Không chỉ 4 cái tên vừa bị Facebook khởi kiện, nhiều hacker Việt tài năng có thừa nhưng lại “vấy bẩn” đáng tiếc!
Đây là những hacker đầy tài năng nhưng lại sử dụng chúng vào những mục đích sai trái.
Dưới đây là 5 lần các thiên tài tin học Việt Nam đã từng vướng vào vòng lao lý do sử dụng tài năng thiên phú của mình vào các mục đích sai trái.
Nhóm 4 hacker bị Facebook khởi kiện vì lừa đảo chiếm đoạt tài khoản
Trong một blog đăng ngày 29/6, Facebook tuyên bố đã khởi kiện một nhóm gồm 4 hacker người Việt Nam vì hành vi tấn công chiếm đoạt tài khoản để chạy quảng cáo trái phép.
Theo tuyên bố của mạng xã hội lớn nhất thế giới, nhóm 4 hacker kể trên bao gồm Nguyễn Hữu Thêm, Lê Khang, Nguyễn Quốc Bảo và Phạm Hữu Dung. Bằng cách lừa nạn nhân tải về một ứng dụng giả mạo có tên là “Ad Manager for Facebook”, các tin tặc sẽ đánh cắp thông tin đăng nhập, chiếm đoạt tài khoản và sử dụng chúng để chạy quảng cáo trái phép.
Facebook cho biết hành vi của nhóm hacker trên gây thiệt hại lên đến 36 triệu USD cho mạng xã hội này.
Nguyễn Văn Phi Hùng – Cài mã độc vào game trực tuyến để đánh cắp dữ liệu và chiếm đoạt tài sản
Quay trở về thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, anh chàng sinh viên Nguyễn Văn Phi Hùng đã thực hiện hành vi sai trái của mình bằng cách cài keylogger (một loại phần mềm độc hại có khả năng đọc bàn phím) vào một tựa game online để có thể dễ dàng theo dõi và đánh cắp dữ liệu từ bạn bè. Với mánh khóe đó, Phi Hùng đã chiếm đoạt được khoảng 638 USD trong tài khoản của các nạn nhân.
Keylogger là một dạng phần mềm độc hại cho phép kẻ tấn công có thể ghi lại các thao tác trên bàn phím của nạn nhân
Vào ngày 19/5/2004, Nguyễn Văn Phi Hùng đã chính thức phải ra hầu tòa tại Singapore với các cáo buộc tấn công mạng và chiếm đoạt tài sản. Cuối cùng, hacker trẻ tuổi đã phải chịu hình phạt 20 tháng tù giam.
Nguyễn Văn Hòa – Khi tài năng lạc lối
Video đang HOT
Nguyễn Văn Hòa là một học sinh giỏi, gương mẫu tại lớp kỹ sư tài năng, Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Những người quen của anh này từng nói, đừng để vẻ ngoài hiền lành và có phần khù khờ đó đánh lừa, Hòa thực chất là một hacker khét tiếng trên diễn đàn Underground, một trong những nơi hội ngộ của các tin tặc có tiếng trong thập niên 2010.
Hacker Nguyễn Văn Hòa khi bị bắt
Bằng tài năng của mình, hacker trẻ này đã tấn công vào các trang web nước ngoài để lấy cắp thông tin của hơn 300.000 thẻ tín dụng sau đó đem bán lại cho các đối tượng trong nước. Toàn bộ số tiền giao dịch được chuyển về tài khoản ngân hàng Đông Á, đứng tên chủ sở hữu bởi Nguyễn Văn Hoà.
Tại thời điểm bị bắt giữ, trong tài khoản của Hòa đang có hơn 7 tỷ đồng.
2 hacker Việt chủ mưu đánh cắp hơn 1 tỷ email
Theo đó, Nguyễn Quốc Việt và Vũ Hoàng Giang là 2 hacker người Việt đã bị buộc tội đã tấn công vào 8 nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử tại Mỹ để lấy cắp các địa chỉ email. Ngoài ra, có một công dân Canada là David-Manuel Santos Da Silva cũng tham gia vào các phi vụ này và bị buộc tội thực hiện các hành vi rửa tiền.
Năm 2012, Vũ Hoàng Giang bị cảnh sát Hà Lan bắt giữ và đã trao trả cho Mỹ vào tháng 3/2014. Anh này sau đó đã bị kết án vào tháng 5/2015.
Các hoạt động tấn công và đánh cắp địa chỉ email này đã giúp cả 3 đối tượng kể trên thu về hàng triệu USD. Điểm đặc biệt là Việt, Giang và Da Silva hoạt động hoàn toàn tách biệt ở 3 địa điểm khác nhau là Việt Nam, Hà Lan và Canada.
