Không bắt buộc sinh viên học tăng cường ngoại ngữ
Bộ GD-ĐT vừa có hướng dẫn triển khai dạy học ngoại ngữ tăng cường.
Trong khi học sinh trung học phổ thông chưa được học ngoại ngữ theo chương trình mới (chương trình học 10 năm, ban hành theo quy định của Đề án), hướng dẫn khuyến khích sinh viên tham gia học ngoại ngữ tăng cường nhưng không bắt buộc.
Theo đó, nhà trường công bố công khai chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, lộ trình đạt chuẩn cũng như các loại chứng chỉ ngoại ngữ được chấp nhận cho miễn học/thi ngoại ngữ (nếu có) trên trang thông tin điện tử chính thức của trường trước mỗi khoá/ kỳ học để sinh viên có kế hoạch học tập và đạt chuẩn theo quy định.
Về việc triển khai dạy và học ngoại ngữ tăng cường, các trường tổ chức thi, kiểm tra khảo sát năng lực ngoại ngữ đầu vào của sinh viên để làm căn cứ xếp lớp học ngoại ngữ tăng cường theo năng lực thực tế của sinh viên.
Thời lượng tổ chức học do trường quyết định trên cơ sở điều kiện thực tế của trường, yêu cầu về chuẩn đầu ra ngoại ngữ của từng ngành, lĩnh vực đào tạo và đảm bảo quy định hiện hành về khối lượng kiến thức tối thiểu đối với mỗi trình độ đào tạo.
Hình thức tổ chức dạy học có thể là học trên lớp, dạy học trực tuyến, các hình thức ngoại khóa, câu lạc bộ tiếng nước ngoài…, coi trọng việc hướng dẫn và tạo môi trường cho sinh viên tự học; phối hợp đồng bộ với các chương trình học ngoại ngữ chính khóa.
Nhà trường cũng cần thông báo kế hoạch tổ chức dạy học ngoại ngữ tăng cường trước từng khóa/ kỳ học để hỗ trợ những sinh viên có nhu cầu.
Về kinh phí, các trường chủ động xây dựng mức thu học phí ngoại ngữ tăng cường theo quy định Nghị định 74/2013/NĐ-CP theo nguyên tắc thỏa thuận với người học, đảm bảo bù đắp chi phí. Việc thu học phí dạy học ngoại ngữ tăng cường không tính cho nội dung chương trình đào tạo theo quy định bắt buộc.
Video đang HOT
Trước đó, từ ngày 30/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020″. Đề án quy định sinh viên tốt nghiệp (đầu ra) đạt năng lực ngoại ngữ bậc 3 đối với cao đẳng, đại học không chuyên ngữ, bậc 4 đối với cao đẳng chuyên ngữ và bậc 5 đối với đại học chuyên ngữ theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay năng lực ngoại ngữ của sinh viên khi nhập học (đầu vào) rất khác nhau và thường là chưa đạt chuẩn. Trước thực tế đó, Đề án yêu cầu các trường triển khai hình thức dạy học ngoại ngữ tăng cường để hỗ trợ chương trình đào tạo chính khoá nhằm bảo đảm năng lực ngoại ngữ của sinh viên khi tốt nghiệp.
Theo Ngân Anh/Vietnamnet
Đại học không miễn thi môn ngoại ngữ đầu vào
Bộ GD-ĐT đặc cách cho thí sinh có các chứng chỉ ngoại ngữ đủ điều kiện theo danh sách cụ thể mà Bộ công bố sẽ không phải dự thi môn này trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
Tuy nhiên, Bộ cũng nêu rõ việc có áp dụng quy định này hay không trong việc xét tuyển đại học lại tùy thuộc vào các trường.
Theo khảo sát sơ bộ, lãnh đạo các trường đều cho biết việc Bộ xét miễn thi tốt nghiệp cho các em là hợp lý nhưng trường sẽ không thể xét đặc cách cho thí sinh. Điều này đồng nghĩa với việc dù được miễn thi nhưng những thí sinh có chứng chỉ đạt yêu cầu của Bộ nếu muốn tham gia xét tuyển vào các trường đại học sẽ vẫn phải dự thi như bình thường.
Giờ học môn ngoại ngữ của thầy và trò trường ĐH Hà Nội.
Miễn thi tốt nghiệp là hợp lý
Chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Hà Nội Lê Quốc Hạnh cho biết: "Trường hoàn toàn ủng hộ quy định mới này của Bộ. Các em học sinh đạt trình độ ngoại ngữ đó là rất đáng khích lệ. Tôi nghĩ miễn thi tốt nghiệp cho các em là hợp lý."
Vị Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Hà Nội cũng bày tỏ sự đánh giá rất cao đối với những thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. "Tôi cho rằng đây là những học sinh rất năng động. Rõ ràng việc học này là tự thân các em, không có trường nào ép buộc. Bản thân các em đã rất nỗ lực và gia đình cũng phải đầu tư hàng triệu đồng để các em học và thi đạt trình độ cao hơn yêu cầu của trường. Vì thế, miễn thi cũng là cách ghi nhận những nỗ lực của các em, vừa để khuyến khích sự năng động trong học sinh" ông Hạnh nói.
