Không cần bài báo quốc tế, nghiên cứu sinh từ 2017 tới nay vẫn được tốt nghiệp

Theo dõi VGT trên

Theo quy chế mới, nghiên cứu sinh được công nhận trúng tuyển vào năm 2017, 2018, 2019, 2020 tới đây sẽ tốt nghiệp mà không cần bài báo quốc tế gây nhiều tranh cãi.

Ngay sau khi ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, Bộ GD&ĐT vấp phải sự phản đối từ nhiều chuyên gia, nhà khoa học. Lý do, quy chế mới bỏ quy định nghiên cứu sinh tiến sĩ phải sở hữu ít nhất 2 công bố trên tạp chí quốc tế và thay đổi chuẩn đầu ra ngoại ngữ.

Một điểm khác trong quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2021 cũng được các nhà khoa học quan tâm. Tại khoản 2, Điều 24 quy định: “Cơ sở đào tạo quyết định việc áp dụng khoản 2 Điều 5 (bỏ yêu cầu bắt buộc phải có công bố quốc tế đối với nghiên cứu sinh) và điểm c điểm d khoản 1 Điều 14 (bỏ yêu cầu bắt buộc phải có công bố quốc tế với người hướng dẫn) của quy chế này với khóa đã tuyển sinh trước ngày thông tư này hiệu lực thi hành”.

Tốt nghiệp theo chuẩn mới

Theo hiệu trưởng một trường đại học về kinh tế tại Hà Nội, những quy định bắt buộc về công bố quốc tế từng được coi là điểm đột phá, “linh hồn” của quy chế tuyển sinh và đào tạo năm 2017 so với các năm trước đó. Tuy nhiên, quy chế mới lại đang phủ nhận điểm tích cực trên.

Việc tuyển sinh, đào tạo tiến sĩ theo quy chế cũ nhưng lại thực hiện chuẩn đầu ra theo quy chế mới là bất thường và không hợp lý.

Chuyên gia lấy ví dụ, trước đây, trong quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2017, Điều 32 quy định, các khóa tuyển sinh đã có quyết định công nhận nghiên cứu sinh trước thời điểm thông tư này có hiệu lực thi hành, cơ sở đào tạo thực hiện theo quy định của quy chế đào tạo tiến sĩ ban hành trước đó. Điều 48 quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2009 cũng quy định tiêu chuẩn đầu ra mới chỉ được dụng sau 3 năm kể từ khi thông tư mới có hiệu lực, các khóa đã tuyển sinh theo thông tư cũ sẽ áp dụng chuẩn đầu ra theo thông tư cũ.

Có lẽ, quy định này đang nới lỏng, tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh một số lĩnh vực khoa học xã hội, tư tưởng lâu nay bị vướng công bố quốc tế để họ có thể thuận lợi ra trường trong thời gian tới.

GS TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết, trong quản lý đào tạo, nghiên cứu sinh khi nhập học theo quy chế nào thì thường phải ra trường theo quy chế ấy. Tuy nhiên, quy chế đào tạo tiến sĩ mới lại cho phép tất cả các khóa tuyển sinh theo quy chế cũ được áp dụng chuẩn đầu ra theo quy chế mới, tức là sẽ bỏ đi yêu cầu công bố quốc tế. Thực sự, đây là bước thụt lùi, xóa bỏ hoàn toàn điểm tiến bộ ưu việt nhất của quy chế 2017.

Video đang HOT

GS Đức nhấn mạnh, tiến sĩ là bậc đào tạo cao nhất 8/8 trong khung năng lực trình độ quốc gia. Những ai đã, đang và sẽ làm tiến sĩ theo đúng nghĩa chân chính, thực chất đều phải chấp nhận và trải qua những thử thách, gian nan trong quá trình học tập để tiến bộ, trưởng thành hơn.

Chất lượng tiến sĩ yếu kém sẽ để lại hậu quả không chỉ cho giáo dục đại học mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển và hội nhập của đất nước. Chất lượng tiến sĩ kém kéo theo chất lượng giáo sư, phó giáo sư cũng đi xuống.

Theo tinh thần của quy chế mới thì hầu hết các nghiên cứu sinh được công nhận trúng tuyển vào các năm 2017, 2018, 2019, 2020 sẽ tốt nghiệp mà không cần đến bài báo quốc tế.

