‘Không cần du học để giỏi tiếng Anh’
Theo Giám đốc Quốc gia Cambridge Assessment English, nhiều người giỏi ngoại ngữ nhờ chủ động thực tập các kỹ năng, chứ không chỉ chờ vào bài học trong lớp.
Bà Phạm Hoàng Uyên – Giám đốc Quốc gia Hội đồng khảo thí Tiếng Anh Đại học Cambridge (Cambridge Assessment English) khu vực Đông Dương chia sẻ phương pháp học tiếng Anh hiệu quả cũng như lợi ích mà các kỳ thi và chứng chỉ Cambridge mang lại.
- 18 năm công tác trong ngành giáo dục, trong đó có 12 năm đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại Cambridge Assessment English, bà đánh giá thế nào về quá trình học ngôn ngữ thứ hai tại Việt Nam?
- Nhu cầu “biết” tiếng Anh đã dần được nâng cấp thành nhu cầu “thông thạo” tiếng Anh. Nhiều trung tâm ngoại ngữ ra đời giúp mọi người có cơ hội tiếp cận phương pháp học tốt và đúng cách, bên cạnh sự hỗ trợ của công nghệ cũng như các nền tảng trực tuyến. Qua thời gian, việc học tiếng Anh tại Việt Nam đã cải thiện rất nhiều, đặc biệt là trong nhà trường, khi tiếng Anh trở thành môn học chính. Nhờ đó mà học sinh ngày nay có vốn ngoại ngữ tốt hơn các thế hệ trước.
Tuy nhiên, một số người vẫn xem ngoại ngữ như một môn học buộc phải qua ở trường để lấy bằng chứ chưa coi đó là kỹ năng cơ bản trong cuộc sống. Việc theo đuổi các kỳ thi chỉ hiệu quả cho tương lai của người học khi quá trình học và thi thực sự có thể giúp họ nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Anh thực tiễn. Tại Cambridge, chúng tôi có bộ phận nghiên cứu nhằm đảm bảo các kỳ thi Cambridge mang đến tác động tích cực nhất cho quá trình dạy và học.
- Các kỳ thi và chứng chỉ của Cambridge Assessment English giúp ích thế nào trong việc nâng cao những kỹ năng như bà chia sẻ?
- Tại Việt Nam, hệ thống chứng chỉ tiếng Anh của Cambridge Assessment English dành cho khối trường học là phổ biến nhất. Hệ thống này bao gồm một loạt các chứng chỉ tiếng Anh với nhiều cấp độ từ thấp đến cao, với mỗi một kỳ thi hướng đến một cấp độ cụ thể như Starters, Movers, Flyers, Key (KET), Preliminary (PET), First (FCE), Advanced (CAE), Proficiency (CPE), nhằm khuyến khích và động viên người học từng bước nâng cao trình độ tiếng Anh của mình. Tất cả chương trình thi đều dựa trên những nghiên cứu sâu rộng của Cambridge, giúp người học phát triển toàn diện các kỹ năng ngôn ngữ gồm nghe, nói, đọc, viết.
Các bài thi không chỉ gói gọn trong hình thức trắc nghiệm mà còn có nhiều dạng câu hỏi khác nhau để người học ứng dụng và giải quyết những tình huống thực tế. Vì vậy bài thi của Cambridge thiết kế với những tình huống cụ thể và người thi cần vận dụng khả năng thấu hiểu ngôn ngữ để giải quyết. Điều này giúp thí sinh nắm vững các kỹ năng ngôn ngữ giao tiếp trong lâu dài và vốn tiếng Anh thực sự hữu ích trong suốt quá trình học tập và làm việc. Đây được xem là lợi thế lớn cho các ứng viên khi đi xin việc mà các kỳ thi của Cambridge Assessment English mang lại.
- Lợi thế lớn mà bà đề cập cụ thể là gì?
