Không bắt buộc học sinh thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết trong năm học này, Sở chỉ khuyến khích HS có điều kiện thì đi thi lấy các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế chứ không bắt buộc như trước.
Trước nay, Sở GD-ĐT TP.HCM lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (chẳng hạn các chứng chỉ của ĐH
Cambridge) để đánh giá chuẩn đầu ra HS tiểu học các lớp tiếng Anh tăng cường. Theo đó, HS sau khi học hết lớp 2 phải lấy được chứng chỉ Starters, xong lớp 4 phải có chứng chỉ Movers, xong lớp 5 phải có chứng chỉ Flyers. Ông Nguyễn Hoài Chương đã có cuộc trao đổi ngắn với phóng viên Thanh Niên về sự thay đổi này.
Ảnh minh họa
* Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ dùng thước đo nào để đánh giá HS các lớp tiếng Anh tăng cường đủ điều kiện tiếp tục theo học chương trình, thưa ông?
Video đang HOT
- Tôi xin nói rõ thêm, Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị các trường không ép HS thi lấy chứng chỉ nhưng không phải là bỏ chuẩn đánh giá này vì đây là chuẩn đánh giá nhằm nâng cao năng lực học tiếng Anh của HS. HS không nhất thiết phải thi lấy chứng chỉ theo lộ trình. Các em có thể không thi Starters, Movers nhưng về sau có thể chọn thi Flyers vẫn được. Nếu HS không thi Starters, Movers thì giáo viên tiếng Anh sẽ xét và đánh giá HS có đủ hoặc không đủ trình độ tương ứng học tiếp chương trình tiếng Anh tăng cường. Chúng tôi sẽ giao quyền cho giáo viên nhận xét và đánh giá HS trong quá trình dạy.
* Như vậy liệu có đảm bảo công bằng, thống nhất trong cách đánh giá?
- Giáo viên tiếng Anh tiểu học ở TP.HCM có chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, hoàn toàn có thể đánh giá được trình độ của HS trong quá trình giảng dạy. Việc đánh giá của giáo viên cũng phải căn cứ theo chuẩn tương ứng đã quy định, vì vậy chúng tôi cũng sẽ yêu cầu giáo viên phải đánh giá nghiêm túc, đúng thực chất HS. Ngoài ra, Sở cũng sẽ giám sát chặt trong quá trình đánh giá.
* Vì sao Sở GD-ĐT TP.HCM lại có sự thay đổi này, thưa ông?
- Chúng tôi làm như vậy là để giảm áp lực cho phụ huynh và HS. Vì trước đây, cứ tới mỗi kỳ thi chứng chỉ Starters, Movers, Flyers thì HS phải đi ôn luyện, phụ huynh phải đưa đón rất vất vả.
Theo TNO
Quy định không bắt buộc sinh viên mặc đồng phục: Trường chấp hành, trường không
Đầu năm học 2013 - 2014, Bộ GD-ĐT có văn bản yêu cầu các trường ĐH, CĐ và TCCN không được bắt buộc sinh viên, học sinh mặc đồng phục khi đến trường. Tuy nhiên, đến nay các trường thực hiện quy định này khác nhau.
Sinh viên Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM mặc đồng phục của trường chiều 4.10 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Phớt lờ quy định
Trong Cẩm nang sinh viên ĐH và CĐ chính quy năm học 2012 - 2013 của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, sinh viên (SV) phải mặc đồng phục vào hai ngày trong tuần. Ngày thứ hai, nữ mặc áo dài, nam mặc áo sơ mi trắng dài tay và quần sẫm màu. Thứ sáu, SV phải mặc áo sơ mi vàng tay lửng, nữ mặc váy màu đen và nam mặc quần sẫm màu. Đồng thời, trường quy định SV không được mặc áo thun không cổ, không đi dép lê khi đi học và ra vào trường, cấm SV mặc đồng phục thể dục vào trong lớp học... Nhiều SV bất bình trước một số điều vô lý trong quy định về đồng phục của trường. Báo Thanh Niên cũng đã phản ảnh vấn đề này trong loạt bài Biến tướng đồng phục đăng vào ngày 3.9. Ngày 6.9, Bộ GD-ĐT đã ban hành văn bản chỉ đạo các trường không được bắt buộc SV mặc đồng phục khi đến trường. Cũng theo văn bản này, các trường có thể ban hành quy định cụ thể về trang phục SV nhằm đảm bảo sự nghiêm túc của môi trường giáo dục nhưng không gò bó, gây khó khăn cho SV.