Không cần bài báo quốc tế, nghiên cứu sinh từ 2017 tới nay vẫn được tốt nghiệp - Hình 1

Nghiên cứu khoa học. (Ảnh minh hoạ)

Mỗi ngành một khác

Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2017 yêu cầu nghiên cứu sinh chỉ cần 2 báo cáo bằng tiếng nước ngoài ở hội thảo quốc tế có phản biện, hoặc 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện mà không quy định hội thảo quốc tế nào, tạp chí của nước nào và uy tín đến đâu.

Trong thực tế, nhiều tạp chí nước ngoài không được một số hội đồng ngành của Hội đồng Giáo sư Nhà nước chấp nhận. Quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2021 quy định cụ thể, bài báo tạp chí nước ngoài, báo cáo tại hội nghị quốc tế phải nằm trong danh mục Scopus hoặc WoS.

Theo Thứ trưởng Sơn, hiện nghiên cứu sinh trong nước khá vất vả vì thiếu nhiều điều kiện nghiên cứu và hỗ trợ tài chính so với các nước phát triển. Khả năng công bố quốc tế đối với các ngành, lĩnh vực cũng rất khác nhau.

Bên cạnh đó, thời gian đào tạo tiêu chuẩn của nghiên cứu sinh từ 3 đến 4 năm, trong khi để ra được kết quả mới, nhiều khi phải mất 2 năm hoặc thậm chí lâu hơn nữa. Việc gửi đăng các bài báo ở các tạp chí quốc tế uý tín thường mất nhiều thời gian, thực tế sẽ gây khó khăn và rủi ro cho nghiên cứu sinh.

Theo thống kê từ Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), trong 10 năm (2010 – 2020), trên 2.000 công bố khoa học liên quan đến đề tài luận án tiến sĩ nhưng chỉ có 50 công bố quốc tế, tức khoảng 2,5%.

Mặt khác, theo thông lệ quốc tế, tuy việc nghiên cứu sinh phải đạt công bố là chuẩn mực nhưng rất ít quốc gia có văn bản pháp quy về việc này, mà mỗi trường đại học sẽ tự chủ quyết định. Nếu chúng ta lên mạng tra cứu sẽ thấy rất nhiều trường đại học nổi tiếng của châu Âu hay Mỹ không có quy định cứng.

Quy chế đào tạo tiến sĩ mới: Mâu thuẫn và kéo lùi chuẩn so với thế giới

TS Trần Lê Hưng cho rằng, nếu Việt Nam muốn hòa nhập với thế giới thì cần có chuẩn đầu ra trong đào tạo bậc tiến sĩ ở mức chuẩn như quốc tế.

Vừa qua, Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới, trong đó bỏ quy định nghiên cứu sinh tiến sĩ phải có ít nhất 2 công bố trên tạp chí quốc tế. Thông tin này nhận được nhiều sự quan tâm của giới chuyên gia học thuật.

Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, nhiều chuyên gia cho rằng, nghiên cứu sinh tối thiểu phải có công bố quốc tế để tăng cường khả năng hội nhập. Thế nhưng quy chế mới lại không cần công bố quốc tế cả người hướng dẫn và nghiên cứu sinh. Đó rõ ràng là bước lùi của khoa học.

Từng có kinh nghiệm hơn 11 năm học tập, nghiên cứu khoa học ở Pháp, TS Trần Lê Hưng, giảng viên Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, ở Pháp nói riêng và thế giới nói chung, muốn bảo vệ thành công luận án tiến sĩ thì bắt buộc nghiên cứu sinh phải sở hữu tối thiểu 2 bài báo đăng trên các tạp chí uy tín quốc tế của ISI/Scopus.

Tuy nhiên, trong quy chế đào tạo tiến sĩ mới được Bộ GD&ĐT ban hành gần đây, thiếu đi các quy định về công bố quốc tế. Điều này có phần không hợp lí và xa rời chuẩn chung của thế giới.

Quy chế đào tạo tiến sĩ mới: Mâu thuẫn và kéo lùi chuẩn so với thế giới - Hình 1

Nghiên cứu sinh nhận bằng tốt nghiệp. (Ảnh minh hoạ: GDTĐ)

Theo TS Hưng, việc hoàn thành luận văn hay sở hữu bài báo công bố quốc tế là một hình thức vinh danh, ghi nhận thành quả trong nghiên cứu của chính các bạn nghiên cứu sinh. Hơn nữa, với những bài báo quốc tế, không chỉ giáo sư hướng dẫn của các bạn ghi nhận mà sẽ được cả quốc tế ghi nhận. Việc làm này không đơn thuần vì cá nhân người nào đó mà làm vì cộng đồng khoa học quốc tế.

