Không chỉ thu hút GS về trường chuyên, có tỉnh còn mời cả giáo viên nước ngoài

Theo dõi VGT trên

Trong số 3 tỉnh Sơn La, Lào CaiTuyên Quang, có một tỉnh sẵn sàng mời giáo sư, tiến sỹ và giáo viên nước ngoài về giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia.

Lào Cai mời giáo viên nước ngoài, giáo sư, tiến sỹ về giảng dạy

Ngày 4/12/2020, Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết số 29 về việc ban hành quy định các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025.

Trong Nghị quyết có đưa ra chính sách hỗ trợ đối với giáo viên giảng dạy môn chuyên ở lớp chuyên.

Cụ thể, giáo viên giảng dạy môn chuyên ở lớp chuyên được hỗ trợ 150% mức lương cơ sở/tháng/giáo viên; thời gian được hưởng hỗ trợ là 9 tháng/năm học và tiêu chuẩn hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Không chỉ thu hút GS về trường chuyên, có tỉnh còn mời cả giáo viên nước ngoài - Hình 1

Trường Trung học phổ thông chuyên Lào Cai (Ảnh: Báo Lào Cai)

Chính sách hợp đồng thỉnh giảng đối với giáo viên người nước ngoài:

Đối tượng: Giáo viên người nước ngoài có năng lực chuyên môn, giảng dạy tiếng Anh, tiếng Trung Quốc và ngoại ngữ khác (khi trường Trung học phổ thông chuyên có lớp chuyên ngoại ngữ tương ứng);

Hình thức, số lượng: Hợp đồng lao động xác định thời hạn (hợp đồng dài hạn), thời gian hợp đồng từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, số lượng không quá 02 giáo viên/năm học; hợp đồng theo công việc nhất định (hợp đồng ngắn hạn), thời gian dưới 12 tháng, số lượng tối đa không quá 10 giáo viên/năm học.

Mức hỗ trợ: Hợp đồng lao động xác định thời hạn (hợp đồng dài hạn) chi trả theo hợp đồng nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/người/tháng; hợp đồng theo công việc nhất định (hợp đồng ngắn hạn) chi trả theo hợp đồng nhưng tối đa không quá 15 triệu đồng/người/tháng.

Chính sách mời chuyên gia bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, quốc tế tại trường Trung học phổ thông chuyên; hỗ trợ học sinh và giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học kĩ thuật cấp quốc gia tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh:

Đối tượng, phạm vi áp dụng: Mời chuyên gia bồi dưỡng học sinh các đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, quốc tế các môn văn hóa; học sinh tham gia thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật cấp quốc gia; giáo viên các môn văn hóa có học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi quốc gia quốc tế, giáo viên hướng dẫn nghiên cứu khoa học kĩ thuật;

Tiêu chuẩn: Giáo sư, Tiến sỹ, các nhà khoa học, giáo viên có nhiều kinh nghiệm có kinh nghiệm, uy tín trong hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và hướng dẫn nghiên cứu khoa học.

Mức hỗ trợ: Bồi dưỡng, tập huấn đội tuyển học sinh giỏi quốc tế các môn văn hóa, thi khoa học kỹ thuật quốc tế tối đa là 150 triệu đồng/môn (đội tuyển)/năm; Bồi dưỡng, tập huấn học sinh dự thi học sinh giỏi cấp quốc gia các môn văn hóa, khoa học kỹ thuật cấp quốc gia tối đa là 120 triệu đồng/môn/năm.

Mức hỗ trợ theo thực tế thời gian bồi dưỡng nhưng không quá 30 buổi/môn (đội tuyển)/năm); tham gia thi nghiên cứu khoa học cấp quốc gia được hỗ trợ tối đa 70 triệu đồng/sản phẩm/dự án.

Video đang HOT

Đối với giáo viên dạy môn chuyên tại trường Trung học phổ thông chuyên sẽ được hưởng theo chính sách chung của tỉnh.

