Không chỉ riêng giáo viên tiếp cận đổi mới chương trình
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã tới kiểm tra tình hình dạy học lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CT GDPT) và chuẩn bị triển khai chương trình đối với lớp 2, lớp 6 tại Hà Nội.
Triển khai chương trình lớp 1 cơ bản thành công
Báo cáo tổng quan tình hình thực hiện CT GDPT 2018 của Hà Nội, bà Hoàng Thị Minh Hương, Phó Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Hà Nội đánh giá: đến thời điểm này, lớp 1 thực hiện chương trình GDPT 2018 cơ bản đã thành công; nhà trường, phụ huynh đồng lòng thực hiện.
Tại các cơ sở giáo dục cụ thể, cô giáo Nguyễn Điệp Anh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Diệu cho biết, triển khai CT GDPT 2018, nhà trường đã xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, 100% giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021 được tham gia các khoá tập huấn về chương trình, sách giáo khoa mới. Đội ngũ đứng lớp dạy lớp học đầu tiên thực hiện chương trình mới là người có năng lực chuyên môn, trách nhiệm, tích cực đổi mới sáng tạo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học… được nhà trường đã kịp thời bổ sung để đáp ứng yêu cầu của chương trình và đảm bảo thuận lợi cho dạy học 2 buổi/ngày…
Sau hơn 1 học kỳ triển khai CT GDPT 2018, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Diệu nhận định, chất lượng dạy học lớp 1 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Học sinh cơ bản đã đọc, viết, tính toán tốt; tự chủ, tự tin hơn trong giao tiếp và tích cực tham gia hoạt động giáo dục cùng thầy cô.
Để chuẩn bị cho việc thực hiện CT GDPT mới đối với lớp 2, nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể, lên danh sách giáo viên dạy lớp 2 năm học 2021-2022 và ưu tiên đội ngũ này tham gia các khoá bồi dưỡng các cấp về chương trình, sách giáo khoa mới. Hiện, nhà trường đã tổ chức cho tổ chuyên môn đọc, nghiên cứu 3 bộ sách giáo khoa lớp 2 thuộc danh mục được Bộ trưởng Bộ G&DĐT phê duyệt để tổng hợp đề xuất lên phòng GDĐT, phục vụ việc lựa chọn sách giáo khoa của địa phương.
Cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng báo cáo kết quả bước đầu thực hiện CT GDPT 2018 đối với lớp 1 của nhà trường.
Theo đó, dù giai đoạn đầu thầy và trò khá vất vả khi triển khai chương trình mới trong bối cảnh học sinh trước đó phải nghỉ học dài nên việc làm quen mặt chữ ở bậc mầm non bị hạn chế, vào lớp 1 lại không có tuần để làm quen nề nếp…
Tuy nhiên, với những ưu điểm của chương trình và sự nỗ lực của thầy cô, sự chỉ đạo – hỗ trợ kịp thời của các cấp quản lý, đến cuối học kì 1 kết quả học tập của học sinh khá tốt.
“Các em học rất nhanh, hơn hẳn học sinh lớp 1 các năm trước về khả năng hiểu biết, năng lực đọc viết, tư duy toán tốt, năng động, tự tin…”, nữ Hiệu trưởng nói.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà, Hiệu trưởng trường Tiểu học Thủ Lệ cho biết, đại bộ phận thầy cô đều rất phấn khởi trước kết quả học tập của học sinh sau một học kỳ triển khai CT GDPT mới. Phụ huynh học sinh cũng yên tâm với công tác dạy – học của nhà trường.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ ngồi dự giờ một tiết học lớp 1 tại Trường Tiểu học Hoàng Diệu, Hà Nội (Ảnh: Moet.gov.vn)
Tiếp tục triển khai thành công trong những năm học tới
Đối với việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với các đơn vị xuất bản đã tổ chức hội nghị giới thiệu sách đến 100% cán bộ, giáo viên dự kiến dạy các lớp học này. Bộ tiêu chí chọn sách giáo khoa vừa được UBND thành phố ban hành. Việc thành lập hội đồng lựa chọn sách và các nội dung khác trong quy trình đang được thành phố triển khai, đảm bảo chất lượng và tiến độ.
Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho biết, bên cạnh thuận lợi, thành phố cũng còn những khó khăn khi triển khai CT GDPT mới. Nổi cộm trong đó là vấn đề sĩ số học sinh/lớp còn cao khiến việc quan tâm đến phát triển năng lực cho từng em bị hạn chế. Việc thiếu giáo viên để đáp ứng yêu cầu dạy học bắt buộc 2 buổi/ngày, thiếu giáo viên môn đặc thù, cũng là một trong những khó khăn của thủ đô.
