Không cắt điện tại các hội đồng thi tốt nghiệp
Ngày 22/5, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (PC Đà Nẵng) cho hay đã lập phương án đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục phục vụ kỳ thi tốt nghiệp năm học 2013 – 2014 các trường THPT trên địa bàn TP.
Các em học sinh chuẩn bị vào phòng thi tốt nghiệp THPT (Ảnh tư liệu – HC)
Theo đó, PC Đà Nẵng đã lập phương thức cấp điện ưu tiên tại các khu vực theo danh sách do Sở GD-ĐT Đà Nẵng cung cấp. Trong thời gian diễn ra kỳ thi từ ngày 1/6 đến hết ngày 4/6, PC Đà Nẵng sẽ ngừng tất cả các công tác ảnh hưởng đến việc cung cấp điện tại các hội đồng thi.
Đồng thời PC Đà Nẵng chỉ đạo các Điện lực trực thuộc làm việc trực tiếp với các hội đồng thi về phương án cấp điện lưới, nguồn máy phát dự phòng tại chỗ, bố trí nhân viên trực phối hợp xử lý sự cố kịp thời tại các địa điểm trên thuộc phạm vi quản lý của các đơn vị.
PC Đà Nẵng cũng đã làm việc với Công ty Truyền tải điện 2, Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Trung không thực hiện cắt điện công tác, bảo đảm cấp điện liên tục cho các trạm biến áp 110kV, 220kV trên địa bàn TP trong suốt thời gian trên.
Được biết trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 – 2014, trên địa bàn Đà Nẵng có gần 125.000 thí sinh dự thi với 520 phòng thi tại 25 hội đồng coi thi. Theo Sở GD-ĐT Đà Nẵng, kết thúc thời hạn đăng ký môn tự chọn thi tốt nghiệp THPT năm 2014, học sinh đăng ký thi các môn tự nhiên chiếm tỉ lệ cao nhất, trong khi môn Sử có số lượng thí sinh đăng ký thấp nhất (chỉ 4,5%).
Theo TNO
Thi thử: Lợi và hại
Nhiều học sinh chủ động đăng ký tham gia thi thử vì cảm thấy cần thiết; tuy nhiên, không ít nhà quản lý lại băn khoăn hậu quả tâm lý mà kỳ thi này gây ra.
Video đang HOT
Thi thử quy mô lớn
Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, một số địa phương chủ trương tổ chức thi thử có quy mô. Có thể kể đến Bắc Giang, Ninh Bình, Bình Phước, Bình Dương...
Sở GD&ĐT Bắc Giang lựa chọn thi thử tốt nghiệp THPT và đã có hẳn một văn bản hướng dẫn rất chi tiết cho việc này. Lý do đưa ra là năm nay thi tốt nghiệp THPT có nhiều điểm mới và đây là cách làm quen, tập dượt.
Sở này cũng cho biết sẽ thông qua thi thử để đánh giá đúng trình độ của học sinh, từ đó điều chỉnh việc dạy học, ôn tập cho giáo viên và học sinh.
Đây cũng sẽ là cơ sở để các nhà trường rút ra kinh nghiệm nhằm điều chỉnh việc chuẩn bị cơ sở vật chất, tổ chức coi thi, chất lượng dạy và học, đề xuất các giải pháp, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện với Sở GD&ĐT.
Bình Dương, Bình Phước, Ninh Bình thì chọn tổ chức thi thử ĐH quy mô toàn tỉnh. Tất nhiên, học sinh sẽ đăng ký theo tinh thần tự nguyện.
Theo đó, Bình Dương chỉ tổ chức thi thử hai khối A và B. Ninh Bình lại chọn 5 khối để thi thử gồm A, A1, B, C, D.
Cách tổ chức thi tại Ninh Bình khá bài bản, Sở GD&ĐT tổ chức ra đề chung ở tất cả các môn; có Hội đồng ra đề do Giám đốc Sở GD&ĐT ra quyết định thành lập.
Thậm chí, Sở GD&ĐT sẽ thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát việc sao in đề thi, việc bảo mật đề thi và quy trình tổ chức coi thi, chấm thi tại các hội đồng thi thử.
Bình Phước chọn cách làm hơi khác, đó là tổ chức thi thử ĐH qua Internet cho học sinh lớp 12. Các môn tổ chức thi thử là những môn trắc nghiệm gồm Vật lý, Sinh học, Hóa học và Tiếng Anh.
Bên cạnh những cuộc thi quy mô như trên, nhiều trường THPT trên cả nước cũng tự tổ chức thi thử ở cấp trường và cách làm cố gắng bài bản nhất có thể để thực sự giúp cả cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh được trải nghiệm như thật...
