Không chịu bất cứ sức ép nào khi thẩm định sách giáo khoa
Ngày 18-8, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo họp Hội đồng thẩm định sách giáo khoa lớp 2 chương trình giáo dục phổ thông theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông.
Học sinh lớp 2 sẽ học theo sách giáo khoa mới từ năm học 2021-2022. Ảnh minh họa.
Báo cáo của Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đơn vị đã tiếp nhận hồ sơ của 4 nhà xuất bản (NXB), gồm NXB Giáo dục Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh với 33 bản mẫu sách giáo khoa, tương ứng đủ 9 môn học/hoạt động giáo dục. Hồ sơ đề nghị thẩm định của các NXB đã được rà soát bảo đảm tính đầy đủ, hợp lệ.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa lớp 2 tập trung thực hiện tốt một số nội dung.
Theo yêu cầu của Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, các thành viên của Hội đồng phải cam kết thực hiện các quy định tại Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa. Các thành viên Hội đồng không tham gia các công việc liên quan đến biên soạn, xuất bản sách giáo khoa, đồng thời bảo mật thông tin, dữ liệu liên quan.
Trong quá trình thẩm định, các thành viên cần lưu ý việc thiết kế chương trình có thể theo hướng mở, sáng tạo nhưng phải bảo đảm tiêu chí và phù hợp với thực tế giáo dục hiện nay. Việc thẩm định sách giáo khoa phải bảo đảm nghiêm túc, khoa học, công bằng, khách quan, có chất lượng, không chịu bất cứ sức ép nào.
Theo tiến độ quy định, để sách giáo khoa lớp 2 mới kịp triển khai từ năm học 2021-2022, Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa phải trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa mới trước ngày 30-11-2020.
Bộ nào có trách nhiệm duyệt và công bố giá sách giáo khoa mới?
Đảng và Nhà nước luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, lĩnh vực giáo dục và đặc biệt là giá sách giáo khoa luôn có tác động rất lớn đến đời sống nhân dân.
Công tác biên soạn sách giáo khoa đã được xã hội hóa theo tinh thần Nghị quyết 88 của Quốc hội, không nằm ngoài cuộc nên các nhà xuất bản tham gia cũng phải tuân thủ hành lang pháp lý, chịu sự quản lý của nhà nước về chất lượng và giá sách giáo khoa.
Video đang HOT
Đảng và nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, lĩnh vực giáo dục và đặc biệt là giá sách giáo khoa luôn có tác động rất lớn đến đời sống nhân dân trong xã hội.
Do vậy chất lượng và giá sách giáo khoa được đặt dưới sự quản lý của nhà nước để đảm bảo mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa, không có nhiều biến động gây xáo trộn trong đời sống nhân dân nhất là trong giai đoạn hiện nay khi thực hiện 1 chương trình nhiều sách giáo khoa theo Nghị quyết của Quốc hội.
Các nhà xuất bản tham gia biên soạn và phát hành sách giáo khoa cũng phải tuân thủ hành lang pháp lý, chịu sự quản lý của nhà nước về chất lượng và giá sách giáo khoa. Ảnh minh họa: T.D.
Vậy công tác quản lý giá sách giáo khoa mới hiện nay theo cơ chế như thế nào?
Trong Luật giá hiện nay, sách giáo khoa là mặt hàng phải kê khai giá. Các nhà xuất bản có sách giáo khoa muốn bán ra thị trường phải kê khai, gửi thông báo mức giá sách giáo khoa cho Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) thẩm định, định giá và điều chỉnh giá.
Như vậy, Cục quản lý giá sẽ là đơn vị tiếp nhận, thẩm định kê khai giá sách giáo khoa từ các nhà xuất bản, có quyết định giá cuối cùng trước khi sách giáo khoa được bán ra thị trường, nhưng thực tế là cho đến tận hôm nay việc chốt giá này vẫn chưa được Bộ Tài chính công bố.
Trước dư luận có nhiều ý kiến rằng giá sách giáo khoa mới tăng quá cao khi các nhà xuất bản công bố mức giá, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã điều chỉnh giảm từ mức giá ban đầu 215.000 đồng 1 bộ, xuống 199.000 đồng 1 bộ.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, với mức giá hiện nay cũng đã điều chỉnh theo hướng giảm dần từ 10.000 đến 15.000 đồng 1 bộ.
