Không chỉ béo phì, ăn quá no còn khiến bạn đối mặt với ung thư và Alzheimer
Người Nhật Bản chỉ ăn khoảng 70% nhu cầu trong mỗi bữa và ai cũng biết rằng, họ đứng hàng đầu thế giới về tuổi thọ và sức khỏe.
Béo phì
Nếu ăn quá nhiều trong một bữa, đặc biệt là với khẩu phần ăn giàu chất bột đường, lượng calo dư thừa sẽ được chuyển hóa thành chất béo và tích tụ dưới da và các cơ quan nội tạng. Không chỉ gây thừa cân, béo phì, lượng chất béo này còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ…
Nạp vào quá nhiều thức ăn chỉ trong 1 bữa làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, mà cụ thể là dạ dày và ruột. Tình trạng quá tải này sẽ dễ gây hiện tượng khó tiêu, đầy hơi, đau bụng, táo bón…
Mệt mỏi
Như đã đề cập ở trên, khi hấp thu vào cơ thể quá nhiều thức ăn trong 1 bữa, đường ruột sẽ rơi vào tình trạng quá tải. Để hoạt động với công suất tối đa nhằm tiêu hóa và hấp thu số thức ăn này, lượng máu được cấp cho hệ tiêu hóa sẽ tăng lên, điều này vô tình khiến máu cấp đến các cơ quan khác bị giảm xuống, làm ảnh hưởng đến chức năng của chúng. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của tình trạng này là cảm giác mệt mỏi, đờ đẫn, phản xạ bị chậm lại sau một bữa ăn no.
Ung thư
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, thói quen ăn quá no được duy trì thường xuyên sẽ làm giảm khả năng ức chế, xử lý các yếu tố gây ung thư của tế bào, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Vấn đề về não bộ
Theo các công trình nghiên cứu, ăn quá no trong một thời gian dài khiến não bộ sản sinh ra một loại tế bào đặc biệt, là nguyên nhân chủ yếu gây ra xơ cứng động mạch não.
Sau khi động mạch bị xơ cứng, não bộ sẽ thiếu oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để đáp lại các phản ứng, xử lý thông tin, từ đó gây giảm trí nhớ, thậm chí làm giảm trí thông minh, dễ mắc chứng Alzheimer khi về già.
Theo kết quả điều tra của các chuyên gia dinh dưỡng Phần Lan, có khoảng 20% số người già mắc chứng Alzheimer là do lúc còn trẻ có thói quen ăn quá no.
Video đang HOT
Kết luận
Theo lời khuyên của các chuyên gia Phần Lan: Chỉ nên ăn bằng 70% sức ăn của bản thân. Công thức này đã được người dân Nhật Bản chứng minh bằng thực tế: Họ chỉ ăn khoảng 70% nhu cầu và người dân Nhật Bản nổi tiếng về tuổi thọ cao và sức khỏe tốt hàng đầu thế giới.
Bệnh mất ngủ - Nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả
Mất ngủ là căn bệnh đặc biệt phổ biến ở tất cả lứa tuổi. Nếu mất ngủ mãn tính kéo dài gây suy nhược cơ thể nghiêm trọng và có thể dẫn tới các vấn đề tim mạch, đột quỵ...
Bệnh mất ngủ là gì, có nguy hiểm không?
Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là chứng bệnh gây khó khăn trong đời sống rất nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, ngủ mê man hay gặp ác mộng hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.
Vì định nghĩa của từ mất ngủ hay khó ngủ không rõ rệt, tỷ lệ mất ngủ có thể từ 4% cho tới 48%. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15% bị trạng thái, buồn ngủ, ngủ gà gật trong ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần.
Bệnh mất ngủ có thể phân thành 2 dạng: mất ngủ ngắn hạn và mất ngủ mãn tính (mất ngủ kinh niên).
Mất ngủ ngắn hạn thường chỉ diễn ra trong khoảng thời gian dưới 1 tháng. Mất ngủ mãn tính diễn ra liên tục trên 1 tháng, khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Bệnh mất ngủ không thể chủ quan hay coi thường bởi nếu không khắc phục sớm khiến tình trạng này diễn ra triền miên, kéo dài sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm như: Béo phì, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư, đột quỵ...
Nguyên nhân gây mất ngủ
Mất ngủ là tình trạng rất thường gặp nhưng ít ai biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân mất ngủ thường gặp nhất:
Do thói quen sinh hoạt và trạng thái tâm lý:
Tình trạng căng thẳng, lo âu, stress quá mức dẫn tới mất ngủ.Do thói quen ăn nhiều về đêm, sử dụng chất kích thích, uống nhiều cà phê, hút thuốc lá.
Rối loạn giờ giấc sinh hoạt do thay đổi lịch ngủ bất thường, làm việc theo ca không cố định, chênh lệch múi giờ khi đi nước ngoài.
