Không chỉ là gia vị, muối còn có thể chữa bệnh với 6 bài thuốc vô cùng hữu ích
Nếu sử dụng muối khéo léo và đúng cách có thể hỗ trợ điều trị bệnh, đồng thời bảo vệ sức khỏe.
Muối là một loại gia vị cần thiết trong bếp, giúp món ăn trở nên ngon và đậm đà hơn. Theo quan điểm của y học cổ truyền, muối có giá trị dược tính cao, có tác dụng thanh hỏa, mát huyết, bổ thận, giải độc, đồng thời còn có thể thanh nhiệt thẩm thấp, điều hòa các cơ quan nội tạng, giúp diệt côn trùng và cải thiện thị lực. Nếu sử dụng muối khéo léo và đúng cách có thể hỗ trợ điều trị bệnh, đồng thời bảo vệ sức khỏe.
Ngoài là gia vị, muối còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh và bảo vệ sức khỏe (Ảnh minh họa).
Pha nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng theo một tỷ lệ nhất định, sau đó súc rửa khoang mũi bằng dụng cụ rửa mũi và nước muối đã pha, có tác dụng tống các chất, dị nguyên bám trên niêm mạc mũi ra ngoài, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi hay hắt hơi.
2. Các bệnh răng miệng
- Nên súc miệng bằng nước muối loãng sau ba bữa ăn mỗi ngày, giúp làm trôi cặn thức ăn trong miệng kịp thời, giảm bớt tình trạng hôi miệng và hỗ trợ điều trị các bệnh răng miệng.
- Bệnh nhân bị viêm họng mãn tính dễ bị đau họng, nên ngậm nước muối loãng trong miệng vài phút, có tác dụng kháng viêm, giảm đau.
- Nghiền một lượng thích hợp rễ cà tím và muối thành bột, sau đó đắp lên vùng răng bị đau để giảm các triệu chứng đau răng.
Video đang HOT
Súc miệng bằng nước muối loãng sau bữa ăn giúp giảm bớt tình trạng hôi miệng và hỗ trợ điều trị các bệnh răng miệng (Ảnh minh họa).
3. Cơn đau do lạnh
Nhiều cơn đau do bị lạnh hay huyết ứ, điển hình nhất là đau bụng kinh, có thể điều trị bằng muối thô. Cho một lượng muối thô vừa đủ vào nồi, sao khô trên lửa nhỏ, sau khi sao xong cho vào túi và quấn lại, chườm nóng lên vùng bị đau, không chỉ có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu cục bộ, mà còn giúp loại bỏ cảm lạnh và giảm đau. Tuy nhiên, cần chú ý kiểm soát nhiệt độ khi sử dụng để tránh làm bỏng da.
- Cho thêm một lượng muối thích hợp vào nước tắm và ngâm mình trong đó để giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh chàm.
- Nếu chân đổ nhiều mồ hôi và có mùi khó chịu, hãy kiên trì rửa chân bằng nước muối để giảm các triệu chứng của bệnh.
- Nếu nách có mùi hôi, hãy dùng nước muối loãng rửa sạch vùng nách.
- Nghiền muối thành bột, sau đó đắp lên vùng da chân bị nấm.
5. Chống ho và kích thích nôn
- Khi bị ho dị ứng, nên súc miệng bằng nước muối loãng, có thể làm giảm các triệu chứng ho.
- Uống rượu quá nhiều dễ gây khó chịu cho dạ dày, để kích thích nôn rượu ra ngoài hãy uống vào một lượng nước muối vừa phải.
Muối cũng giúp chăm sóc sắc đẹp (Ảnh minh họa).
6. Chăm sóc sắc đẹp
- Cho một lượng muối và giấm trắng thích hợp vào chén, thêm nước sôi vào hòa tan, nhúng bông tẩy trang vào nước muối đã pha rồi lau rửa mặt, cách này sẽ giúp làm sạch mụn.
-Việc kiên trì gội đầu bằng nước muối loãng không chỉ giúp loại bỏ gàu mà còn tránh rụng tóc.
- Trộn hỗn hợp muối tinh và bột hạnh nhân một lượng thích hợp rồi thoa lên mặt, thực hiện 1-2 lần mỗi tuần, có thể giúp da trắng và mịn màng hơn.