- Năm 2016, chúng tôi cùng tổ chức nghiên cứu giáo dục quốc tế QS (Quacquarelli Symonds) thực hiện khảo sát với 5.300 nhà tuyển dụng tại 38 quốc gia. Các nhà tuyển dụng cho biết có một lỗ hỏng trong bất kỳ ngành nghề nào giữa năng lực tiếng Anh mà công việc yêu cầu và năng lực mà người lao động thật sự có. Ở những nước mà tiếng Anh không được sử dụng như ngôn ngữ chính thức, 50% nhà tuyển dụng nói rằng họ sẵn sàng trả mức lương cao hơn cho người lao động có đủ năng lực ngoại ngữ để thực hiện tốt công việc. Người Việt vẫn còn bất lợi ở phần này bởi nhiều người chưa thật sự tập trung vào kỹ năng giao tiếp mà đôi khi học chỉ để lấy bằng, dẫn đến những hệ quả sau này không đáp ứng đủ năng lực cho công việc.
Bà Phạm Hoàng Uyên là Giám đốc Quốc gia Hội đồng khảo thí Tiếng Anh Đại học Cambridge (Cambridge Assessment English) khu vực Đông Dương. Ảnh: NVCC.
- Vậy làm sao để cải thiện năng lực tiếng Anh nhằm đạt những lợi thế trong công việc?
Video đang HOT
- Theo tôi, việc học ngoại ngữ phải chú trọng ba yếu tố. Thứ nhất, ai cũng có thể học tiếng Anh, nhưng nếu có niềm đam mê sẽ học tốt hơn. Việc học ngoại ngữ cần phải nhẹ nhàng, không tạo áp lực, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
Thứ hai, học tiếng Anh cần kiên trì và có lộ trình rõ ràng, đi từng bước chứ không thể quá vội vã. Ngày xưa tôi đi dạy tiếng Anh và chứng kiến nhiều bạn mới vào học cấp độ Sơ cấp đã muốn đăng ký thi tham gia một kỳ thi mang tính học thuật như IELTS, việc này sẽ khiến các bạn bị đuối và mất động lực.
Thứ ba cần phải xác định rõ học ngoại ngữ là để sử dụng chứ không phải học để biết, cần phải tập trung cả 4 kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết, và học cách sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống thực tế chứ không chỉ là học ngữ pháp hay từ vựng.
Tôi cho rằng không nhất thiết phải đi du học mới giỏi tiếng Anh vì thực tế cho thấy nhiều người học ngay tại Việt Nam vẫn có vốn ngoại ngữ rất tốt trong cả bốn kỹ năng. Sự phát triển của công nghệ ngày nay cũng giúp cho việc học và trau dồi tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Quan trọng là bạn phải thật sự cởi mở trong việc tiếp cận, tự mình tìm thấy cơ hội để thực tập tiếng Anh chứ không chỉ chờ đợi vào những bài học trong lớp.
Việc học ngoại ngữ giờ đây đã khác xưa rất nhiều, hãy bước ra ngoài và tìm kiếm cơ hội giao tiếp với những người nước ngoài đến từ các nước nói tiếng Anh. Đặc biệt là khi nền kinh tế Việt Nam phát triển như hiện nay thì không thiếu cơ hội để thực tập với người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, du lịch.
- Nhiều phụ huynh muốn con mình đạt được các chứng chỉ tiếng Anh khi tuổi còn rất nhỏ. Theo bà độ tuổi nào học tiếng Anh là thích hợp nhất?
- Điều quan trọng nhất là cho trẻ sự tự tin và khuyến khích các em xem việc học tiếng Anh như một niềm vui trong cuộc sống chứ không chỉ là môn học ở trường. Do đó, phụ huynh không nên đặt quá nhiều áp lực mà hãy để con mình tập trung vào những điều mà các em cảm thấy vui thích trong quá trình học ngoại ngữ, có thể là xem phim phụ đề, nghe nhạc hay chơi game bằng tiếng Anh.
Cũng chính vì thế, các kỳ thi tiếng Anh thiếu nhi của Cambridge được thiết kế nhằm tạo cho các bé niềm đam mê học tập. Các bài thi của chúng tôi gồm rất nhiều tranh vẽ màu sắc với các yêu cầu tô màu, vẽ hình tạo cho bé cảm giác như mình đang chơi một trò chơi. Các em thi xong đều nhận được chứng chỉ, giúp các em tự tin tiếp tục thử sức với các cấp độ cao hơn. Cambridge Assessment English không ngừng sáng tạo trong việc đem lại cho thiếu nhi các sản phẩm “chơi mà học” như việc học tiếng Anh qua bài hát hoặc các trò chơi trên máy tính…
Không có một nghiên cứu cụ thể rằng trẻ em nên bắt đầu học tiếng Anh từ độ tuổi nào là phù hợp nhưng các nhà ngôn ngữ, tâm lý học khuyên nên bắt đầu từ nhỏ vì đây là độ tuổi dễ tiếp thu những điều mới, đặc biệt là ngôn ngữ. Nếu phụ huynh có năng lực ngoại ngữ thì có thể tập cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh từ khi còn bé, tạo môi trường thực hành ngay tại nhà cho trẻ.
