Không chỉ người lớn, giải nhiệt cho trẻ sai cách cũng nguy hiểm khôn lường
Cho trẻ uống nhiều nước mát, tắm cho trẻ quá lâu, để trẻ ngồi trước quạt… là những cách giải nhiệt sai lầm mà nhiều người lớn đang mắc.
Trong những ngày hè, cha mẹ thường dùng các loại nước có tính thanh nhiệt như: nước bí đao, nước chanh, nước vối, hồng trà, nụ tam thất… để cho trẻ uống nhằm giải nhiệt. Theo chuyên gia dinh dưỡng, việc dùng các sản phẩm thanh nhiệt không đúng cách có thể nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh – Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Trưởng phòng khám chuyên gia Dinh dưỡng VIAM cho hay ngoài giải nhiệt, các loại nước lá còn có tác dụng lợi tiểu. Nếu sử dụng các loại nước lá quá thường xuyên và kéo dài có thể khiến cơ thể bị mất cân bằng điện giải như canxi, kali, natri…
Tắm là cách giải nhiệt tốt trong mùa hè nhưng không tắm cho trẻ quá lâu, ảnh minh họa.
Đối với trẻ em, chức năng tiêu hóa không ổn định, khả năng hấp thụ cũng kém hơn, chức năng thận cũng yếu hơn, nếu uống nhiều nước mát có thể gây rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, tiêu chảy, chán ăn, nặng thì có thể gây ra một số bệnh về đường ruột. Do vậy, với trẻ em, cha mẹ nên cho uống nước lọc hoặc các loại nước trái cây, nước rau củ để giải nhiệt mùa hè.
Ngoài các loại nước lá, cha mẹ chú ý không cho trẻ uống nước đá lạnh, ăn đồ ăn lạnh trong hè dễ khiến cho bé bị viêm họng và rối loạn tiêu hóa.
“Không phải trẻ nào cũng uống được nước mát, đặc biệt là trẻ có thể hàn thì không nên uống nước mát, có thể gây lợi tiểu, tiêu chảy… Ngay cả với những loại nước giải nhiệt được xem là lành tính và quen thuộc như nước râu ngô, nha đam, rau má, mã đề, nước dừa… cũng không nên tùy tiện cho trẻ uống. Không nên cho trẻ uống nước mát quá nhiều, dài ngày và không nên uống thay nước lọ,c vì có thể khiến trẻ bị lợi tiểu, mất nước mà phụ huynh không hay”, PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh lưu ý.
Đi bơi có phải là cách để giải nhiệt tốt?
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, trong những ngày nắng nóng, cha mẹ thường chọn cho con tới hồ bơi để giải nhiệt. Có rất nhiều trẻ vừa tới nơi đã ngay lập tức nhảy xuống nước, không khởi động, không tắm qua để giữ sức khỏe cho mình và giữ vệ sinh hồ bơi. Vì vậy, hồ bơi vô tình đã trở thành ổ chứa vi khuẩn.
Video đang HOT
Môi trường nước hồ bơi có thể làm lây nhiễm bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, da, mắt… Đặc biệt là bệnh viêm kết mạc do virút gây bệnh này có trong dịch tiết mắt và mũi của trẻ bị bệnh. Dịch tiết này hòa lẫn vào nước, làm nước bị nhiễm khuẩn.
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh khuyến cáo: “Nhiều phụ huynh còn cho trẻ đi chơi ở công viên nước mà không chú ý đến việc trẻ phơi đầu trần dưới nắng trong khi cơ thể ngâm trong nước rất dễ bị say nắng say nóng, sốt, sốc nhiệt”.
Cha mẹ cần lưu ý không giải nhiệt cho con bằng cách tắm quá nhiều và tắm quá lâu cho trẻ. Không nên tắm quá muộn cho trẻ để tránh nguy cơ cảm lạnh. Mặc dù trời nắng nóng nhưng cha mẹ không nên cho trẻ ngồi thẳng trước quạt và điều hòa. Đặc biệt, trẻ đang đổ mồ hôi hay vừa đi ngoài nắng về không vào phòng máy lạnh ngay, nhằm tránh tình trạng sốc nhiệt; đồng thời cũng không cho trẻ đi tắm ngay mà phải chờ hết mồ hôi.
Theo Emdep
Bạn còn có thể tận dụng rau diếp cá để nhanh chóng có được những bài thuốc chữa bệnh này
Không chỉ là thức uống giải nhiệt, lương y Bùi Hồng Minh khẳng định, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng rau diếp cá để tạo thành những bài thuốc chữa bệnh cực dễ áp dụng lại hiệu quả.
Rau diếp cá giải nhiệt mùa hè cực tốt, đồng thời là thuốc quý trong Đông y
Vào mùa hè, chúng ta thường đắm chìm trong những ly sinh tố rau diếp cá mát lạnh với đường, đá. Thức uống này giúp giải nhiệt cực tốt. Không chỉ làm dịu ngay cái nóng oi ả của mùa hè bên ngoài, tâm trí chúng ta dường như cũng dịu lại nhờ được giải nhiệt từ bên trong.
Giữa mùa hè nắng nôi, oi bức, đây thực sự là những loại đồ uống tuyệt vời đáng được thêm vào danh sách thực đơn của gia đình bạn.
Vào mùa hè, chúng ta thường đắm chìm trong những ly sinh tố rau diếp cá mát lạnh với đường, đá.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, rau diếp cá hay còn gọi là dấp cá, rau giấp, lá giấp... có vị cay, tính hơi lạnh, có công dụng chính là thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng.
