nhất. Một số trường có thế mạnh đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành như Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) với thế mạnh đào tạo chắc chắn sẽ là một lựa chọn phù hợp cho các bạn trẻ. Tại UEF, ngành này hiện được đào tạo theo chương trình song ngữ quốc tế với nhiều điểm cộng lớn.
Môi trường quốc tế giúp sinh viên trang bị tốt nhất vốn tiếng Anh chuyên ngành
Sinh viên được cung cấp bài bản những kiến thức và kỹ năng về nghiên cứu, học về địa lý du lịch, văn hóa, tâm lý và tập quán của du khách trong nước và quốc tế, các kỹ năng nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch, quản lý và điều hành tour, quản trị sự kiện du lịch,... Cạnh đó là các kiến thức chuyên sâu về kinh tế du lịch, quản trị lữ hành, PR và truyền thông cho sự kiện,...
Các bạn còn được chú trọng trang bị kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp bên cạnh các kiến thức chuyên môn. Đặc biệt với 50% thời lượng học bằng tiếng Anh, ngoại ngữ luôn được Nhà trường chú trọng đầu tư cho sinh viên.
Hơn thế, sinh viên ngành học này tại UEF thường xuyên trải nghiệm tour thực tế, lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm từ các CEO, chuyên gia đầu ngành. Đây chính là hành trang vững chắc để các bạn bước vào môi trường làm việc trong tương lai.
Năm 2020, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEF tuyển sinh dựa trên các phương thức: xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia, xét học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn, xét học bạ THPT theo tổng điểm trung bình 5 học kỳ và xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2020 của Đại học Quốc gia TP.HCM. Khi xét tuyển, thí sinh có cơ hội nhận được các suất học bổng trị giá từ 25%, 50% đến 100% học phí.
Deep
Theo baodatviet
Tuyển sinh ĐH 2020: Tư vấn phải trúng, đúng Tại hội nghị trực tuyến tổng kết tuyển sinh năm 2019, triển khai công tác tuyển sinh năm 2020 diễn ra chiều 13/2, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, kỳ thi tuyển sinh năm nay giữ ổn định như năm trước. Nhưng yêu cầu có sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương và trường đại học trong việc đăng...