Không chỉ GVMN mà nhiều nhân viên nuôi dưỡng cũng chán việc, muốn bỏ việc
Tình trạng nghỉ việc không chỉ diễn ra ở giáo viên mầm non mà hiện nay, nhiều nhân viên nuôi dưỡng cũng chán việc, muốn bỏ việc vì đồng lương quá thấp.
Mới đây, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non từ 35% lên 70% hoặc tương đương với cán bộ y tế cấp cơ sở.
Trước thông tin này, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Như Ý – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thường Tín (Hà Nội) bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi.
Ông Ý cho biết, hiện nay, lương giáo viên nói chung và lương giáo viên mầm non nói riêng đang rất thấp, chưa đảm bảo được nhu cầu cuộc sống khiến họ khó mà yên tâm với nghề.
Huyện Thường Tín có 30 trường mầm non công lập, hiện tượng giáo viên mầm non nghỉ việc đang diễn ra và có xu hướng tăng lên. Lý do các thầy cô đưa ra khi nghỉ việc là vì lương thấp.
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thường Tín trăn trở, nếu tình trạng giáo viên chán việc, bỏ việc tiếp tục diễn ra thì trong thời gian tới huyện chưa biết sẽ lấy nguồn giáo viên ở đâu để giảng dạy. Nguyên tắc của ngành giáo dục là có học sinh thì phải có giáo viên, thiếu giáo viên thì bắt buộc phải dồn lớp, khi đó lại vướng một số quy định khác.
Vì còn thiếu giáo viên mầm non nên hiện tại, huyện Thường Tín đang hợp đồng với hơn 40 giáo viên, nguồn kinh phí trả cho đội ngũ giáo viên này được địa phương hỗ trợ. Trước đó, huyện có thông báo được bổ sung 46 chỉ tiêu biên chế giáo viên, trong đó, tiểu học 23 chỉ tiêu, trung học cơ sở 23 chỉ tiêu và không có chỉ tiêu nào của giáo viên mầm non.
“Việc hợp đồng với giáo viên mầm non chỉ là biện pháp tạm thời, về lâu dài để giữ chân họ, khiến họ sẵn sàng gắn bó và cống hiến với nghề thì phải tăng lương, tăng phụ cấp, có chỉ tiêu biên chế thì lúc đó họ mới yên tâm công tác.
Giáo viên mầm non tiếp xúc với môi trường trẻ nhỏ, khối lượng công việc nhiều, rủi ro lớn, bản thân họ cũng phải trang bị đầy đủ những nghiệp vụ chuyên môn, cống hiến hết mình cho công việc nên cũng rất khó để có thể làm thêm, kiếm thêm thu nhập.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non từ 35% lên 70%, dù mới chỉ là kiến nghị, tuy nhiên đây cũng là một tín hiệu đáng mừng thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tới ngành giáo dục mầm non nói chung và đời sống giáo viên mầm non nói riêng”, ông Ý nói.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Ủng hộ đề xuất trên của Bộ trưởng, bà Bùi Thị Thu Hiền – Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo phụ trách giáo dục mầm non huyện Thanh Oai (Hà Nội) cho biết, huyện có 26 trường mầm non công lập. Năm vừa rồi, đã có 4 giáo viên xin nghỉ việc với lý do lương thấp, khối lượng công việc lớn, tốn nhiều thời gian.
“Trong giai đoạn nghỉ dịch, một số giáo viên có công việc mới như bán hàng trực tuyến, công việc này đem lại cho các cô mức lương và thu nhập cao hơn. Chính vì vậy, sau khi các trường mầm non mở cửa đón trẻ trở lại, các cô sẽ có sự so sánh giữa hai công việc và chọn công việc lương cao hơn”, bà Hiền nói.
Thấu hiểu nỗi vất vả của giáo viên mầm non, bà Hiền chia sẻ, giáo viên mầm non làm việc từ sáng đến tối, buổi trưa ở lại tổ chức cho học sinh ăn, ngủ bán trú.
Theo Điều 3 Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND về việc quy định thu, sử dụng khoản thu khác trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập của Thành phố Hà Nội (trừ cơ sở công lập chất lượng cao) nêu rõ “Chăm sóc bán trú (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) không quá 150.000 đồng/học sinh/tháng”.
“Khoản tiền này sẽ chi cho các giáo viên trực tiếp tham gia công việc chăm sóc bán trú. Mỗi tháng, tiền chăm sóc bán trú các cô nhận được đa phần ở mức 1 triệu đồng – 1,5 triệu đồng, có cô cao nhất được 2 triệu đồng. Nhận tiền bán trú nhưng lại phải bù trừ vào tiền ăn trưa nên cuối tháng các cô cũng không nhận được bao nhiêu”, bà Hiền cho hay.