Đặc điểm nhận diện rau diếp cá là lá mọc cách (so le), hình tim, có bẹ, đầu lá hơi nhọn hay nhọn hẳn, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cây thảo cao 15-50 cm; thân màu lục hoặc tím đỏ, mọc đứng cao 40 cm, có lông hoặc ít lông. Cụm hoa nhỏ hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, trong chứa nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt, trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc. Quả nang mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan, nhẵn. Mùa hoa tháng 5-8, quả tháng 7-10.
Rau diếp cá hay còn gọi là dấp cá, rau giấp, lá giấp... có vị cay, tính hơi lạnh, có công dụng chính là thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng.
"Rau diếp cá có vị cay, chua, mùi tanh, tính mát (hơi lạnh, theo Hu), hơi độc, tán khí, tán ứ (Kariyone & Kimure), cay vào phế kinh. Rau diếp cá thường được dùng trong các trường hợp viêm phế quản, hen suyễn, áp xe phổi, phù nề, hội chứng lỵ cấp, viêm đường tiết niệu, đái dắt, đái buốt, huyết trắng, khí hư, mụn nhọt. Liều dùng được định lượng 10-30g khô, 30-60g tươi", lương y Bùi Hồng Minh nói.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong diếp cá chứa 91,5% nước, 2,9% protid, 2,7% gluxit, 0,5% lipid, 1,8% cellulose, dẫn xuất không protein 2,2, khoáng toàn phần 1,1. Trong rau diếp cá cũng chứa một số khoáng chất như canxi, kali, caroten và vitamin C.
Trong sách của GS Đỗ Tất Lợi, trong cây có chừng 0,0049% tinh dầu mà thành phần chủ yếu là methylnonylketon, decanonylacetaldehyde, chất myrcen và một ít alcaloid là cordalin, một hợp chất sterol v.v... Trong lá có quercitrin (0,2%); trong hoa và quả có isoquercitrin. Độ tro trung bình là 11,4%, tro không tan trong HCl là 2,7%.
Rau diếp cá có vị cay, chua, mùi tanh, tính mát (hơi lạnh, theo Hu), hơi độc, tán khí, tán ứ.
Những bài thuốc chữa bệnh từ rau diếp cá cực dễ áp dụng
Không chỉ là thức uống giải nhiệt, lương y Bùi Hồng Minh khẳng định, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng rau diếp cá để tạo thành những bài thuốc chữa bệnh cực dễ áp dụng lại hiệu quả. Một số cách dùng thuốc từ rau diếp cá mà bạn nên dắt túi là:
- Đau sưng trên cơ thể: Trong sách Nam dược thần hiệu có hướng dẫn cách chữa đau nhức, sưng trên cơ thể bằng diếp cá như sau: Diếp cá 15g, nhọ nồi 15g, cải rừng 15g, xương sông 15g, dưa chuột 15g, khế 15g, đơn đỏ 15g, huyết dụ 15g, xích hoa xà 3 lá, bí đao 3 lát, củ nâu 3 lát. Tất cả nguyên liệu đem giã nát, đổ thêm nước và vắt lấy nước uống, đem bã đắp vào chỗ sưng.
- Trị mụn nhọt sưng đỏ (chưa có mủ): 12g diếp cá, rửa sạch, giã nát đắp vào mụn nhọt rồi băng lại. Ngày thực hiện 2 lần. Làm trong 3 ngày, mụn nhọt sẽ đỡ sưng đau nhanh chóng.
Làm thuốc chữa bệnh, rau diếp cá còn dùng làm rau sống rất thơm ngon.
- Chữa bệnh sởi: Diếp cá 15g, rau dệu 15g, đậu chiều 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống làm 2 lần trong ngày. Sử dụng nước thuốc này sẽ làm sởi nhanh phát hết ra ngoài, chóng khỏi bệnh.
- Chữa đái buốt, đái dắt: 20g diếp cá, rau má, rau mã đề mỗi vị 40g rửa sạch, giã nát lọc lấy nước trong. Ngày uống 3 lần. Thực hiện liên tục trong 7-10 ngày.
- Chữa táo bón: 10g diếp cá đã sao khô, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà hàng ngày. Một liệu trình chữa táo bón này thực hiện trong 10 ngày. Lưu ý: Trong thời gian điều trị không sử dụng cùng các loại thuốc khác.
- Chữa kinh nguyệt không đều: Cây diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi). Rửa sạch cây diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội, lấy một bát nước thuốc, uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.
- Trị vú sưng đau do tắc sữa: 25g diếp cá khô, táo đỏ 10 quả. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Uống trong 3 - 5 ngày.
Lưu ý: Theo chuyên gia, rau diếp cá tính hàn nên người có tạng người hư hàn không nên dùng. Để tránh những rủi ro không đáng có nên tham khảo ý kiến của chuyên gia Đông y trước khi sử dụng.
Theo Helino
Không chỉ giúp giải nhiệt, nước mía còn có vô vàn tác dụng tuyệt vời cho cơ thể Ngoài tác dụng làm dịu cơn khát, tăng cường năng lượng ngay lập tức để chống lại sự mệt mỏi từ cái nắng mùa hè, nước mía còn có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời hơn bạn nghĩ. Nước mía là thức uống được phục vụ trên khắp đất nước suốt những tháng hè nóng bức. Nhờ hương vị...