Video đang HOT
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đánh giá cao những nỗ lực và hiệu quả bước đầu triển khai CT GDPT 2018 đối với lớp 1 và chuẩn bị cho lớp 2, lớp 6 của ngành Giáo dục Hà Nội, trong đó có quận Ba Đình. Công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng, chăm lo, quản lý điều hành, đầu tư cơ sở vật chất… được từ UBND các cấp đến ngành Giáo dục đặc biệt quan tâm.
“Qua dự giờ các lớp học, Bộ thấy rằng tinh thần đổi mới đã đến với từng giáo viên, học sinh; thầy cô vì học trò nên việc triển khai đã có hiệu quả rõ rệt”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.
Để triển khai hiệu quả tiếp CT GDPT 2018, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị, Hà Nội tiếp tục thực hiện tốt một số nội dung. Trong đó, chú trọng thống nhất đổi mới từ nhận thức đến hành động. Đội ngũ từ cán bộ quản lý, hiệu trưởng, giáo viên phải nắm chắc chương trình từ quan điểm, mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Cả hệ thống chính trị, cán bộ quản lý cần cùng vào cuộc đồng bộ chứ không phải chỉ có giáo viên tiếp cận đổi mới chương trình.
“Xây dựng đội ngũ giáo viên là việc rất quan trọng khi triển khai các chương trình giáo dục nhà trường, chương trình, sách giáo khoa mới, bởi lẽ đây là những người sẽ trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục như thế nào. Đội ngũ giáo viên cần đảm bảo được 3 yêu cầu về: số lượng, cơ cấu, chất lượng – trong đó quan trọng nhất là chất lượng”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói và đề nghị Hà Nội tăng cường tập huấn, bồi dưỡng để có đội ngũ thầy cô vững chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết trách nhiệm với nghề. Các nhà trường cần chuẩn bị tâm thể sẵn sàng đổi mới cho giáo viên, tạo động lực để thầy cô phát huy năng lực sáng tạo trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục.
Những khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương, như vấn đề thiếu giáo viên, sĩ số học sinh đồng… Bộ GD&ĐT đề nghị thành phố quan tâm tháo gỡ để việc thực hiện chương trình mới được thuận lợi, hiệu quả hơn nữa.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay Bộ đã ban hành công văn hướng dẫn việc dạy học bổ sung một số nội dung cho học sinh lớp 5 học chương trình hiện hành thuận lợi khi vào lớp 6 học chương trình mới.
Tới đây, Bộ tiếp tục hướng dẫn bổ sung kiến thức, năng lực cho học sinh lớp 9 để bước vào lớp 10 thực hiện CT GDPT 2018. Bộ GD&ĐT đề nghị các nhà trường nghiên cứu kỹ và triển khai hiệu quả cho học sinh. Đồng thời, việc thực hiện công văn 4612, công văn 5512, trong đó nhấn mạnh về xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cần được tích cực đẩy mạnh để giáo viên, học sinh làm quen với dạy học phát triển năng lực, phẩm chất, ngay từ khi triển khai chương trình hiện hành.
"Khó khăn" chương trình lớp 1 có khiến Bộ thay đổi quan điểm cấm dạy chữ trước?
Bộ Giáo dục đã cấm học chữ trước lớp 1, sao lãnh đạo Bộ lại nói thực hiện chương trình lớp 1 năm nay khó khăn, một phần là do đầu ra mầm non chưa đảm bảo?
Năm học 2020-2021 này là năm đầu tiên ngành Giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ở lớp 1 và đến thời điểm này đã thực hiện được một nửa học kỳ...
Tuy nhiên, sau một nửa học kỳ trôi qua thì nhiều nhà trường, thầy cô giáo, học sinh, phụ huynh phải đối mặt với một số khó khăn nhất định trong cách dạy, cách tiếp cận chương trình mới, sách giáo khoa mới.
Vì thế, tại Hội thảo góp ý tài liệu hướng dẫn dạy học các môn học lớp 5, lớp 9 trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 do Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì cũng đã đề cập về những khó khăn của chương trình lớp 1 năm nay.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại buổi Hội thảo (Ảnh: moet.gov.vn)
Khó khăn trong việc thực hiện chương trình lớp 1 có phải tại "đầu ra" của bậc mầm non?
Ngày 28 tháng 6 năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1 do Thứ trưởng lúc bấy giờ là bà Nguyễn Thị Nghĩa ký.
Tại Chỉ thị này, Bộ yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị thuộc Bộ triển khai ngay một số công việc sau:
"...Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non phối hợp với các cấp, các ngành huy động tối đa trẻ 5 tuổi đến trường; thực hiện nghiêm túc Chương trình giáo dục mầm non dành cho trẻ theo từng độ tuổi; Tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ; không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ; đồng thời, hướng dẫn, tư vấn cho các bậc cha mẹ về các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học lớp 1...". [1]
Như vậy, các địa phương, trường học và phụ huynh hiểu là việc cho học sinh học chữ, học số trước khi vào lớp 1 là sai, vi phạm chỉ thị này của Bộ.