Nói chung, muối có thể hỗ trợ điều trị các loại bệnh tật và tăng cường sức khỏe, song nó chỉ có thể đóng vai trò phụ trợ. Ngoài ra, nếu chườm nóng bằng muối thô mà vẫn không giảm được cơn đau, cơn đau vẫn kéo dài hoặc dữ dội thì cần phải đi thăm khám ngay để tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác.
Vì sao người bị viêm mũi dị ứng không nên ăn hải sản?
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể.
Ở người bình thường, hệ thống miễn dịch có vai trò chống lại những tác nhân gây hại cho cơ thể như vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng, hệ thống miễn dịch lại phản ứng quá mức đối với những thành phần hầu như vô hại (được gọi là kháng nguyên) với cơ thể như phấn hoa, lông thú vật, bụi... gây ra phản ứng viêm và kích thích, gọi là phản ứng dị ứng ở lớp niêm mạc phủ trên bề mặt mũi, mắt và các xoang.
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như: Khói, bụi, lông tơ, thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ, áp suất không khí. Bệnh thường gặp ở người tuổi 21 - 30. Căn bệnh này làm ảnh hưởng tới cả sức khỏe, tâm lý và cả chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì bắt nguồn từ việc cơ thể phản kháng lại các dị nguyên gây dị ứng thông qua đường thở mũi. Nếu sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng sẽ làm tăng phản ứng dị ứng làm triệu chứng viêm mũi dị ứng trầm trọng hơn, phát ban trở nên rầm rộ hơn.
Người bị viêm mũi dị ứng không nên ăn hải sản.
Thực phẩm không nên ăn
Thức ăn có tính lạnh, béo và tanh như hải sản (như tôm, cua, cá biển, ốc, mực, hải sâm). Đây là thực phẩm chứa nhiều protein lạ dễ gây dị ứng. Thịt mỡ cũng có thể làm cổ họng của người bệnh khó chịu. Thịt gà thuộc tính phong lạnh, có thể làm tăng tình trạng dị ứng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên uống nước lạnh, kem, đá lạnh,... vì chúng gây tăng kích thích (ho,hắt hơi, chảy nước mũi,...)
Đồ ăn cay nóng: Các loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu,... có thể khiến bệnh nhân viêm mũi dị ứng bị ngứa mũi, hắt xì liên tục. Bên cạnh đó, đồ ăn cay nóng cũng dễ khiến axit dạ dày trào lên trên cổ, gây ảnh hưởng xấu tới tai - mũi - họng.
Đồ uống có cồn, chất kích thích: Đối với người bị viêm mũi dị ứng, thực phẩm chứa cồn hay chất kích thích có thể tác động làm vết thương lâu lành hơn, kích thích niêm mạc mũi chảy dịch nhiều khiến bệnh viêm xoang mũi trở nên nghiêm trọng.
Nhộng tằm, côn trùng, nấm: Những thực phẩm này cũng dễ gây dị ứng. Thịt bò chứa hàm lượng protein cao nhưng cũng là thực phẩm dễ gây dị ứng nên bệnh nhân cần thận trọng khi sử dụng.
Thực phẩm nên ăn gì
Rau, củ quả giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Vitamin C có trong ớt chuông, cherry, cà rốt, bưởi, khế,... rất tốt cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, cam, táo, nước ép cà chua với hàm lượng chất chống oxy hóa cao cũng giúp chống lại bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn hiệu quả.
Món ăn giàu Omega-3: Cá hồi, cá mòi, cá nục,... là nhóm thực phẩm giàu chất béo Omega-3 tác dụng ngăn ngừa những phản ứng sưng tấy trên đường hô hấp.
Thực phẩm tính ấm: Các loại gia vị như hành, tỏi, gừng,... có tính ấm đều chứa nhiều chất kháng sinh, tác dụng phòng ngừa viêm mũi dị ứng và viêm xoang hữu hiệu.
Gia vị có tinh dầu: Các cây gia vị tinh dầu như bạc hà, rau mùi, rau ngổ,... tác dụng rất tốt đối với người bệnh viêm mũi dị ứng.
Sâu răng ở trẻ em: Nhận biết, nguyên nhân và điều trị Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ khi trưởng thành. Chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ đòi hỏi sự theo dõi và quan tâm của các bậc cha mẹ. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, sẽ gây...