Nhóm hacker Việt trẻ tuổi đánh cắp hơn 100.000 thông tin thẻ tín dụng tại Anh
Năm 2010, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm công nghệ cao (C50), Bộ Công An đã phối hợp với Cảnh sát Vương quốc Anh triệt phá thành công vụ hacker Việt Nam đột nhập lấy cắp thông tin hàng loạt thẻ tín dụng tại Anh.
Sau quá trình điều tra, lực lượng chức năng đã bắt giữ 4 đối tượng bao gồm Lê Đăng Khoa, Nguyễn Ngọc Lâm, Nguyễn Ngọc Thanh và Nguyễn Đình Nghi. Cả 4 đối tượng này được xác định là những kẻ cầm đầu các vụ tấn công và đánh cắp dữ liệu thẻ tín dụng kể trên.
Nhóm hacker này đã tấn công và chiếm đoạt hơn 100.000 thông tin thẻ tín dụng
Trong quá trình thẩm vấn, các đối tượng kể trên khai nhận đã tiến hành xâm nhập vào hệ thống của các ngân hàng tại Vương quốc Anh, “hô biến” các tài khoản tín dụng của nạn nhân thành của mình.
Theo thông tin từ cơ quan cảnh sát Anh, trong suốt quá trình hoạt động, nhóm này đã chiếm đoạt tổng cộng 100.000 thẻ tín dụng, gây thiệt hại hơn 6 triệu bảng Anh, một con số không tưởng tại thời điểm đó.
Ngô Minh Hiếu ( Hieupc) – Từ hacker khiến cả nước Mỹ phải “khiếp sợ” đến chuyên gia an ninh mạng quốc gia
Đây đã là một cái tên quá tai tiếng và cũng rất nổi tiếng không chỉ trong cộng đồng hacker Việt Nam, mà còn ở cả thế giới. Hieupc giờ đã là một con người khác, phần đen tối nhất trong sự nghiệp của anh, có lẽ đã thuộc về quá khứ.
Cựu hacker Hieupc
Hieupc vướng tù tội với cáo buộc đánh cắp hơn 200.000 số an sinh xã hội của công dân Mỹ đến việc bị FBI vây bắt tại đảo Guam năm 2013. Hieupc đã bị tuyên mức án 40 năm tù sau những hành động mà mình gây ra. Nhưng do cải tạo tốt và hợp tác trong suốt quá trình điều tra, năm 2020, anh đã được trả tự do.
Sau khi về Việt Nam, Hieupc đã trở thành chuyên gia bảo mật của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia hay viết tắt là NCSC. Ngoài ra, anh còn là người dẫn đầu các phong trào phổ cập kiến thức bảo mật, an ninh mạng đến với người dùng Internet Việt Nam. Theo Hiếu chia sẻ, đây một phần là nỗ lực của bản thân anh để chuộc lại những lỗi lầm khi xưa, mặt khác là góp một tay vào xây dựng một môi trường mạng trong sạch và an toàn hơn cho tất cả những người dùng Việt Nam.
Ngô Minh Hiếu - từ 'hacker mũ đen' thành chuyên gia an ninh mạng
Ngô Minh Hiếu từng được Mỹ đánh giá là một trong những hacker nguy hiểm nhất thế giới, hiện tại, anh dùng trí tuệ của mình giúp ích cho nước nhà.
Ngô Minh Hiếu, sinh ra tại một thị trấn ven biển yên tĩnh ở Gia Lai, được chính quyền Mỹ miêu tả là "một trong những tên trộm khét tiếng nhất từng được ân xá trong nhà tù liên bang".
Hiếu còn được ví như nhân vật Frank Abagnale trong phim Catch Me If You Can do Leonardo DiCaprio thủ vai. Giống nhân vật Frank Abagnale, Hiếu thực hiện các vụ lừa đảo trong nhiều năm trước khi bị bắt, sau đó quay lại giúp đặc vụ Mỹ bắt thêm tội phạm. Anh cũng được ví như Rami Malek trong bộ phim truyền hình nổi tiếng của Mỹ Mr. Robot - một người trải qua thời thơ ấu trong một cửa hàng máy tính do người chú làm chủ và tự học tin học.
Ngô Minh Hiếu, biệt danh là "Hieupc" khi gặp gỡ phóng viên Lien Hoang của Nikkei Asia .
Hiếu phải chấp hành 13 năm tù do bán hồ sơ của 13.000 người trong số hơn 200 triệu hồ sơ người Mỹ anh đánh cắp được từ nhiều nguồn. Sau khi ra tù, anh về TP HCM sinh sống và giúp đỡ mọi người nâng cao nhận thức an ninh mạng, giảng dạy an ninh mạng cho sinh viên, những người quan tâm đến bảo mật. Anh cũng là chuyên gia tại Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia Việt Nam (NCSC). Hiếu chia sẻ, anh quyết tâm không quay lại thời kỳ "đen tối" như trước và mong muốn cải thiện các vấn đề về an ninh mạng tại Việt Nam hiện tại.