Tuy nhiên, phớt lờ quy định trên, ngày 12.9 Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM vẫn ra thông báo sẽ tiếp tục duy trì thực hiện quy định trang phục của SV chính quy. Thông báo này ghi rõ: "Nhà trường đề nghị tất cả SV hệ chính quy nghiêm túc thực hiện quy định về trang phục SV; mặc đồng phục vào thứ hai và thứ sáu". Những quy định của trường hầu như không thay đổi sau khi đã có văn bản chỉ đạo của Bộ.
Điều chỉnh nội quy
Ngược lại, nhiều trường nhanh chóng điều chỉnh lại nội quy trang phục SV.
Chẳng hạn, ngày 26.8, Khoa Giáo dục tiểu học Trường ĐH Sài Gòn đã ra thông báo yêu cầu SV của khoa phải mặc đồng phục tất cả các ngày trong tuần. Trong đó, SV từ năm nhất đến năm ba phải đăng ký tối thiểu hai áo sơ mi và một váy (với nữ). SV năm cuối phải đăng ký một áo sơ mi và một váy (nữ). Cũng trong thông báo của khoa, vì đồng phục mới chất lượng và mẫu mã tốt hơn nên khoa khuyến khích... SV mua nhiều hơn. Tuy nhiên, ngay sau khi Bộ có quy định mới đồng phục, trường đã ra thông báo mới không bắt buộc SV mặc đồng phục. Nói về văn bản này, thạc sĩ Hoàng Minh Tâm, Trưởng phòng Công tác học sinh, SV, cho biết: "Thực hiện đúng tinh thần của Bộ, trường không bắt buộc SV phải mua đồng phục (trừ đồng phục môn giáo dục thể chất). Tuy nhiên, tùy thuộc vào các khoa chuyên môn, nếu có sự thỏa thuận giữa khoa và SV thì sẽ được tiến hành".
Theo quy định trước đây, SV Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM phải mặc đồng phục trong cả giờ học lý thuyết, ở phòng thí nghiệm, xưởng thực hành và khi học môn giáo dục thể chất. Với các môn học lý thuyết trên giảng đường, SV phải mặc áo sơ mi trắng ngắn tay có in logo của trường. Đến nay, theo thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó trưởng phòng Đào tạo nhà trường, thực hiện đúng quy định của Bộ, trường chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc SV phải mua đồng phục môn lý thuyết, miễn sao trang phục lịch sự và đàng hoàng. Tuy nhiên, SV vẫn phải tuân thủ quy định đồng phục thể dục, trang phục và bảo hộ lao động trong giờ thực hành và thí nghiệm.
Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng Công tác học sinh, SV Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cũng thông tin: "Trường chỉ quy định đồng phục cho một số khoa trong giờ thực hành tại xưởng nhằm đảm bảo an toàn. Với các giờ học lý thuyết, SV được mặc trang phục tự do nhưng phải đảm bảo môi trường sư phạm".
Theo TNO
Châu Âu mời gọi du học sinh Nhiều trường đại học ở Phần Lan, Hà Lan... cấp học bổng là học phí từ vài ngàn euro đến 100% học phí để thu hút sinh viên Việt Nam "Du học các nước Phần Lan, Hà Lan vẫn có chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh nhưng học phí và chi phí sinh hoạt thấp hơn so với Mỹ, Úc... Hơn nữa,...