Học sinh khá giỏi muốn được cọ xát
Thông tin từ nhiều giáo viên, thường học sinh đăng ký thi thử phần nhiều học lực khá trở lên. Những học sinh trung bình, yếu lại không mấy thiết tha với kỳ thi này.
Nguyễn Thị Hoàng Anh học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) cho biết trường mình có tổ chức thi thử cả tốt nghiệp THPT và ĐH cho học sinh khối 12.
Trải nghiệm từ bản thân, Hoàng Anh cho hay, mỗi lần thi thử là một lần em được cọ xát, được rèn luyện tâm lý, đồng thời phần nào đánh giá được trình độ nắm kiến thức và khả năng làm bài của bản thân.
Tham gia thi thử cũng giúp Hoàng Anh rút ra nhiều kinh nghiệm khi ở trong phòng thi, từ đó điều chỉnh nội dung và phương pháp luyện thi để dạt kết quả cao.
"Bố mẹ em cũng rất đồng tình với việc em tham gia thi thử và khuyên em cần tham gia nhiều kỳ thi hơn nữa để trau dồi kiến thức" - Hoàng Anh nói.
Đặc biệt, với thi thử môn Lịch sử, Hoàng Anh tâm sự, qua mỗi lần thi thử, em thấy rõ ràng mình nắm vững kiến thức hơn, ghi nhớ chính xác hơn các sự kiện và con số; dần dần làm quen với các dạng câu hỏi, các dạng đề, đặc biệt là đề mở để từ đó chủ động sử dụng kiến thứ trong mọi dạng đề...
Lê Đức Tương Kỳ - Học sinh lớp 12A1 Trường THPT Nguyễn Du (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng cho biết, trường em thường tổ chức cho học sinh thi thử mỗi năm hai đợt, vào giữa tháng Ba và tháng Năm. Học sinh sẽ làm đề chung với Trường THPT Vũng Tàu
Theo Kỳ, vì tính chất thời điểm, nên những kì thì thử vào tháng Ba ít học sinh tham gia hơn, chỉ khoảng nửa học sinh khối 12. Tuy nhiên, đợt thi vào tháng Năm thu hút hầu hết tất cả học sinh tham gia, trừ những bạn không có nguyện vọng học ĐH.
Đã trải qua một vòng thi thử, Kỳ nhận định việc thi thử rất tốt cho bản thân, giúp em kiểm tra lại tổng hợp kiến thức, khả năng và điểm còn thiếu sót để kịp thời ôn tập. Đồng thời, làm quen với sự nghiêm túc và không khí phòng thi.
"Đây cũng là phương pháp học rất hiệu quả. Nếu như kì thi hồi tháng 3 giúp em biết được khả năng mình ra sao để chọn trường cho thích hợp thì kì thi tới sẽ giúp em rất nhiều trong việc tổng duyệt lại quá trình học hành ôn luyện" - Kỳ tâm sự.
Không cẩn trọng sẽ lợi bất cập hại
Việc có nên tổ chức thi thử hay không vẫn có những ý kiến rất mâu thuẫn. Tuy nhiên, cũng chính vì cả hai kỳ thi quốc gia năm nay có nhiều điểm mới nên một số nhà quản lý giáo dục cho rằng, không tổ chức thi thử cẩn trọng sẽ dẫn đến hệ lụy.
Ông Lý Đại Hồng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long - thể hiện quan điểm không khuyến khích thi thử. Điều mà vị Phó giám đốc Sở này lo lắng là năng lực ra đề của các trường, đặc biệt là với môn có cấu trúc mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Ngoài lý do này, ông Hồng cho rằng, việc thi thử sẽ để lại dấu ấn, có thể khiến những học sinh làm bài tốt sinh tâm lý chủ quan; làm bài yếu có thể dẫn đến mất niềm tin.
Theo ông Hồng, quan trọng nhất là ra được đề thi theo đúng yêu cầu của Bộ GD&ĐT, nhưng làm được điều đó quả thực khó khăn nên việc đánh giá cũng chưa thực sự đúng, chính xác.
"Sở GD&ĐT Vĩnh Long không chủ trương thi thử và bấy lâu nay cũng không thực hiện việc này. Tuy nhiên, các trường có thể tổ chức, nhưng ở mức độ nhẹ nhàng nào đó.
Còn việc ôn tập nên theo từng giai đoạn, từng đợt, qua đó nắm được tình hình để uốn nắn, hướng dẫn học sinh học tốt hơn" - Ông Hồng bày tỏ quan điểm.
Theo GDTĐ
Đừng để sử thành môn học vẹt Việc môn lịch sử là lựa chọn ít ỏi nhất của học sinh (HS) trong số các môn thi tốt nghiệp THPT năm nay một lần nữa khiến những ai quan tâm phải nghĩ lại về cách dạy và học môn này. Nhiều ý kiến cho rằng HS sẽ không quay lưng lại với môn sử nếu có sự thay đổi về nội...