Tình trạng nghỉ việc không chỉ diễn ra ở giáo viên mầm non mà hiện nay nhiều nhân viên nuôi dưỡng cũng chán việc, muốn bỏ việc vì đồng lương quá thấp, không đủ cho họ trang trải cuộc sống.
Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai cho biết, hàng ngày khối lượng công việc của nhân viên nuôi dưỡng rất nhiều.
7 giờ sáng mỗi ngày, họ phải thực hiện quy trình khép kín từ khâu nhận thực phẩm, sơ chế, tổ chức nấu ăn cho trẻ, chia đồ ăn. Đến buổi trưa, sau khi trẻ ăn xong thì họ tiến hành rửa bát và chuẩn bị bữa phụ chiều với mẫu giáo, bữa chính chiều đối với nhà trẻ.
4 giờ chiều dọn dẹp xong, họ có thể ra về. Dù được về sớm hơn các giáo viên mầm non tuy nhiên nhân viên nuôi dưỡng cũng mất nguyên ngày làm việc ở trường, không nghỉ trưa, khó mà làm thêm việc khác để kiếm thêm thu nhập.
Công việc vất vả nhưng lương của nhiều cô mới vào làm chỉ được khoảng 2,9 triệu đồng – 3 triệu đồng/tháng. Ngoài lương cơ bản ra thì họ không có phụ cấp, rất thiệt thòi. Vì vậy, một số cô cũng đang xin nghỉ.
“Ngoài kiến nghị nâng phụ cấp giáo viên mầm non của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, tôi cho rằng cần nâng mức tiền bán trú vì mức thu 150.000 đồng đã được áp dụng rất lâu mà chưa có sự thay đổi, trong khi giá cả thị trường lại tăng nhanh. Bên cạnh đó, cần xem xét hỗ trợ thêm cho nhân viên nuôi dưỡng vì họ là người giữ vai trò vô cùng quan trọng trong trường học, nhưng mức lương nhận được hiện nay còn quá thấp”, bà Hiền kiến nghị.
Nếu tăng phụ cấp lên 70% sẽ khắc phục được tình trạng GVMN nghỉ việc, chán việc
Hiệu trưởng trường Mầm non Minh Châu (Hà Nội) cho rằng, đây là đề xuất kịp thời, thiết thực để hạn chế được tình trạng giáo viên nghỉ việc, chán việc.
Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, theo thống kê, số giáo viên bỏ việc nhiều nhất là ở cấp mầm non, chiếm 40%. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị và hết sức mong muốn Quốc hội, Chính phủ xem xét tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non từ 35% lên 70% hoặc tương đương phụ cấp của cán bộ y tế cấp cơ sở.
Trước thông tin này, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô giáo Nguyễn Thu Hà - Hiệu trưởng trường Mầm non Đại Hưng (Hà Nội) bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi.
"Tôi rất vui khi nghe đề xuất của Bộ trưởng, điều này thể hiện sự quan tâm và thấu hiểu nỗi vất vả của ngành giáo dục mầm non nói chung và những giáo viên mầm non nói riêng", cô Hà nói.
Cô Hà chia sẻ thêm, Trường Mầm non Đại Hưng có tổng 45 giáo viên, thời gian vừa qua, có 3 trường hợp giáo viên nghỉ việc. Lý do các thầy cô đưa ra chủ yếu là do điều kiện hoàn cảnh gia đình. Nếu mức lương của giáo viên mầm non đảm bảo được nhu cầu cuộc sống thì có lẽ giáo viên đó cũng sẽ cố gắng gắn bó và cống hiến thêm cho nghề.
"Trước khi trở thành lãnh đạo trường, bản thân tôi cũng từng là giáo viên nên tôi hiểu rõ những khó khăn, vất vả mà giáo viên mầm non đang gặp phải.
So với giáo viên các cấp học khác như tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông thì giáo viên mầm non dễ bị "coi thường" nhất. Dù các thầy cô giáo muốn xin ý kiến hay đề xuất ý kiến với phụ huynh cũng rất khó. Sau khi cho con học 1,2 buổi, phụ huynh không ưng môi trường hay giáo viên, họ sẵn sàng cho con nghỉ học để tìm chỗ học mới.
Chưa kể, giáo viên mầm non không dạy theo tiết học như những cấp học khác, họ phải chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ từ sáng đến tối. Chẳng may trẻ quấy khóc hoặc xô xát với nhau để lại vết xước hay vết bầm thì giáo viên phải chịu áp lực từ phụ huynh rất lớn", cô Hà chia sẻ.
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Hiệu trưởng trường Mầm non Đại Hưng nhấn mạnh, nhiệm vụ của giáo viên mầm non nhiều, rủi ro lớn nhưng mức lương và phụ cấp hiện nay còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của nhiều giáo viên. Chính vì vậy, dù thời gian dành cho bản thân vốn đã ít, họ vẫn tranh thủ làm thêm công việc khác để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
"Tôi hi vọng rằng, đề xuất của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn sẽ được Quốc hội thông qua và sớm đưa vào thực hiện. Bên cạnh đó, ngoài tăng lương dựa trên thâm niên cũng cần đưa ra tiêu chí tăng lương cụ thể để những giáo viên trẻ phấn đấu", cô Hà kiến nghị.
Ủng hộ đề xuất trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cô giáo Nguyễn Thị Bình - Hiệu trưởng trường Mầm non Minh Châu (Hà Nội) cho rằng, đây là đề xuất kịp thời, thiết thực để hạn chế được tình trạng giáo viên nghỉ việc, chán việc.
Cô giáo Nguyễn Thị Bình cho biết, xã Minh Châu là xã đặc thù nằm trên bãi nổi giữa sông Hồng, là "xã đảo" duy nhất ở Hà Nội. Trường mầm non Minh Châu có 1 điểm trường chính và 2 điểm trường lẻ, dự kiến sang năm sẽ dồn về một điểm trường để học sinh được hưởng cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục như nhau.
Đồng lương ít ỏi nhưng hàng ngày giáo viên của Trường Mầm non Minh Châu còn mất thêm phí đi lại qua sông, hai lượt đò đi và về là 15 nghìn đồng.
Nếu chỉ có sống bằng mức lương giáo viên mầm non thì không thể lo được cho cuộc sống của mình nên giáo viên của trường vẫn phải tranh thủ làm thêm. Từ đấy dẫn đến tình trạng giáo viên không có thời gian trau dồi, học hỏi, bổ sung thêm kiến thức, thiếu đi sự chủ động.
"Chăm lo đời sống giáo viên bằng vật chất thì nhà trường không làm được, vùng xã khó khăn phụ huynh làm nông là chính nên cũng không thể kêu gọi xã hội hóa giáo dục. Vì vậy, tôi chỉ có thể chăm lo, động viên tinh thần giáo viên.
Cũng nhờ công tác động viên, chăm lo cuộc sống giáo viên liên tục mà tôi đã thành công trong việc giữ lại một cô giáo đã từng có ý định nghỉ việc từ 5 năm trước do hoàn cảnh gia đình khó khăn", cô Bình kể.
Nếu không quan tâm, động viên các giáo viên, họ sẽ áp lực, có xu hướng nghỉ việc và trường học sẽ thiếu giáo viên. Việc tuyển dụng giáo viên mầm non đối với Trường Mầm non Minh Châu không dễ dàng.
Có những sinh viên tốt nghiệp ngành giáo dục mầm non ở xã nhưng vì lương thấp nên họ tìm những công việc khác. Người ở địa phương khác thì lại quan ngại địa hình đặc thù của xã nên không muốn công tác ở đây. Vì vậy, nếu đề xuất trên được thông qua và thực hiện, chắc chắn giáo viên mầm non sẽ rất phấn khởi và sẵn sàng cống hiến với nghề, đồng thời ngành cũng thu hút được nhiều sinh viên ra trường vào làm việc.
Ngoài mức lương và phụ cấp của giáo viên mầm non, điều cô Bình vẫn luôn trăn trở bấy lâu nay là mức lương của nhân viên trường học (ngoài lãnh đạo và giáo viên). Họ là những người làm việc "thầm lặng", bảo đảm cho các hoạt động của nhà trường được vận hành nhịp nhàng, như quản lý cung cấp trang thiết bị dạy học, bảo quản sách, dụng cụ học tập thí nghiệm, chăm lo sức khỏe, xử lý các vấn đề y tế,...
Thế nhưng, từ trước đến nay, chúng ta thường hay đề cập đến vấn đề lương giáo viên thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn mà ít nhắc đến bộ phận làm công tác bảo đảm phục vụ trong trường học. Thực tế, mức lương của nhân viên trường học còn thấp hơn nhiều.
Có những vị trí, mức lương chỉ có hơn 2 triệu đồng. Với mức lương như vậy, họ cũng khó mà đảm bảo được cuộc sống. Vì vậy, cô Bình mong rằng các cấp chính quyền có sự quan tâm hơn và có giải pháp cải thiện mức lương cho họ.
Đề nghị xem xét điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho giáo viên Ngày 27/10, tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, ghi nhận ý kiến trao đổi của đại biểu về vấn đề thiếu giáo viên và giáo viên nghỉ việc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có ý kiến phát biểu làm rõ hơn thực trạng và biện pháp giải quyết. Một tiết học của học...