"Tôi là một người ích kỷ", Hiếu nói. "Ngày trước tôi mê những thứ xa xỉ. Thật vô nghĩa. Bây giờ, tôi nói với mẹ rằng, ăn ba bữa một ngày ở nhà vẫn tốt hơn là ăn đồ ăn trong tù".
Trước khi bị bắt, Hiếu đã bị "dụ" ra khỏi Việt Nam. Mật vụ Mỹ tìm cách liên lạc với Hiếu qua một trung gian ở Anh - một tên tội phạm mạng có tiếng đã bị kết án và đồng ý hợp tác với cơ quan điều tra. Tháng 2/2013, đặc vụ Matt O'Neill đã lên kế hoạch đưa Hiếu đến Guam. Ngay khi vừa bước chân ra khỏi máy bay ở Guam, Hiếu bị các đặc vụ Mỹ tiếp cận và bắt giữ, sau đó đưa về Mỹ.
"Tôi như phát điên, mất hết cảm giác và như người không hồn", Hiếu chia sẻ. Anh cho biết vẫn còn "ớn lạnh" trong hai tháng ở Guam. "Đó là một nhà tù thực sự", anh nhớ lại.
Trong thời gian ngồi tù ở Mỹ, Hiếu học origami, trị liệu, gọi FaceTime về Việt Nam cho gia đình và giúp đỡ quan chức Mỹ trong các vụ án. Anh trải qua 15 nhà tù khác nhau, thường xuyên mặc "quần áo mỏng như giấy" giữa trời lạnh.
Theo lời kể của Hiếu, các nhà chức trách Mỹ muốn anh "sử dụng đầu óc tội phạm để bắt tội phạm". Từ một hacker "mũ đen", Hiếu đã "đổi" thành "mũ trắng". Bằng các lời khuyên về chuyên môn và trực tiếp đứng ra "dụ" con mồi, Hiếu đã giúp mật vụ Mỹ phá hàng chục vụ án về an ninh mạng. Theo thống kê, ít nhất 20 vụ bắt giữ tội phạm mạng có sự tham gia của Hiếu đã được báo cáo.
Giờ đây, anh cũng làm công việc tương tự tại Việt Nam. Hiếu cho biết anh nhận công việc tại NCSC với một điều kiện duy nhất. "Tôi đã nói với người tuyển dụng rằng, tôi muốn giúp đỡ cộng đồng. Phần còn lại tôi không biết", Hiếu chia sẻ.
"Giúp đỡ cộng đồng là gì?" - Hiếu rút ra hai chiếc điện thoại: một chiếc "cục gạch" nhãn hiệu Philips và một smartphone Huawei. "Nó không thông minh, nhưng nó đang bảo vệ tôi", Hiếu chỉ vào chiếc điện thoại Philips. Còn với smartphone, anh chỉ vào công cụ Chống lừa đảo (Fight Scams) cho các website. Tiện ích Chống lừa đảo được xây dựng trên ý tưởng của MyWOT - một công cụ chuyên đánh giá độ uy tín của website với hơn 6 triệu người trên thế giới sử dụng - cho phép đánh giá độ an toàn của một website dựa trên các phân tích kỹ thuật, như IP, độ dài URL, chứng chỉ SSL..., kết hợp với đánh giá của người dùng.
Ngoài công việc ở NCSC, Hiếu cũng thường xuyên xuất hiện tại các sự kiện hoặc các đại học và hội nghị. Anh đưa ra lời khuyên về an ninh mạng. Những thông tin này cũng được chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của anh với hơn 200.000 lượt theo dõi.
"Tôi lẽ ra có thể làm được rất nhiều thứ từ các kỹ năng của mình, thay vì đuổi theo ma quỷ", Hiếu nói. Anh cho biết mình đang ấp ủ một cuốn hồi ký về quá trình làm hacker của mình và đã nhận được lời đề nghị mua bản quyền từ một hãng phim trong nước.
Tâm sự của Hacker Việt Hieupc: Tôi cảm giác giống như mình là kẻ giết người hàng loạt "Ngày tôi bị bắt ở Mỹ - tháng 2 ngày 7 năm 2013, tôi nhớ ngày đó tới tận bây giờ", Ngô Minh Hiếu với nickname Hieupc chia sẻ. Nghĩ lại việc lấy cắp thông tin an sinh xã hội của gần 200 triệu người Mỹ, anh cho biết cảm giác mình giống như một kẻ giết người hàng loạt... " Tôi là...