Không chấp hành điều động, phải bồi hoàn kinh phí đào tạo
Trước việc nhiều ứng viên trúng tuyển học bổng ngân sách nhà nước nhưng không quay lại phục vụ cho nước nhà nên Chính phủ đang soạn thảo Nghị định Quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo. Bản dự thảo 2 đã được đưa lên mạng xin ý kiến đóng góp.
Theo dự thảo này thì Nghị định sẽ áp dụng đối người học chương trình đào tạo trong nước thuộc các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án của cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước cấp chi phí đào tạo; Người học chương trình đào tạo ở nước ngoài thuộc các chương trình, đề án, dự án, Hiệp định được cấp chi phí đào tạo từ nguồn ngân sách nhà nước. Nghị định không áp dụng đối với người học là cán bộ, công chức, viên chức và người học theo chế độ cử tuyển.
Ảnh minh họa
Có hai đối tượng phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo. Một là,trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được công nhận tốt nghiệp, đối tượng thuộc phạm vi của Nghị định không chấp hành sự điều động làm việc của nhà nước. Trường hợp sau khi tốt nghiệp, nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp tục học tập, thì thời hạn 12 tháng tính từ ngày được công nhận tốt nghiệp khóa học tiếp theo. Hai là, người học chưa chấp hành đủ thời gian làm việc theo quy định của Nghị định mà tự ý bỏ việc.
Video đang HOT
Dự thảo cũng cho hay, thời gian làm việc theo sự điều động của nhà nước được quy đinh như sau: Người học theo học trình độ cao đẳng, trình độ đại học sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc của nhà nước gấp 2 lần thời gian được hưởng chi phí đào tạo; Người học theo học trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc của nhà nước gấp 2,5 lần thời gian được hưởng chi phí đào tạo.
Người học phải bồi hoàn toàn bộ phần chi phí đào tạo được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước. Toàn bộ số tiền bồi hoàn chi phí đào tạo được nộp về ngân sách nhà nước. Chi phí bồi hoàn bao gồm: Học phí và các khoản chi phí khác phục vụ cho khóa học đã được ngân sách nhà nước cấp.
Đối với đối tượng không chấp hành công tác phải bồi hoàn 100% chi phí đào tạo được cấp từ ngân sách nhà nước. Đối với đối tượng chấp hành công tác một thời gian sẽ được tính theo tỷ lệ giữa chi phí đào tạo được cấp so với thời gian điều động của nhà nước và thời gian đã làm việc.
Dự thảo cũng nhấn mạnh, chậm nhất trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền, các đối tượng phải bồi hoàn có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền. Chi phí bồi hoàn được nộp vào ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước về quản lý khoản thu hồi nộp ngân sách.
Trường hợp không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn thì cơ quan có thẩm quyền quyết định bồi hoàn không giải quyết các chế độ, chính sách và có quyền khởi kiện theo quy định pháp luật.
S.H
Theo dân trí
Thêm một trường học bị đình chỉ
Tiếp sau Trường THCS - THPT Khai Trí (Q.5, TPHCM), Sở GD-ĐT TPHCM vừa ra quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với Trường THCS - THPT Hiền Vương (Q. Tân Bình) với lý do trường gặp khó khăn trong việc quản lý nhân sự, tài chính.
Trường THCS - THPT Hiền Vương đóng tại địa chỉ 65/79/2A Tân Sơn, P.15, Q. Tân Bình, trước đây là trường THPT Hữu Hậu được chủ đầu tư xây dựng trên diện tích hơn 1.500m2 đất của gia đình.
Trường khá khang trang nhưng theo một số thông tin, suốt sáu năm qua trường vẫn không thể hoạt động ổn định vì thiếu người học và thiếu cả sự thống nhất trong việc quản lý giữa hiệu trưởng và chủ đầu tư.
Đầu năm học này, trường đã âm thầm ngưng hoạt động vì gặp nhiều khó khăn về tài chính và gửi tờ trình về việc xin tạm ngưng hoạt động. Sau khi kiểm tra hoạt động thực tế của trường, Sở GD-ĐT TPHCM ra quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của Trường THCS - THPT Hiền Vương với thời hạn là 2 năm gồm năm học 2012 - 2013 và năm học 2013 - 2014.
Sở GD-ĐT yêu cầu Trường Hiền Vương phải đảm bảo chế độ tiền lương, tiền công đúng quy định hiện hành đối với giáo viên, nhân viên, người lao động đang công tác tại trường. Đồng thời phối hợp với Sở để chuyển học sinh sang học trường khác (loại hình tư thục).
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, hai trường học loại hình tư thục tại TPHCM đã phải đình chỉ hoạt động vì thiếu học sinh và gặp khó khăn về tài chính.
Hoài Nam
Theo dân trí
Đại học Việt Nam hội nhập quốc tế: Hợp chuẩn và lệch chuẩn Theo một cuộc khảo sát bỏ túi mới đây của sinh viên khoa Quan hệ quốc tế, ĐH KHXH&NV TPHCM, có đến 60% người học đến từ các nước trên thế giới băn khoăn khi chọn trường ĐH tại Việt Nam. Đối với sinh viên (SV) trong nước, được hỏi đại học (ĐH) nào nổi tiếng nhất Việt Nam, các phiếu khảo sát...