Vì vậy, ông cho rằng: "Sở hữu bài báo công bố quốc tế không chỉ là điều kiện cần mà là bắt buộc. Bởi, nếu đã làm nghiên cứu, phải có kết quả và được công bố rộng rãi; còn không có kết quả thì không thể đ.ánh giá thực lực của người làm khoa học. Nếu Việt Nam muốn hòa nhập với thế giới, cần có chuẩn đầu ra trong đào tạo tiến sĩ với quốc tế. Việc quy định nghiên cứu sinh sở hữu hai bài báo quốc tế trước khi tốt nghiệp là điều cần thiết".

Bài báo quốc tế là minh chứng rõ ràng nhất khẳng định chất lượng đào tạo của trường, sự chăm chỉ, nghiêm túc trong nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Đồng thời, đó cũng là hành trang giúp các tiến sĩ bước ra nước ngoài tự tin hơn với bạn bè trên thế giới. Không có công bố quốc tế, chúng ta lấy thành tích gì để hội nhập, giao lưu với chuyên gia nước ngoài, TS Hưng thẳng thắn nêu quan điểm và cho rằng, quy chế 18 đưa ra thước đo mới bằng cách kéo lùi chuẩn. Đây là sự mâu thuẫn.

Câu hỏi được ông đặt ra, như thế nào là nghiên cứu sinh?

Cần phân biệt rõ giữa người xuất sắc hoàn thành luận án tiến sĩ khác với người cứ bỏ t.iền ra đóng học 3 năm để mang danh nghiên cứu sinh.

Theo ông, bằng tiến sĩ chỉ là hành trang để bước vào việc nghiên cứu chuyên sâu. Các nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp tiến sĩ không đồng nghĩa với việc trở thành nhà nghiên cứu khoa học thực thụ. Do đó, tấm bằng này chỉ là chứng nhận ban đầu giúp người làm khoa học có các kỹ năng nghiên cứu, không phải cứ có bằng là bước chân hoàn toàn vào con đường nghiên cứu.

"Ngay cả tôi, khi có bằng tiến sĩ rồi, vẫn phải tiếp tục nghiên cứu để có những công bố đóng góp cho khoa học trên thế giới chứ không phải có bằng tiến sĩ xong để đó. Do đó, cần đưa ra quy chuẩn nhất định để chứng tỏ đạt chuẩn tiến sĩ phù hợp với thế giới, không phải học xong rồi bỏ đấy là không được" , TS Hưng chia sẻ và kiến nghị việc "kéo lùi chuẩn" như quy chế mới của Bộ GD&ĐT không phù hợp, nên cân nhắc thay đổi lại những quy chuẩn vừa ban hành.

Ngoài ra, nhiều năm về trước, ở Việt Nam từng xuất hiện vấn đề chạy thành tích công bố quốc tế. Một bộ phận không nhỏ các nghiên cứu sinh bỏ t.iền ra để đăng những cái công bố rất dễ dàng. Đây là hình thức mua bán. Và trong hội liêm chính, các nhà khoa học cực kỳ lên án, phản đối hành động gian lận trên.

Theo vị giảng viên Đại học Công nghệ, thay vì "hạ chuẩn" quy chế đào tạo tiến sĩ, Bộ GD&ĐT có thể đưa nhiều giải pháp hơn. Ví dụ, quy định cụ thể về những báo được đăng, loại trừ báo trả t.iền, hoàn toàn có thể kiểm soát được vấn đề này. Khi chúng ta có quy định chặt chẽ, những tạp chí lớn sẵn sàng đăng miễn phí cho các nghiên cứu sinh có thực lực và tài năng thật sự.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nguyễn Thị Huệ Thu: Phu nhân nhà Nhựa Duy Tân, mẹ chồng quyền lực của Midu
15:31:28 08/07/2024
Quang Linh bị chị bán sầu riêng "đùa" kém duyên, Hằng Du Mục còn sượng trân
14:35:33 08/07/2024
Ngọc Huyền hé lộ tâm tình của Vũ Luân dành cho Vũ Linh, nhắc đến Hồng Loan
16:06:52 08/07/2024
Maddox lộ ảnh hư đốn, Angelina Jolie nổi giận tước quyền thừa kế cho Pax Thiên?
15:27:28 08/07/2024
Nam Thư "5 lần 7 lượt" thân mật với sao nam "đã có chủ", đáp trả gây phẫn nộ
16:14:23 08/07/2024
Baifern Pimchanok lộ tâm trạng bất ổn, rơi nước mắt hậu chia tay Nine Naphat?
15:18:48 08/07/2024
Ốc Thanh Vân: Sang Úc nghèo hẳn, ở Việt Nam giàu hơn
15:03:09 08/07/2024
HOT: Vợ chồng Song Joong Ki lên chức bố mẹ lần 2!
14:37:07 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