Bà Phạm Hoàng Uyên có bằng cao học và thạc sĩ về giảng dạy tiếng Anh từ các trường đại học ở Singapore và Australia.
Trong 12 năm làm việc tại Cambridge Assessment English, bà đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng; từng làm việc với nhiều cơ quan để mang đến các chương trình khảo thí tiếng Anh theo chuẩn quốc tế giúp học viên Việt Nam phát triển kỹ năng tiếng Anh, nâng cao cơ hội học tập và nghề nghiệp.
Trương Sanh
Theo Vnexpress
Xử phạt bằng tiền vi phạm trong giáo dục: Lo ngại tính khả thi
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục chạm tới nhiều vấn đề đang gây bức xúc trong xã hội thời gian qua. Tuy nhiên, nhiều ý kiến nghi ngại về tính khả thi của những quy định này.
Quá tải sĩ số là vấn đề nan giải của giáo dục. Ai sẽ bị phạt trong trường hợp này? - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
So với Nghị định 138/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục ban hành năm 2013, đại diện ban soạn thảo dự thảo nghị định mới lý giải cần bổ sung nhiều hành vi vi phạm và tăng mức xử phạt để răn đe và xử lý nghiêm các vi phạm.
Thiếu giáo viên, quá tải sĩ số: phạt ai?
Dự thảo quy định vi phạm quy định về bảo đảm tỷ lệ giáo viên (GV), giảng viên cơ hữu trong các cơ sở giáo dục. Trong đó phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về tỷ lệ GV trên lớp, mức phạt từ 2 - 5 triệu đồng ở cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học; ngoài ra, còn có quy định xử phạt tiền với việc tuyển quá chỉ tiêu, hợp đồng không đúng đối tượng GV...
Một lãnh đạo Sở GD-ĐT ở miền Bắc đặt vấn đề: Hiện nay hầu hết các tỉnh đều thiếu GV, tỷ lệ GV/lớp không đảm bảo quy định, ngành GD-ĐT muốn tuyển mà không được tuyển; nhiều trường thiếu GV buộc phải ký hợp đồng sai quy định. Vậy nếu xử phạt thì xử phạt ai? Mức phạt vài triệu đồng có nói lên điều gì hay chỉ khiến người bị phạt bức xúc thêm trong những trường hợp như vậy?
Nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý, giáo dục Hà Nội, cũng cho rằng việc sĩ số học sinh (HS) tiểu học có nơi lên tới gần 70 HS/lớp do thiếu trường lớp thì phạt ai? Phạt hiệu trưởng vì buộc phải tuyển quá chỉ tiêu so với cơ sở vật chất hiện có hay phạt chính quyền địa phương không chịu xây trường? "Trong cả hai trường hợp này thì phạt ai cũng không đủ thuyết phục", ông Tùng Lâm nói.
Phạt dạy thêm không dễ như quy định
Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Tây Hồ (Hà Nội), cho biết việc xử phạt nên có chế tài rõ ràng và có tính răn đe là cần thiết nhưng quan trọng là tính khả thi và cách thức thực hiện. Trên thực tế, Nghị định về xử phạt hành chính trong giáo dục đã ra đời từ năm 2013 đến nay, trong đó có quy định rất rõ những vi phạm đang là vấn đề nhức nhối của giáo dục hiện nay như dạy thêm học thêm tràn lan, tuyển sinh sai quy định... nhưng thử hỏi đã xử lý vi phạm được bao nhiêu vụ, thu được từ phạt hành chính bao nhiêu tiền?
"Tôi thấy rất hiếm. Hơn nữa có những hành vi mà phạt tiền không đủ sức răn đe, họ chấp nhận nộp phạt vì lợi nhuận mà họ thu được từ hành vi vi phạm lớn hơn nhiều mức phạt quy định", ông Vũ thẳng thắn nhận định.
