Không cần thiết phải có Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước
TS Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Hội đồng Lý luận TW, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, không cần thiết phải có Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước với chức năng nhiệm vụ và hoạt động như hiện nay.
TS Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Hội đồng Lý luận TW, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương
Trong bài viết về hệ thống giáo dục mở, đối với vấn đề tự chủ đại học, trong đó tự chủ nhân sự, TS Vũ Ngọc Hoàng cho rằng, các trường phải được tự chọn và quyết định về giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, tự phong giáo sư, phó giáo sư theo quy định khung của nhà nước.
Giáo sư là người làm công việc giảng dạy, không phải là một chức vụ nhà nước, không phong cho những người làm lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, đoàn thể, nếu họ không đủ giờ đứng lớp. Giáo sư, phó giáo sư là của trường đại học nào, chứ không phải chung chung của quốc gia.
Khi nghỉ dạy hoặc chuyển công tác sang lĩnh vực khác thì không còn giáo sư như trước nữa (chỉ là nguyên giáo sư của trường nào đó).
“Nhà nước quy định tiêu chí và quản lý số lượng giáo sư của từng trường theo quy mô, còn việc phong giáo sư cho ai là do tập thể nhà trường, không cần thiết phải có Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước với chức năng nhiệm vụ và hoạt động như hiện nay.
Từ trường này chuyển sang giảng dạy ở trường khác thì trường mới sẽ xem xét lại việc có phong hay không học hàm giáo sư, phó giáo sư” – TS Hoàng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Về xây dựng hệ thống giáo dục mở, theo TS Hoàng là một trong hai vấn đề cơ bản và lớn nhất, giá trị cốt lõi trong Nghị quyết 29 của BCH.TW (khóa XI) về “đổi mới căn bản và toàn diện” nền giáo dục nước nhà. Lựa chọn hệ thống giáo dục mở là quan điểm rất đúng đắn.
Theo lý thuyết hệ thống, kể cả đối với thế giới tự nhiên, xã hội và con người, thì chỉ có hệ thống mở mới có sức sống, không bị xơ cứng, thoái hóa và lạc hậu khi thời gian đi qua.
Với các hệ thống đóng kín, khép kín, không mở, thì trước sau gì tất yếu cũng sẽ thoái hóa, sẽ lạc hậu, vì nó không được thường xuyên trao đổi chất, trao đổi thông tin với thế giới bên ngoài đang thay đổi từng giờ, nhất là trong thời đại ngày nay, khi mà sự biến đổi của thế giới vật chất và tư duy của con người đang hết sức nhanh chóng.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước xem xét nghi vấn thầy đạo văn trò
GS Nguyễn Đức Tồn - thành viên Hội đồng chức danh giáo sư ngành Ngôn ngữ, bị tố cáo nhiều lần đạo văn của học trò, đồng nghiệp.
Ngày 17/5, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước gửi công văn tới Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành Ngôn ngữ học đề nghị "kiểm tra và có ý kiến chính thức bằng văn bản" về việc GS Nguyễn Đức Tồn bị tố cáo đạo văn của học trò. Thời hạn gửi báo cáo trước ngày 1/6 để Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước xem xét và đưa ra quyết định theo quy định pháp luật.
GS Nguyễn Đức Tồn là thành viên Hội đồng chức danh giáo sư ngành Ngôn ngữ, hiện công tác tại Viện Ngôn ngữ - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ông bị tố cáo đạo luận văn, luận án, bài viết của học trò, đồng nghiệp trong các cuốn sách đã xuất bản và đưa vào hồ sơ công nhận đạt chức danh giáo sư.
Hai cuốn sách của ông Tồn có nội dung giống luận án của học trò
Cuốn sách Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt trong so sánh với các dân tộc khác xuất bản năm 2002 của ông Nguyễn Đức Tồn được cho là sử dụng gần hết luận án phó tiến sĩ (năm 1996) của bà Nguyễn Thúy Khanh - nghiên cứu sinh do ông hướng dẫn. Sách cũng được tố cáo sao chép gần 100 trang khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Cao Thị Hà (chuyên ngành Ngôn ngữ, Đại học Tổng hợp Hà Nội), bảo vệ năm 1995.
Cuốn sách của GS Nguyễn Đức Tồn bị tố cáo sử dụng gần hết luận án phó tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Thúy Khanh do ông Tồn hướng dẫn.