Cùng quan điểm này, phó hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội), ông Đỗ Minh Tuấn cho rằng việc áp dụng chính sách cho miễn thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia khi thí sinh đã có các chứng chỉ ngoại ngữ ở trình độ tương ứng là một chủ trương phù hợp, đáp ứng nguyện vọng của một số học sinh đam mê, yêu thích các môn ngoại ngữ và đã có những chuẩn bị nhất định từ trước.
Cũng theo ông Tuấn, việc xét miễn thi có thể không chỉ dừng lại ở các chứng chỉ do các tổ chức quốc tế cấp mà còn có thể mở rộng sang những đơn vị khảo thí ở Việt Nam. "Khi chúng ta đã xây dựng được các Trung tâm Khảo thí quốc gia có khả năng tổ chức kiểm tra, đánh giá và cấp chứng chỉ ngoại ngữ thì cần công nhận cả chứng chỉ do các Trung tâm này cấp" ông Tuấn nói.
Nhưng không áp dụng với tuyển sinh đại học
Tuy đồng tình với việc áp dụng xét tốt nghiệp nhưng lãnh đạo các trường đại học cũng cho rằng, nếu dùng các chứng chỉ này để xét vào các trường đại học lại là vấn đề hoàn toàn khác.
Theo trưởng phòng đào tạo trường ĐH Hà Nội Lê Quốc Hạnh, nhà trường chưa bàn đến vấn đề này, nhưng về nguyên tắc, các em vẫn phải thi. Mặc khác, để áp dụng xét tuyển vào trường sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.
Phân tích cụ thể hơn, ông Hạnh cho rằng riêng việc quy đổi các loại chứng chỉ này ra điểm số bao nhiêu đã không đơn giản, chẳng hạn sẽ định lượng chứng chỉ thế nào? Chứng chỉ của đơn vị này cấp bao nhiêu điểm, đơn vị kia bao nhiêu? Mỗi loại chứng chỉ lại có nhiều khung điểm khác nhau, vậy các mức điểm tương ứng khác nhau thế nào? Căn cứ nào để định điểm cho các chứng chỉ?
Cũng theo ông Hạnh, việc này còn liên quan đến một vấn đề rất quan trọng là sự công bằng trong tuyển sinh. Các thí sinh khác sẽ có ba cột điểm cho ba môn, nhưng những thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ sẽ chỉ có hai cột điểm.
"Tính điểm môn ngoại ngữ này của các em thế nào để công bằng với các thí sinh bình thường khác, nhất là khi môn ngoại ngữ ở trường ĐH Hà Nội lại nhân hệ số hai, có tính quyết định rất lớn. Chúng tôi không biết ứng xử thế nào để đảm bảo công bằng cho các em nên Trường ĐH Hà Nội sẽ vẫn xét tuyển trên điểm thi" ông Hạnh chia sẻ.
Đây cũng là băn khoăn của trường ĐH Ngoại thương. Theo trưởng phòng dào tạo Lê Thị Thu Thủy, trong kỳ thi đại học, chỉ cần chênh nhau 0,25 điểm đã quyết định đến sự đỗ, trượt của các em. Vì thế, việc quy đổi điểm thế nào là điều không đơn giản.
"Trường ĐH Ngoại thương chỉ xét tuyển trên điểm của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp trung học quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì" bà Thủy nói.
Nhìn ở một góc độ khác, phó hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hoàng Minh Sơn cho rằng, việc chỉ xét tuyển dựa trên điểm kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia cũng đảm bảo tính công khai, minh bạch, sự công bằng tuyệt đối cho các thí sinh khi các em cùng thi một đề vào một thời điểm. Nếu những thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đạt yêu cầu của Bộ thì các em cũng có thể khẳng định năng lực thông qua bài thi này.
Không xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT như trường ĐH Hà Nội, trường ĐH Ngoại thương hay trường ĐH Bách khoa nhưng trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) cũng khẳng định không dùng các chứng chỉ để xét tuyển vào trường.
"Đối với trường ĐH Ngoại ngữ, bên cạnh bài thi đánh giá năng lực chung của ĐHQG Hà Nội, chúng tôi sẽ căn cứ vào kết quả bài thi môn ngoại ngữ do trường tổ chức, không xét đến các chứng chỉ ngoại ngữ" phó Hiệu trưởng Đỗ Minh Tuấn nói.
Cũng theo ông Tuấn, sau khi đã trúng tuyển vào trường, các sinh viên có chứng chỉ ngoại ngữ của các tổ chức khảo thí nằm trong danh sách được công nhận sẽ được xem xét miễn học một số học phần thực hành tiếng nhất định. Việc này đã áp dụng từ lâu ở trường và nhờ đó nhiều sinh viên đã có khả năng tốt nghiệp đại học sớm chỉ sau khoảng ba năm học.
Theo Phạm Mai/Vietnamplus
Đối tượng miễn thi ngoại ngữ được điều chỉnh theo mức độ cao Ngày 23/10, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển có công văn gửi các cơ sở GD-ĐT, các ĐH-HV-CĐ, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) về việc điều chỉnh, bổ sung miễn thi môn ngoại ngữ. Ngày 17/10, Bộ GD&ĐT đưa công văn xác nhận cả ba loại chứng chỉ TOEFL, TOEIC và IELTS đều có thể được cung cấp từ một đơn...