Đọc dự thảo nghị định thì thấy dạy thêm trái với quy định hiện hành là xử phạt tiền, ví dụ như dạy thêm cho HS tiểu học, HS học 2 buổi ngày...
Một phụ huynh có con học tiểu học tại Hà Nội cho biết: "Hiện nay quy định cấm dạy thêm với HS tiểu học đang được hiểu là hoạt động trong nhà trường, còn ngoài nhà trường thì cha mẹ HS vẫn có nhu cầu cho con học thêm ở trung tâm như học thêm tiếng Anh, học thêm toán, văn... theo nhu cầu dự thi đầu cấp ở một số trường đặc thù... Nếu cứ dạy thêm học thêm cho HS tiểu học và HS đã học 2 buổi/ngày như dự thảo nêu thì có lẽ người phản đối đầu tiên sẽ là... phụ huynh".
Một GV trường tiểu học tại Hà Nội băn khoăn về việc lâu nay bà vẫn đi dạy thêm cho một trung tâm có tiếng ở Hà Nội từ lớp 3 trở lên cho HS trên phạm vi toàn thành phố chứ không phải HS mà trường bà giảng dạy. Vậy quy định phạt với hành vi dạy thêm cho HS tiểu học được áp dụng thì bà hoặc trung tâm mà bà ký hợp đồng có bị phạt hành chính hay không?
Nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm cho rằng cấp học nào hay đối tượng nào thì nhu cầu học thêm là nhu cầu có thật và nhiều khi mang tính cá nhân của HS và gia đình. Do vậy, việc xử phạt nếu không khéo sẽ xâm phạm quyền cá nhân. Chỉ có điều, nên quy định rõ GV không được tự ý tổ chức lớp dạy thêm ở trong và ngoài nhà trường nhưng họ có quyền tham gia dạy thêm ở những trung tâm, tổ chức dạy thêm đã được cấp phép và đảm bảo chất lượng. Người học có nhu cầu thì đăng ký học thêm ở những trung tâm độc lập đó.
"Nếu quy định ép buộc học thêm mới bị phạt thì đây là quy định rất mơ hồ vì lớp học thêm nào hỏi ra cũng đều là do "tự nguyện" của người học cả", ông Tùng Lâm nói.
Ông Lê Hồng Vũ cho rằng việc dạy thêm học thêm hiện hành có quy trách nhiệm cho người đứng đầu cơ sở giáo dục nếu GV của mình dạy thêm trái quy định. Do vậy, xử phạt hành chính thì không chỉ phạt người trực tiếp dạy thêm mà phải phạt cả người được giao trách nhiệm quản lý, giám sát...
Ý kiến:
Đã làm sai thì cần phải bị phạt
Cũng như những ngành nghề khác, khi đã làm sai thì cần có những quy định xử phạt đi kèm để hạn chế. Chẳng hạn, chỉ riêng vấn đề dạy thêm học thêm, bên cạnh là một nhu cầu tự nguyện thì có một bộ phận GV ép buộc HS học thêm bằng nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, những biểu hiện tiêu cực cần được ngăn chặn, tuy nhiên việc xử phạt bằng tiền chỉ mới xử lý phần ngọn, về lâu dài cần sự phối hợp giữa chính sách đào tạo và chính sách đãi ngộ.
Nguyễn Văn Ngai (Nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM)
Cần hình thức xử phạt mạnh tay hơn phạt tiền
Nếu đã làm sai quy định thì cần phải xử lý và cần có những điều khoản chặt chẽ để xử phạt sao cho đúng. Ngoài phạt tiền, cần hình thức mạnh tay hơn nữa như buộc thôi việc tại trường, như vậy nạn dạy thêm trái quy định sẽ bị triệt tiêu. Chứ chỉ phạt tiền như dự thảo thì vấn nạn dạy thêm sẽ vẫn chỉ như cũ mà thôi.
Hiệu trưởng một trường THPT tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM)
B.Thanh (ghi)
Theo thanhnien
300 tỷ đồng học bổng du học quốc tế dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam Ngày 29-9, Lễ ký kết hợp tác giữa các trường THPT, Đại học tại Việt Nam với các Tổ chức Giáo dục Quốc tế đã mang lại gần 300 tỷ đồng học bổng cho học sinh - sinh viên Việt Nam. Đáp ứng nhu cầu du học ngày càng cao của học sinh Thủ đô, 258 trường thuộc hàng top tại Anh và...