Vì cho trẻ "tập tô, tập viết chữ" trước là: " phản khoa học, gây khó khăn trong việc tổ chức dạy học lớp 1, vì sẽ làm trẻ chủ quan, giảm hứng thú học tập khi vào học lớp 1".
Thế nhưng, trong phần phát biểu mở đầu của Hội thảo ngày 02/11 vừa qua do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thì doThứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã nêu quan điểm về những khó khăn của việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1 như sau:
Một phần lý do khiến việc thực hiện chương trình lớp 1 vừa qua có một số khó khăn vì chất lượng đầu ra của mầm non năm nay chưa đảm bảo do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến các em chưa được làm quen mặt chữ; vào lớp 1 lại không có thời gian để quen nề nếp của cấp học mới. [2]
Vậy là một trong những lý do gây khó khăn trong việc thực hiện chương trình lớp 1 năm nay là do " chất lượng đầu ra của mầm non năm nay chưa đảm bảo do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến các em chưa được làm quen mặt chữ".
Nhưng chính Bộ Giáo dục đã cấm dạy trẻ mầm non "tập tô, tập viết chữ", sao Thứ trưởng lại nói thực hiện chương trình lớp 1 năm nay khó khăn, một phần là do đầu ra mầm non chưa đảm bảo?
Có thể thấy nhận định nêu trên của Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ có phần mâu thuẫn với quan điểm cấm dạy chữ trước lớp 1 thể hiện trong Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT mà Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã ký trước đây.
Tuy nhiên, mâu thuẫn này không chỉ dừng ở phát biểu, mà còn nằm trong chính các văn bản của Bộ.
Chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT yêu cầu trẻ 4-5 tuổi tập tô, làm quen chữ cái
Ngày 24/1/2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT về Chương trình giáo dục mầm non cũng do Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa ký lại có những hướng dẫn khác với Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2013.
Tại phần III- mục tiêu chương trình giáo dục mẫu giáo ở Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT đã nêu yêu cầu phát triển ngôn ngữ như sau:
" - Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ...).
- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày.
- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.
- Có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết". [3]
Trong đó, mục "Làm quen với việc đọc - viết" cho trẻ 5-6 tuổi yêu cầu trẻ phải biết:
" Chọn sách để "đọc" và xem; Kể truyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân; Biết cách "đọc sách" từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách.
Nhận ra kí hiệu thông thường: nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, lối ra - vào, cấm lửa, biển báo giao thông... Nhận dạng các chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt; Tô, đồ các nét chữ, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình". [3]
Với cách hướng dẫn, chỉ đạo trên của Bộ Giáo dục, việc tổ chức dạy chữ / làm quen với chữ cho trẻ trước lớp 1 là đúng hay sai?
Thực tế, những năm trước đây thì đa phần các phụ huynh đều cho con đi học thêm, hoặc dạy cho con em mình trước khi vào lớp 1. Chính vì thế, học sinh không bị động khi vào lớp 1.
Hơn nữa, đặc điểm của bậc học mầm non các cháu chơi là chính, nhưng vào lớp 1 học lại là chính, đó là một sự thay đổi không hề nhỏ với con trẻ, nếu không có sự chuẩn bị, có bước chuyển tiếp sẽ là một cú sốc với các em.
Nhưng, vì dịch Covid-19 nên những tháng đầu của năm 2020 thì các cháu mẫu giáo phải nghỉ học ở trường nhiều tháng trời và không đi học thêm trước chương trình lớp 1 như những năm trước đây.
Đây cũng là lý do " khiến việc thực hiện chương trình lớp 1 vừa qua có một số khó khăn vì chất lượng đầu ra của mầm non năm nay chưa đảm bảo" như phát biểu của Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ hôm 02/11 vừa qua.
Vậy phải chăng đã đến lúc Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát lại Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT, đồng thời có những điều chỉnh và chỉ đạo kịp thời về mặt chuyên môn để giúp trẻ mầm non có thời gian làm quen với chữ trước khi vào lớp 1.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Chi-thi-2325-CT-BGDDT-chan-chinh-tinh-trang-day-hoc-truoc-chuong-trinh-lop-1-197382.aspx
[2] https://moet.gov.vn/pages/tim-kiem.aspx?ItemID=7032
[3] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Van-ban-hop-nhat-01-VBHN-BGDDT-Thong-tu-Chuong-trinh-giao-duc-mam-non-2017-342703.aspx
Đòi hỏi tất yếu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 triển khai ở lớp 1 hơn một tháng. So với lộ trình đổi mới giáo dục, đây là thời gian quá ngắn, do đó thật khó để đưa ra nhận định, đánh giá công tâm, khách quan. Ảnh minh họa Thông tin ban đầu của Bộ GD&ĐT và nhiều sở GD&ĐT sau thời gian trực tiếp...