Sơn La hỗ trợ đối với giáo viên ôn thi học sinh giỏi

Ngày 21/7/2017, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Nghị quyết số 52, về chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trường Trung học phổ thông chuyên và các trường Phổ thông dân tộc Nội trú trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên trường Trung học phổ thông Chuyên và các trường Phổ thông dân tộc nội trú tham gia dạy đội tuyển dự thi học sinh giỏi cấp quốc gia tại trường Trung học phổ thông Chuyên bằng 0,5 mức lương cơ sở/05 tiết dạy/01 buổi.

Không chỉ thu hút GS về trường chuyên, có tỉnh còn mời cả giáo viên nước ngoài - Hình 2

Trường Trung học phổ thông chuyên Sơn La. (Ảnh: Tiền Phong)

Thời gian dạy: không quá 60 buổi/mỗi đội tuyển/kỳ thi (cán bộ quản lý, giáo viên được hưởng chính sách này thì không được hưởng chính sách ôn luyện đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia đối với cấp trung học phổ thông tại Nghị quyết số 82/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

Bên cạnh đó, đối với các chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ ở trong nước, nước ngoài tham gia dạy đội tuyển dự thi học sinh giỏi cấp quốc gia được trả tiền thù lao theo hợp đồng là:

Mức trả tối đa không quá 1,0 mức lương cơ sở/05 tiết dạy/01 buổi.

Thời gian dạy không quá 30 buổi/mỗi đội tuyển/kỳ thi.

Tuyên Quang hỗ trợ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi

Ngày 24/7/2017, Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Nghị quyết 01, về quy định chính sách ưu đãi đối với học sinh trường trung học phổ thông chuyên tỉnh Tuyên Quang và học sinh tham gia đội tuyển của tỉnh dự thi chọn học sinh giỏi quốc gia.

Không chỉ thu hút GS về trường chuyên, có tỉnh còn mời cả giáo viên nước ngoài - Hình 3

Trường Trung học phổ thông Chuyên Tuyên Quang. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang)

Theo nội dung Nghị quyết, Tuyên Quang hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác tổ chức bồi dưỡng, ôn luyện và mời những người có trình độ cao, có kinh nghiệm trong bồi dưỡng học sinh giỏi để giảng dạy cho đội tuyển của tỉnh dự thi chọn học sinh giỏi quốc gia; mức hỗ trợ bằng 80 lần mức lương cơ sở/đội tuyển/năm học.

Tỉnh Tuyên Quang cũng có chính sách hỗ trợ đối với học sinh Trường Trung học phổ thông Chuyên tỉnh Tuyên Quang; học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh được chọn tham gia đội tuyển của tỉnh dự thi chọn học sinh giỏi quốc gia.

'Ôm' giáo sư về trường chuyên: Câu chuyện sản xuất nhỏ

Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình lấy ý kiến về dự thảo tờ trình và nghị quyết của HĐND tỉnh quy định một số chính sách đặc thù đối với trường THPT chuyên. Dự thảo đề xuất hỗ trợ 1 tỷ đồng cho GS, PGS về làm việc tại trường.

Trước đề xuất này, nhiều người quan tâm và có những ý kiến khác nhau.

Dự định hỗ trợ 1 tỷ đồng cho GS, PGS về trường chuyên là hiện thực hóa chiến lược phát triển nguồn nhân lực, 1 trong 4 đột phá nhằm thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Hòa Bình. Trong bối cảnh kinh tế và xã hội tỉnh còn những thách thức, khó khăn, việc làm đó đáng trân trọng. Mời GS, PGS cụ thể như thế nào - lãnh đạo ngành giáo dục tỉnh đã tính toán; GS, PGS nào đồng ý đầu quân về tỉnh, họ cũng đã liệu tính.

Dày công đầu tư

Để đứng lớp ở trường chuyên và đạt yêu cầu của người sử dụng lao động, GS, PGS phải dày công đầu tư. Muốn có một tiết bồi dưỡng học sinh giỏi thành công, có những vấn đề thậm chí phải chuẩn bị vài tuần, ai qua rồi mới hay. Phía sau bục giảng là nỗ lực tìm kiếm tài liệu, chắt lọc và sắp xếp để trình bày nội dung chặt chẽ, tổ chức hoạt động để dẫn dắt học sinh nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

'Ôm' giáo sư về trường chuyên: Câu chuyện sản xuất nhỏ - Hình 1

Trường Trung học phổ thông chuyên Hoàng Văn Thụ, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Website nhà trường

Làm cán bộ quản lý tại một trường THPT chất lượng cao, có năm tôi bị "rát mặt" vì trò trượt học sinh giỏi quốc gia. Thầy N.T.X., lúc bấy giờ là Phó giám đốc Sở GD-ĐT, ý nhị hỏi tôi: "Cậu có yêu công tác bồi dưỡng học sinh giỏi không?", tôi ậm ừ và quyết "tam tứ núi cũng trèo".

Dạy chuyên đòi hỏi kiến thức và kỹ năng phải phủ kín, mở rộng và chuyên sâu. Ở đây có rào cản về năng lực chuyên môn và sự say mê với công việc. Có thể có sự lúng túng giữa mục tiêu học sinh vào đại học, học sinh đoạt giải quốc gia và tính toán riêng chung của giáo viên trường chuyên.

Để giải quyết khó khăn này, lãnh đạo các trường chuyên (có sự hỗ trợ của sở GD-ĐT) sắp xếp đội ngũ giảng dạy một cách hợp lý. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên song song với kích hoạt năng lượng tự học ở mỗi thầy cô. Giải pháp này mới căn cơ, chứ có mời GS, PGS cũng chỉ đứng lớp một số chuyên đề của một môn học, những chuyên đề khác rồi sao?

Giữa mênh mông tài liệu dạy chuyên (cứng, mềm), có không ít giáo viên mất phương hướng! Dạy phần này, đề ra phần khác. Từ một vấn đề giảng dạy, hướng dẫn học sinh suy nghĩ, phát triển những vấn đề khác, điều đó không hoàn toàn đúng và trúng (với cuộc thi học sinh giỏi quốc gia).

Có trường chuyên mời nhà giáo giỏi và giàu kinh nghiệm (chiến trường thi học sinh giỏi) về bồi dưỡng giai đoạn nào đó cho học sinh. Nhiều trường tìm kiếm đề minh họa, có khi phải mua, nhằm tập dượt cho học sinh và cũng là cách bồi dưỡng cho giáo viên dạy chuyên.

Linh hoạt, sáng tạo thực hiện sẽ cho kết quả bền vững hơn là chi 1 tỷ đồng cho GS, PGS về trường chuyên.

Ngược chiều với giáo dục số

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, cần hợp tác và chia sẻ giữa giáo viên trong mỗi trường, giữa trường này với trường khác. Với ứng dụng công nghệ thông tin, sự hợp tác, chia sẻ ở mức rộng hơn, xa hơn và cho kết quả tốt. Mỗi thầy cô có thế mạnh một vài phân môn, một số chuyên đề. Trường học nói chung và trường chuyên nói riêng, thường thấy nổi trội ở một số môn nào đó. Bổ trợ cho nhau là cần thiết, để cùng nhau phát triển.

Điều này mang lại cơ hội cho nhiều trường đang cố gắng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. "Ôm" GS, PGS về trường chuyên, suy cho cùng là tư tưởng "sản xuất nhỏ", chuyển động ngược chiều với giáo dục số!

Vào học trường chuyên trước hết là khát vọng của học trò, đòi hỏi sự chuẩn bị từ gia đình, chất lượng giáo dục ở tiểu học, THCS, PTTH. Chuẩn bị tích cực, thực hiện trách nhiệm và hiệu quả để phát triển giáo dục đại trà, giúp người học tự đánh giá, giúp trường chuyên tuyển được học sinh có tố chất, ước mơ, năng lực.

Tỉnh còn nghèo như Hòa Bình, kiến tạo sự tiến bộ đồng bộ ở các trường là điều cần ưu tiên, không một nhà trường nào bị bỏ lại phía sau, không học sinh nào bị bỏ rơi. Trạng thái đó cho nguồn tuyển sinh đắt giá của trường chuyên.

Thầy cô giỏi giang, dạy học hiệu quả, lan tỏa hoài bão; lấy kiên trì làm nền tảng, sáng tạo làm phương châm, hợp tác và chia sẻ làm nguồn lực thì không chỉ có học sinh giỏi quốc gia mà quá trình đó góp phần đào tạo những công dân ưu tú dựng xây Việt Nam hùng cường.

TS Nguyễn Hoàng Chương

Từ Australia, GS Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ:

Hòa Bình muốn chi 1 tỉ đồng để tuyển GS về dạy trường trung học chuyên ở tỉnh. Trước đó, tỉnh Bắc Ninh cũng có chính sách tương tự, nhằm thu hút GS, PGS, TS về tỉnh. Vấn đề là tại sao lại mướn GS, PGS, TS dạy trung học?

Theo tôi thấy, mướn TS dạy trung học là một chủ trương không đúng. Bởi mục tiêu của chương trình học TS là đào tạo ra một nhà khoa học chuyên nghiệp (professional scientist). Văn bằng TS là một "hộ chiếu" để người đó có quyền làm nghiên cứu khoa học. Thường, TS có kiến thức và kĩ năng chuyên sâu về một lĩnh vực hẹp (ví dụ như sinh học ung thư), nhưng đa số TS không có kĩ năng dạy học. Nhiều người mang chức danh GS (ở Australia và phương Tây), nhưng thật ra họ không có kĩ năng giảng dạy.

Dĩ nhiên, TS vẫn có thể dạy học, nhưng họ phải trải qua một chương trình huấn luyện về sư phạm. Dạy học, đặc biệt là dạy học sinh trung học, theo tôi thấy khó hơn là dạy cho sinh viên đại học. Cấp đại học thì sinh viên chủ yếu là tự học, còn GS thì có trợ giảng, nên họ chủ yếu là "diễn thuyết" chứ không dạy như cấp trung học. Còn cấp trung học, học sinh cần "cầm tay chỉ việc", nên dạy học ở cấp này rất vất vả. Không có kĩ năng dạy học thì dù là GS đại học vẫn không thể là người thầy giỏi.

Theo tôi thấy, một giáo viên giỏi không nhất thiết phải là người có bằng cấp cao; cái cần thiết là có phương pháp dạy tốt. Phương pháp dạy học rất quan trọng để "kéo" học sinh đi theo mình. Phương pháp dạy đó phải gắn liền với thực tế.

Chẳng hạn như khi dạy về tích phân, tôi lấy diện tích ra làm ví dụ, vì học sinh trung học ai cũng biết ý nghĩa của diện tích. Hay khi dạy về hàm số mũ, tôi lấy ví dụ cha mẹ vay tiền từ ngân hàng để mua nhà và câu hỏi là cần phải trả bao nhiêu năm thì căn nhà thuộc về gia đình.

Những cách dạy rất thực tế như thế, chứ không phải bằng cấp cao, giúp cho các em học sinh hào hứng học toán. Từ kinh nghiệm đó, tôi thấy đâu có cần bằng cấp cao mới là một người thầy giỏi.

Có lẽ vấn đề là ở Việt Nam chúng ta quan trọng hoá bằng TS. Có người thậm chí có xu hướng "thần thánh hoá" TS. Dĩ nhiên, tôi không có ý nói TS không quan trọng; ngược lại, đào tạo TS rất quan trọng, nhưng phải sử dụng những người này đúng với mục đích của việc đào tạo TS. Có người nghĩ rằng thầy cô có bằng TS để giúp một vài học sinh đạt được vài giải thưởng, nhưng chưa có bằng chứng nào để nghĩ như thế và cũng không xứng đáng cho sự đầu tư.

Tôi nghĩ ngành giáo dục Việt Nam loay hoay với nhiều vấn đề cả mấy chục năm nay và có vẻ chẳng đi tới đâu. Là người ngoài cuộc, tôi thấy vấn đề lớn nhất cần phải cải cách, đó là đào tạo thầy cô giáo.

Hiện nay, sinh viên sư phạm được tuyển thẳng từ những học sinh tốt nghiệp trung học, và điểm thi vào cũng không quá cao. Nghề giáo càng ngày càng bị rẻ rúng. Nhiều giáo viên, trong đó có bà con tôi, bỏ nghề. Nếu là người lãnh đạo giáo dục, tôi phải xem đó là một sự khủng hoảng nguy hiểm.

Do đó, tôi nghĩ ưu tiên hàng đầu là khôi phục lại danh vị và sự tôn nghiêm của nghề giáo, chứ không phải đi tìm TS và GS về dạy trung học.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ảnh chụp màn hình tin nhắn của Hằng Du Mục với bố chồng bị lộ, Tôn Bằng vội làm ngay 1 việcẢnh chụp màn hình tin nhắn của Hằng Du Mục với bố chồng bị lộ, Tôn Bằng vội làm ngay 1 việc
21:59:45 20/01/2025
Tờ báo lớn nhất Dubai: "Bầu không khí đám hỏi của con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng như lễ hội"Tờ báo lớn nhất Dubai: "Bầu không khí đám hỏi của con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng như lễ hội"
20:36:58 20/01/2025
Em gái cố NSƯT Vũ Linh nộp đơn kháng cáo vụ tranh chấp tài sảnEm gái cố NSƯT Vũ Linh nộp đơn kháng cáo vụ tranh chấp tài sản
22:23:39 20/01/2025
Mỹ nhân phim Việt giờ vàng diễn dở đến mức bị yêu cầu giải nghệ, tiếc cho nhan sắc ngày càng thăng hạng lên hàng cực phẩmMỹ nhân phim Việt giờ vàng diễn dở đến mức bị yêu cầu giải nghệ, tiếc cho nhan sắc ngày càng thăng hạng lên hàng cực phẩm
23:08:19 20/01/2025
Jack: "Tôi muốn thực hiện trách nhiệm làm cha trong khả năng của mình đến khi con trưởng thành"Jack: "Tôi muốn thực hiện trách nhiệm làm cha trong khả năng của mình đến khi con trưởng thành"
20:56:18 20/01/2025
SOOBIN và Thanh Thuỷ tự tung hint tình cảm nhưng fan hưởng ứng thì lại gay gắt?SOOBIN và Thanh Thuỷ tự tung hint tình cảm nhưng fan hưởng ứng thì lại gay gắt?
21:04:53 20/01/2025
Hyun Bin hớt hải tới tiệc của Son Ye Jin, nhưng tương tác với tình cũ Song Hye Kyo mới khiến MXH bùng nổHyun Bin hớt hải tới tiệc của Son Ye Jin, nhưng tương tác với tình cũ Song Hye Kyo mới khiến MXH bùng nổ
20:33:36 20/01/2025
Tặng mẹ chồng chiếc khăn gần chục triệu, tôi nhói lòng khi phát hiện chị dâu lấy trộm dùng vào một việc không ngờTặng mẹ chồng chiếc khăn gần chục triệu, tôi nhói lòng khi phát hiện chị dâu lấy trộm dùng vào một việc không ngờ
20:38:16 20/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng của Nga và Ukraine trong lời chúc mừng tân Tổng thống Mỹ Donald Trump

Kỳ vọng của Nga và Ukraine trong lời chúc mừng tân Tổng thống Mỹ Donald Trump

Thế giới

06:14:35 21/01/2025
Lễ nhậm chức diễn ra hơn 2 tháng sau khi ông Trump giành chiến thắng áp đảo trước ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris với 312 phiếu, hơn đối thủ tới 86 phiếu.
Hồng Diễm gây thương nhớ với bộ ảnh áo dài đỏ xuống phố

Hồng Diễm gây thương nhớ với bộ ảnh áo dài đỏ xuống phố

Phong cách sao

06:11:55 21/01/2025
Ở tuổi 41, cô khiến nhiều người xuýt xoa khi sở hữu nhan sắc trẻ trung cùng vóc dáng thon gọn. Cô duy trì vóc dáng nhờ tập gym mỗi ngày.
Người hại Lee Min Ho ê chề?