'Vui lên nào, anh em ơi' tập 1: Màn tái xuất siêu hài của NSƯT Thái Sơn

Phim việt

20:11:49 08/07/2024
NSƯT Thái Sơn trong vai Thắng có tạo hình kiểu thanh niên nghiêm túc, có chút khờ khạo và nói chuyện chậm rãi nên khi gọi điện cho Hưng, Thắng nói chuyện rất hài, kiểu tưng tửng gây cười ngay tập 1.

Bắc Giang cách ly ca bệnh bạch hầu, ngăn ngừa lây lan rộng

Tin nổi bật

20:08:56 08/07/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang vừa ghi nhận ca bệnh bạch hầu, là một trong 2 người đã tiếp xúc gần với ca t.ử v.ong do bệnh bạch hầu tại H Kỳ Sơn (Nghệ An).

Quán quân 2k2 của Vietnam Idol không tập trung ca hát lại đi... show hẹn hò

Tv show

19:51:10 08/07/2024
Sự tham gia của quán quân Vietnam Idol 2023 tại chương trình Đảo Thiên Đường đang nhận về những ý kiến trái chiều.

Lisa liên tục "muối mặt" vì fan

Nhạc quốc tế

19:48:22 08/07/2024
Màn comeback của Lisa ngập trong thị phi một phần vì fan quá khích.Fan Lisa giả mạo email chọc giận ekip Travis Scott giữa cáo buộc đạo nhái

Khoảng tối đằng sau kỷ lục phi thường của Ronaldo

Sao thể thao

19:41:09 08/07/2024
Với 14 bàn thắng tại các kỳ Euro, Ronaldo bỏ xa người xếp sau là huyền thoại Platini của Pháp (9 bàn). Trong số những cầu thủ còn đang thi đấu, 2 người tiến gần thành tích của Ronaldo nhất là Morata và Griezmann

Người phụ nữ trẻ phải cấp cứu sau khi ăn một viên kẹo

Sức khỏe

18:48:47 08/07/2024
Khi vào viện, H. hôn mê sâu, sốt cao 41-42 độ C, co giật toàn thân, mạch nhanh, huyết áp tụt, oxy tụt, vô niệu và nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc, suy đa tạng, phổi tổn thương, suy hô hấp cấp tính kém đáp ứng với thở máy.

Điều gì khiến thời trang giấu quần hot nhất mùa hè này?

Thời trang

18:28:33 08/07/2024
Các tín đồ thời trang đang tích cực lăng xê mốt giấu quần, vậy điều gì đã khiến thời trang giấu quần trở thành xu hướng hot nhất mùa hè này?

Nóng: Chủ tịch và nàng thơ gen Z công khai mối quan hệ?

Sao châu á

18:22:23 08/07/2024
Ngày 8/7, thông tin Hoàng Tử Thao và Từ Nghệ Dương chuẩn bị công khai mối quan hệ tình cảm chiếm sóng mạng xã hội Trung Quốc.

Thuê xe ôm đóng giả nhân viên ngân hàng để l.ừa đ.ảo

Pháp luật

18:11:46 08/07/2024
Để thực hiện hành vi l.ừa đ.ảo, Hồ Thị Dung đã thuê 2 người làm xe ôm đóng giả nhân viên ngân hàng rồi liên tiếp giục bà Vĩnh chuyển t.iền để lo lót, thẩm định tài sản nhằm l.ừa đ.ảo.

Nhã Phương công khai dung mạo con trai

Sao việt

17:39:08 08/07/2024
Có thể thấy, bé Hope có làn da trắng hồng, má bánh bao đáng yêu và đặc biệt là đôi mắt tròn long lanh hệt như Nhã Phương.

Khám phá thiên nhiên hoang sơ tại khu du lịch Suối Mỡ, Bắc Giang

Du lịch

17:19:32 08/07/2024
Thung lũng Suối Mỡ là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên, muốn tìm kiếm sự yên bình và thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi.