Không bằng đại học vẫn ‘rộng cửa’ tìm việc lương cao tại Mỹ
Ngoài hướng đến ứng viên tốt nghiệp đại học, các công ty Mỹ dần quan tâm đến lao động có tay nghề nhằm loại bỏ “thành kiến vô thức trong tuyển dụng”.
Ảnh minh họa
Trong những năm qua, các nhà tuyển dụng Mỹ cố gắng giải quyết hai vấn đề. Một là sự thiếu hụt lao động có tay nghề, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Hai là cần tích cực giải quyết những bất bình đẳng mang tính hệ thống, những thành kiến vô thức trong hoạt động tuyển dụng và thăng chức.
Để duy trì tính cạnh tranh, nhà tuyển dụng phải tăng cường tìm kiếm rộng ra các ứng viên có tiềm năng cao; bởi không một chủng tộc, giới tính, khu vực hoặc bằng cấp nào sở hữu độc quyền về tài năng.
Công ty tư vấn Accenture đã tạo ra chương trình học việc đầu tiên tại Chicago vào năm 2016, từ đó hỗ trợ 1.200 người học việc tại 35 thành phố. Giám đốc quản lý cấp cao Pallavi Verma cho biết chương trình này là một phần trong chiến lược xây dựng đội ngũ nhân viên giàu năng lực.
Tương tự, Year Up, một tổ chức cung cấp chương trình đào tạo việc làm miễn phí, cũng thường hợp tác với các nhà tuyển dụng, như Accenture, để tìm những người có tay nghề cao. Nhiệm vụ chính của Year Up là hỗ trợ thu hẹp khoảng cách cơ hội, đặc biệt với những ứng viên yếu thế. “Nếu yêu cầu bằng đại học hệ 4 năm, chúng ta đã loại bỏ 70% lao động người da đen tại Mỹ và 80% người Mỹ Latin”, ông Morris Applewhite, Giám đốc Year Up, cho biết.
Vài năm trước, Chance Rodnez, hiện 30 tuổi, tìm đến Accenture sau khi tốt nghiệp một chương trình miễn phí của Year Up. Sau thời gian làm việc với tư cách nhân viên thử việc của Accenture, anh được tuyển dụng vào vị trí chuyên viên phân tích kinh doanh. Từ đó, Chance được thăng chức hai lần, hiện làm việc với tư cách một nhà phân tích cao cấp về điện toán đám mây. “Đó là một trải nghiệm thay đổi cuộc đời tôi”, anh nói.
Video đang HOT
IBM là một trong những công ty công nghệ đầu tiên tạo ra chương trình học việc, bắt đầu từ năm 2017. Kelli Jordan, Giám đốc phụ trách nghề nghiệp, kỹ năng và hiệu suất của IBM, cho biết đến cuối năm nay, công ty sẽ đào tạo hơn 1.000 người học việc và tuyển dụng phần lớn trong số họ.
Theo số liệu của công ty, mức lương trung bình của những người học việc cao hơn khoảng 50% so với thu nhập trung bình của địa phương nơi họ đang làm việc. Khi được tuyển dụng, mức thu nhập tiếp tục tăng. Jordan cho biết, gần 20% công việc của IBM không yêu cầu bằng đại học hệ 4 năm. Tuy nhiên, để thăng tiến trong nhiều công ty lớn, ứng viên tối thiểu vẫn cần bằng cử nhân.
Tại Bank of America, những người không có bằng đại học được xem xét cho các vị trí đầu vào, đôi khi được xếp vào các chức vụ cao hơn thông qua chương trình đào tạo nội bộ, gọi là Pathways. Đến nay, công ty đã thuê 10.000 người từ các cộng đồng có thu nhập thấp và trung bình thông qua chương trình này, đặt mục tiêu thuê thêm 10.000 người nữa vào năm 2025.
Xu hướng chú trọng đến kỹ năng nhiều hơn là bằng cấp được tin tưởng sẽ phát triển trong tương lai. Cuối năm ngoái, một liên minh các CEO đã thành lập OneTen, tổ chức phi lợi nhuận, nhằm thúc đẩy mục tiêu tuyển dụng, thăng tiến cho một triệu người da đen không có bằng cử nhân trong thập kỷ tới.
Multiverse, một công ty được thành lập vào năm 2016, có trụ sở tại Vương quốc Anh và hoạt động tại Mỹ, đã cung cấp dịch vụ kiểm tra, đào tạo, huấn luyện, kết nối và bố trí 5.000 người học việc cho hơn 300 nhà tuyển dụng. Trong đó, hơn một nửa là người da màu, phụ nữ cũng chiếm đến 50% và 1/3 người học việc đến từ các cộng đồng có nguồn lực hạn chế. Phần lớn những người này sẽ được ở lại công ty đào tạo mình trong ít nhất hai năm.