Người hại Lee Min Ho ê chề?

Phim châu á

06:04:53 21/01/2025
Những ngày qua, thất bại thảm hại của When the stars gossip trên mặt trận rating đã khiến Lee Min Ho rơi vào cảnh ê chề.
Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!

Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!

Hậu trường phim

06:03:52 21/01/2025
Nhắc đến phim điện ảnh Việt Nam, một trong số những cái tên xếp vào hàng hiếm ai có thể thay thể chính là nam diễn viên Thái Hòa.
Con trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễn

Con trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễn

Nhạc việt

06:03:08 21/01/2025
Dương Cẩm Lynh có dịp hòa giọng cùng diễn viên Trí Quang trong ca khúc Tơ duyên , được trình diễn trên sân khấu Bước chân hai thế hệ .
Phú bà giàu nhất "Chị đẹp đạp gió" đang so kè với Tóc Tiên, nghe tên là nhớ ngay điều này

Phú bà giàu nhất "Chị đẹp đạp gió" đang so kè với Tóc Tiên, nghe tên là nhớ ngay điều này

Tv show

06:02:33 21/01/2025
Từ tập 1 đến tập 14, Kiều Anh luôn có cách thể hiện khá ấn tượng, không chỉ hát, nhảy, đọc rap, Kiều Anh còn sáng tác, chơi nhạc cụ và sản xuất.
Cách làm sườn bò nướng mật ong thơm ngon tại nhà

Cách làm sườn bò nướng mật ong thơm ngon tại nhà

Ẩm thực

06:00:47 21/01/2025
Sườn bò nướng mật ong là món ăn ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường lựa chọn để tiếp đãi bạn bè, người thân trong những buổi tiệc ấm cúng.
Nguyên cán bộ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc Giang bị bắt

Nguyên cán bộ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc Giang bị bắt

Pháp luật

05:50:46 21/01/2025
Dự án hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung liên xã Yên Mỹ và thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt vào các năm 2013, 2015, 2019 với tổng mức đầu tư là hơn 58 tỷ đồng.
Uống nước cam mỗi sáng có tác dụng gì?

Uống nước cam mỗi sáng có tác dụng gì?

Sức khỏe

05:45:36 21/01/2025
Một nghiên cứu khác xác nhận những người tham gia uống hơn nửa cốc nước cam mỗi ngày trong hơn 20 năm có tỷ lệ tăng huyết áp thấp hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Hạ gục "siêu chiến đội" IG nhưng Doinb lại nói một câu "cực phũ" với fan LPL

Hạ gục "siêu chiến đội" IG nhưng Doinb lại nói một câu "cực phũ" với fan LPL

Mọt game

00:57:08 21/01/2025
Trước khi LPL 2025 Split 1 diễn ra, không ít khán giả của khu vực này đã cho rằng siêu chiến đội IG đã được thiên vị lớn khi rơi vào bảng đấu quá dễ.
Thợ săn hành tinh NASA phát hiện nơi bất hạnh nhất vũ trụ

Thợ săn hành tinh NASA phát hiện nơi bất hạnh nhất vũ trụ

Lạ vui

00:46:29 21/01/2025
Theo Live Science, thợ săn hành tinh TESS của NASA, chiến binh đã giúp xác định hơn 6.000 thế giới ngoài hệ Mặt Trời, đã tìm ra hành tinh BD+05 4868 Ab trong trạng thái khiến các nhà khoa học bị sốc.