Phân chia giờ giấc sinh hoạt không khoa học, thời gian ngủ ban ngày quá nhiều.
Do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây ra tình trạng mất ngủ như thuốc chữa đau đầu chứa caffeine, thuốc chống viêm chứa corticoid, thuốc lợi tiểu...
Các bệnh lý:
Một số căn bệnh có những triệu chứng khó chịu khiến người bệnh không thể ngủ được như: Rối loạn tâm thần, trầm cảm; viêm xoang; đau nhức xương khớp; bệnh tim mạch; bệnh đường hô hấp; đau dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa; bệnh sỏi thận, đái tháo đường, u xơ tiền liệt tuyến... khiến bệnh nhân phải đi tiểu liên tục trong đêm.
Tuổi tác
Tuổi tác là nguyên nhân phổ biến hàng đầu dẫn tới tình trạng mất ngủ. Khi tuổi ngày càng cao, cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, hoạt động các cơ quan suy giảm, cơ thể mệt mỏi suy nhược khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút, gây tình trạng mất ngủ kéo dài.
Môi trường
Nhiều người bị mất ngủ do tác động xấu từ môi trường xung quanh như không gian ngủ chật chội, bức bí khó chịu, đông người ồn ào...
Thay đổi hormone
Rối loạn nội tiết tố, thay đổi hormone trong kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh... cũng có thể dẫn tới mất ngủ.
Phương pháp chữa mất ngủ hiệu quả
Mất ngủ kéo dài dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe và tâm lý, do đó căn bệnh này cần được điều trị sớm. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bệnh nhân cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để loại bỏ chúng. Đồng thời, áp dụng thêm những phương pháp điều trị, hỗ trợ tìm lại giấc ngủ. Nguyên tắc điều trị này áp dụng cho cả những người trẻ và người cao tuổi, cụ thể gồm các phương pháp sau:
Liệu pháp tâm lý chữa bệnh mất ngủ
Phương pháp này chú trọng giúp bệnh nhân thư giãn, giải tỏa tâm lý để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Một số liệu pháp tâm lý thường được thực hiện như:
- Yoga chữa bệnh mất ngủ
- Luyện khí công
- Tập dưỡng sinh
- Ngồi thiền
- Trị liệu với bác sĩ tâm lý...
Cách chữa mất ngủ bằng phương pháp dân gian
Trong dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc chữa bệnh mất ngủ từ những nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm. Một số bài thuốc phổ biến như:
- Chữa mất ngủ bằng chuối xanh: Dùng 1 quả chuối xanh cắt bỏ đầu đuôi, rửa sạch đem đun sôi với nước. Chắt nước chuối xanh pha thêm chút bột quế uống trong ngày.
- Chữa mất ngủ bằng mật ong: Pha 1 ly sữa ấm rồi thêm vào 2 thìa cà phê mật ong uống trước khi đi ngủ 15 - 20 phút.
- Chữa mất ngủ bằng quả dâu tằm: Dâu tằm rửa sạch cho vào nồi đất cùng 2 bát nước, đun đến khi còn 1 bát thì dừng, uống khi còn nóng.
- Chữa mất ngủ bằng tâm sen: Tâm sen sao vàng rồi hãm với nước uống như trà.
Các bài thuốc này chủ yếu có tác dụng làm giảm triệu chứng mất ngủ nhẹ. Với những trường hợp bệnh mất ngủ nghiêm trọng, phương pháp dân gian không mang tới dược lực đủ mạnh để giúp bệnh nhân tìm lại giấc ngủ ngon. Do đó, chỉ nên coi các phương pháp này là biện pháp hỗ trợ. Người bệnh vẫn nên tìm đến các cách điều trị bệnh mất ngủ chính thống để tránh làm bệnh kéo dài, dẫn tới mất ngủ mãn tính sẽ khó điều trị hơn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt giúp cải thiện tình trạng mất ngủ
Bên cạnh việc điều trị mất ngủ bằng các phương pháp nêu trên, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Một số lưu ý cho bệnh nhân mất ngủ như:
- Duy trì đồng hồ sinh học đều đặn, hạn chế thức khuya.
- Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn.
- Ăn uống khoa học, hợp lý, hạn chế ăn đêm.
- Không vận động quá sức trước giờ ngủ.
- Hạn chế sử dụng cà phê và các chất kích thích.
- Chú ý thư giãn, tránh căng thẳng, lo âu.
Điều trị ung thư rất khó và tỷ lệ tử vong cao, nên chủ động phòng ngừa Ông Sun Yan đã từng tự tin nói rằng nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào xuất hiện trong cơ thể mình thì chắc chắn chúng sẽ sớm được kiểm soát một cách hiệu quả bởi ông luôn có quan niệm: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh, điều trị sớm vẫn hơn điều trị muộn". "Tôi thà đói còn hơn quá no,...