Cuốn sách thứ hai Những vấn đề dạy và học trong nhà trường, Phương pháp dạy và học tiếng Việt ở bậc THCS (xuất bản năm 2001) sử dụng nguyên văn bài báo của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà đăng trên tạp chí Ngôn ngữ trước đó. Bài báo không có tên ông Nguyễn Đức Tồn trong phần tác giả, nhưng ở cuốn sách của mình, ông Tồn lại chú thích "bài viết có sự cộng tác của Nguyễn Thanh Hà, nghiên cứu sinh Viện Ngôn ngữ học).
Nghi án đạo văn từng khiến hồ sơ công nhận đạt chức danh giáo sư ông Nguyễn Đức Tồn bị loại vào năm 2002, 2006. Năm 2006, do chỉ có một đêm làm việc, dựa vào các tài liệu được ứng viên Tồn cung cấp, tổ công tác của Hội đồng chức danh giáo sư ngành Ngôn ngữ xác định, ông Tồn không đạo văn của học trò. Tuy nhiên, ông này mắc sai lầm nghiêm trọng trong hướng dẫn luận án vì cho nghiên cứu sinh Nguyễn Thúy Khanh sử dụng luận án phó giáo sư của mình, sửa từng câu chữ trong 4 bài viết của bà Khanh.
Năm 2008, ông Tồn được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, một năm sau được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư.
Đầu tháng 5/2018, trả lời báo chí về nghi vấn đạo văn của học trò gây xôn xao 10 năm, GS Nguyễn Đức Tồn khẳng định đã cho nghiên cứu sinh sử dụng luận án của mình. Tuy nhiên, tiến sĩ Nguyễn Thúy Khanh phản bác, đề nghị có một hội đồng khoa học xem xét, đối chứng cụ thể và giải quyết dứt điểm vụ việc đang "xúc phạm danh dự cá nhân của bà và một số người khác".
Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành Ngôn ngữ: GS Tồn "đạo văn"
Sau khi có thời gian xem xét, đối chiếu kỹ lưỡng hai cuốn sách của ông Nguyễn Đức Tồn, GS Trần Ngọc Thêm - Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành Ngôn ngữ - khẳng định "có dấu hiệu đạo văn". Cụ thể, cuốn Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt trong so sánh với các dân tộc khác của ông Tồn có 4 trên tổng số 11 chương giống gần y nguyên luận văn của bà Nguyễn Thúy Khanh và một sinh viên khác do ông Tồn hướng dẫn.
"4 chương sách, tổng cộng hơn 100 trang thì những học trò của ông Tồn phải được ghi là đồng tác giả. Chép lại hơn 100 trang, chiếm gần 1/3 toàn bộ cuốn sách, mà ông Tồn không ghi tên học trò ở trang đầu là những đồng tác giả hoặc chỉ là cộng tác viên thì thực chất là một dạng đạo văn. Ông Tồn đã vi phạm luật bản quyền một cách nghiêm trọng", GS Thêm nói.
Trong cuốn sách gửi đăng ký giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2016, ông Tồn còn chép gần y nguyên 3-4 trang về khái niệm văn hóa từ cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của GS Trần Ngọc Thêm. Là một trong hai người phản biện ở hội đồng cơ sở, ông Thêm khi đó đã rất bất ngờ.
Chiều 18/5, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành Ngôn ngữ cho biết, đang làm kế hoạch để tập thể hội đồng kiểm tra vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Đức Tồn. Ông đề xuất Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước phối hợp Thanh tra Bộ Giáo dục thành lập tổ công tác xem xét nghi án đạo văn và xử lý dứt điểm.
"Chúng tôi sẽ cố gắng để xác định chính xác vụ việc và kịp báo cáo trong tháng 5", GS Thêm nói.
Nếu bị xác định là đạo văn, tức vi phạm tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư phải "trung thực, khách quan... trong hoạt động nghiên cứu khoa học", đồng thời vi phạm quy định về phẩm chất đạo đức, nhà giáo theo Luật Giáo dục, người đạo văn sẽ bị tước chức danh giáo sư.
Quỳnh Trang
Theo vnexpress.net
Vụ "Giáo sư ngôn ngữ bị tố đạo văn của học trò": Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước vào cuộc Giáo sư Nguyễn Đức Tồn, nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, hiện đang là thành viên Hội đồng chức danh giáo sư ngành ngôn ngữ học đã bị tố đạo văn của học trò và đồng nghiệp khác. Việc GS,PGS bị tố đạo văn giờ không phải là trường hợp hiếm của Việt Nam Trao đổi với PV Dân trí...