Như vậy, cuốn sách giáo khoa lớp 1 đang hiện hành có giá cao nhất là 14 nghìn đồng, thì cuốn sách giáo khoa lớp 1 mới có giá cao nhất là 36 nghìn đồng.
Cuốn sách hiện hành giá thấp nhất là 3.000 đồng thì cuốn sách giáo khoa lớp 1 mới giá thấp nhất là 11 nghìn đồng.
Cùng một môn học như sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội hiện hành giá 6.000 đồng thì cuốn tương tự của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm có giá 28 nghìn đồng.
Sách giáo khoa Toán 1 hiện hành có giá 13 nghìn đồng thì sách giáo khoa Toán 1 mới của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm có giá 35 nghìn đồng.
Nhà xuất bản Giáo dục có một số cuốn tách làm hai, tập một giá 18 đến 23 nghìn đồng và tập hai giá 17 đến 20 nghìn đồng.
Ngoài sách giáo khoa môn học bắt buộc, các nhà xuất bản cũng kê khai giá sách giáo khoa tiếng Anh (môn học tự chọn) theo chương trình giáo dục phổ thông mới có giá từ 45 đến 99 nghìn đồng 1 cuốn.
Như vậy, tính tổng thể giá một bộ sách giáo khoa lớp 1 mới vẫn có giá rất cao. Tuy nhiên đến nay giá bán sách giáo khoa mới vẫn chưa rõ ràng, chưa thấy Bộ nào công bố chốt giá sách khiến dư luận xã hội băn khoăn.
Sách giáo khoa là mặt hàng đặc biệt, vậy nên giá sách tăng cao sẽ ảnh hưởng đến những người dân ở vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn. Ảnh minh họa: Tùng Dương.
Ông Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: "Sách giáo khoa là mặt hàng đặc biệt, cho nên từ trước đến nay chịu sự kiểm soát giá của Nhà nước, do hội đồng liên bộ cùng cân nhắc, quyết định.
Vì vậy, giá sách giáo khoa hiện hành không cao, ổn định nhiều năm phù hợp khả năng chi trả của phần lớn người dân".
Giáo sư tiến sĩ Phạm Tất Dong - Tổng Thư ký, kiêm Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng: " Sách giáo khoa là mặt hàng đặc biệt nên không thể áp dụng phương pháp tính giá mà các nhà xuất bản đưa ra.
Chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa để khuyến khích được nguồn lực xã hội cùng với đất nước phát triển giáo dục, nhưng hiện nay lại thả nổi khung giá sách. Điều này dễ tạo ra nguy cơ lợi ích nhóm, đẩy giá sách lên cao thu lợi, trong khi về mặt nội dung không có nhiều thay đổi.
Vấn đề trước mắt với bộ sách giáo khoa mới cần phải có cơ chế tính lại giá, không thể theo những lý do mà các nhà xuất bản đưa ra.
Thậm chí tiến hành đấu giá để phù hợp với chủ trương, tránh việc các nhà xuất bản lợi dụng chính sách xã hội hóa sách giáo khoa mà tăng giá vô tội vạ, ảnh hưởng tới người tiêu dùng, đi ngược với chủ trương của Đảng và nhà nước".
Ngày 4/2, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan liên quan quản lý, kê khai giá sách giáo khoa theo đúng quy định của Luật Giá và các văn bản có liên quan.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu nội dung đề xuất, kiến nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Văn bản số 115 để tổng hợp, đề xuất, báo cáo Chính phủ xem xét trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc bổ sung mặt hàng sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá.
Tránh tình trạng khi năm học mới cận kề nhưng phụ huynh và học sinh vẫn chưa biết được giá cuối cùng của sách giáo khoa mới là bao nhiêu?
Vậy đề nghị Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) cần sớm công bố việc chốt giá theo quy định, đúng với tinh thần đổi mới chương trình sách giáo khoa mà Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội đã ban hành.
Tùng Dương
Nếu thấy "lợi bất cập hại" thì đều nên điều chỉnh hoặc hủy bỏ Chia sẻ quan điểm của TS. Tô Văn Trường về việc biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK) của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), TS. Vũ Ngọc Hoàng, GS. Võ Tòng Xuân, LS. Trương Trọng Nghĩa - ba trong số rất nhiều trí thức tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục, với sự phát triển của đất nước - đã...