Sophie Ruddock, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Multiverse ở Bắc Mỹ, cho biết sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới đối tác và đánh giá nhu cầu tuyển dụng những người lao động không có bằng cử nhân đang tăng cao.
Thủ khoa Đại học Bách khoa Hà Nội chuẩn 'con nhà người ta'
Trương Tuấn Vũ, thủ khoa đầu ra Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2021 sở hữu bảng thành tích học tập ấn tượng, chuẩn "con nhà người ta".
Trương Tuấn Vũ xuất sắc trở thành thủ khoa đầu ra Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2021 với điểm tích lũy học tập 3,76/4. Với nam sinh ngành Điện tử Viễn thông, thành tích học tập đạt được là cả quá trình phấn đấu từ "xuất phát điểm không hề nổi bật".
Những ngày đầu mới bước chân vào trường, Tuấn Vũ thấy khá "ngợp" trước hàng loạt môn học, khối lượng kiến thức khổng lồ, mang tính trừu tượng cao. Nhưng Vũ quan điểm, thử thách càng cao thì cơ hội hoàn thiện, phát triển bản thân càng lớn. Vũ chấp nhận đối đầu với khó khăn, áp lực và luôn cố gắng để đạt được những mục tiêu đã đặt ra.
Chàng trai Hà Nội xây dựng chiến lược học tập vô cùng chỉn chu và nghiêm túc thực hiện nó. Trước khi bắt đầu các buổi học, Vũ thường có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. "Khi có sự chuẩn bị trước thì tôi có thể nắm được kiến thức từ buổi trước và định hình tương đối về nội dung của buổi học sắp tới. Ngành học đòi hỏi tôi phải tập trung và bồi dưỡng không ngừng, vì đây là ngành bao gồm nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau, đây cũng là một trong những ngành cốt lõi đối với cuộc cách mạng công nghệ 4.0", Vũ nói.
Cũng giống như nhiều sinh viên khác, áp lực học tập là điều không thể tránh khỏi nhưng Tuấn Vũ xem "áp lực tạo động lực" để khẳng định bản thân. Nam sinh vừa chú trọng việc học, lại vừa dành thời gian cho các hoạt động trau dồi kỹ năng mềm, bồi dưỡng kiến thức xã hội.
Theo chia sẻ của Vũ, may mắn được tạo ra nhờ vào sự nỗ lực của mỗi người. Vũ chủ động tìm hiểu, lên kế hoạch cho những cơ hội phát triển bản thân. May mắn và cố gắng không ngừng nghỉ giúp nam sinh đạt được nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ. Hơn thế nữa, sự động viên, ủng hộ của gia đình, bạn bè cũng là nguồn động lực để Vũ vượt qua các thử thách.
Chàng thủ khoa từng chia sẻ, anh để tâm nhiều hơn vào mức độ hiệu quả của thời gian mà mình bỏ ra cho công việc. Bí quyết để Vũ học tốt chính là quản lý và tận dụng thời gian hợp lý. Bên cạnh đó anh vẫn duy trì được lối sống năng động, thoải mái.
Dự định tương lai của Tuấn Vũ là bắt đầu hành trình mới của bản thân tại Montreal, Canada khi dịch bệnh qua đi, mọi thứ trở nên ổn định hơn. Nam sinh hy vọng rằng luôn có đủ nhiệt huyết để theo đuổi những mục tiêu riêng.
Thành tích học tập ngưỡng mộ của Trương Tuấn Vũ.
Một số thành tích ấn tượng của thủ khoa Trương Tuấn Vũ: Thủ khoa đầu ra trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2021; Giải thưởng sinh viên 5 tốt cấp Thành phố năm 2020 - 2021; Học bổng khuyến khích học tập loại A năm 2020 - 2021; Học bổng Năng lượng tương lai năm 2020 - 2021; Top 30 Giải thưởng Honda Award năm 2020 - 2021.
Học bổng trao đổi sinh viên TFScale - Singapore 2019-2020; Học bổng Sumitomo 2019 - 2020; Danh hiệu Sinh viên có thành tích học tập xuất sắc - Viện Điện tử Viễn thông các học kỳ từ năm 2016 tới năm 2020; Giải Nhì cuộc thi Sinh viên NCKH cấp trường năm 2018 - 2019, 2020 - 2021.
Học bổng Tài năng 2018 - 2019, 2019 - 2020; Sở hữu bài báo khoa học công bố tại The 19th IEEE International NEWCAS Conference - June 2021, Toulon, France...
Cục trưởng Nhà giáo càng giải thích, giáo viên như tôi càng hoang mang Bộ Giáo dục khẳng định giáo viên được đơn vị cử đi học chứng chỉ để dạy môn tích hợp thì không phải đóng kinh phí nhưng chất lượng đào tạo thế nào thì còn bỏ ngỏ. Xung quanh những thắc mắc của các nhà giáo về kinh phí bồi dưỡng chương trình 02 môn tích hợp bậc trung học cơ sở trong...