Khốn đốn lo tiền chuộc người thân bị bóc lột lao động bên Nga
Nhiều người dân xóm 4, xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang hết sức bất bình, lo lắng khi phải chạy vạy gom một khoản tiền lớn gửi sang Nga để chuộc con em về.
Giấc mộng đổi đời
Ông Khôi – bố của chị Nhung – hết sức bức xúc vì cho rằng mình đã bị mắc lừa
Những người dân nơi đây cho biết, vào giữa tháng 8/2013, có người hàng xóm tên là Đậu Văn Khánh (SN 1983) nói có cậu là Trần Xuân Long đang làm việc tại Đại sứ quán bên Nga và đang cần một số lao động sang bên đó làm việc; với mức lương là từ 12 đến 15 triệu đồng, hợp đồng trong 3 – 4 năm. Dự kiến vào đầu tháng 9 sẽ bay sang Nga.
Ông Đặng Đình Khôi ở xóm 4, xã Thạch Hải (bố của chị Nhung, người vừa trở về từ nước Nga) cho biết, khi được người hàng xóm giới thiệu về cơ hội đi làm việc ở nước Nga, ông cùng nhiều người khác không chút do dự, khẩn trương lo thủ tục cho con em đi xuất khẩu lao động.
Bà Nguyễn Thị Liễu (SN 1941) có người con trai út là Nguyễn Bá Mười (SN 1983) đang mắc kẹt bên nước Nga cho biết: “Thằng Mười là út trong nhà. Nó đã có vợ và 1 đứa con. 2 vợ chồng nó vào Nam làm thuê lam lũ cả năm trời nhưng cuối năm cũng chả dư dả được là bao. Vừa rồi có người cần lao động đi làm việc tại nước Nga nên chúng tôi đã bàn và quyết cho nó đi. Vì có như thế mới có hy vọng đổi đời được”.
Tiền mất tật mang
Vừa trở về từ nước Nga, chị Đặng Thị Nhung vẫn chưa hết hoang mang, cho biết: “Máy bay vừa hạ cánh xuống nước Nga thì chúng tôi được ông Long (cậu của Khánh) đưa lên ô tô rồi chạy thẳng đến công ty của ông Phúc. Chúng tôi cũng không biết đó là ở tỉnh nào và cũng không hề được ra khỏi khu vực của công ty. Đó là Công ty New Play Lan. Chúng tôi phải làm việc ở đó 16 tiếng/ngày. Ở đó có rất nhiều người Việt Nam đang lao động. Đã có nhiều người bỏ trốn khỏi công ty nhưng không được, họ quản lý, giám sát hết sức chặt chẽ. Chúng tôi không biết một tháng mình làm được bao nhiêu tiền nữa vì làm 3 tháng ở bên đó rồi mà tôi vẫn chưa nhận được một đồng lương nào. Và tất cả lao động ở đó cũng như vậy”.
Sau khi nộp khoản tiền 55 triệu đồng cho bà Sinh thì những lao động này mới được thả về
Còn anh Nguyễn Bá Mười cho biết: “Được Khánh bảo là đi làm ở Nga, lương tháng 600 đô và bảo chúng tôi chỉ làm hộ chiếu là được và đến đầu tháng 9 thì xuất cảnh. Khi sang đến bên Nga thì họ mới đưa hợp đồng ký, biết hợp đồng không có thời gian làm việc, không có thỏa thuận lương nhưng không ký không được vì không ký thì không có chỗ ăn ở nên đành nhắm mắt ký. Lúc về thì họ tính tiền công 3 tháng được 1,6 triệu đồng”.
Cũng theo lời anh Mười thì hiện đang có hơn 150 người Việt chủ yếu ở các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng… cũng đang bị lừa và mắc kẹt ở bên Nga. Họ cũng đang rất muốn được về nước, nhưng nhà nghèo không có tiền chuộc nên không thể về.
Vốn là một trong những hộ khó khăn của xã, giờ gia đình vợ chồng anh Mười chị Huệ lại rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Để có được khoản tiền 55 triệu, chị Huệ đã phải bán hết tất cả gia sản trong nhà, vay mượn hàng xóm, láng giềng.
Video đang HOT
Bị lừa, gia đình anh Mười, chị Huệ rơi vào cảnh nợ nần chồng chất
Chị Nguyễn Thị Huệ bức xúc: “Vì Khánh là người cùng xóm, anh em quen biết nên tin tưởng nhau. Tưởng rằng sau vài năm đi làm, chồng tôi sẽ có thể tích góp một ít vốn để về làm ăn nhưng không ngờ. Giờ thì tiền mất tật mang”.
Theo những người vừa trở về từ nước Nga thì sau khi hết thời hạn 3 tháng,một nhân viên của ông Phúc (Giám đốc C.ty New Play Lan) bảo phải gọi vềcho gia đình nộp 55 triệu đồng/lao động để chuộc mới được về và nếu không cứ chậm 1 tháng là phạt thêm 15 triệu đồng.
Bà Liễu mẹ của anh Mười muốn các cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ sự việc này
Và khoản tiền này được chuyển khoản thẳng cho bên công ty ông Phúchoặc nộp cho bà Phạm Thị Sinh ở Phú Thọ.
Ông Khôi cho biết: “Lúc tôi nhận được điện thoại của con tôi không tin nổi. Nó bảo phải nộp gấp 55 triệu đồng để đưa nó về chứ nếu không nộp tiền thì có thể sẽ không bao giờ về được nữa. Con gái tôi thúc nếu cứ chậm 1 tháng là họ phạt thêm 15 triệu đồng”.
Nghe xong điện thoại mà gia đình ông Khôi, bà Hoa như chết đứng, vừa lo, vừa sợ, không biết xoay xở đâu ra một khoản tiền lớn như thế để đi cứu con. “Con tôi vừa mới sang lao động được đúng 3 tháng, tưởng thế là đã ổn định. Nào ngờ…” – bà Hoa (mẹ của Nhung) chia sẻ.
Đến thời điểm ngày 30/12, sau khi nộp khoản tiền chuộc là 55 triệu đồng/người thì 5 lao động này đã được thả về nước.
Những người dân nơi đây cũng cho biết, mấy tuần trở lại đây họ không còn liên lạc được với Khánh nữa.
“Chúng tôi chỉ biết Khánh làm ở Vũng Áng chứ thực hư giờ Khánh ở đâu thì chúng tôi cũng không hề hay biết. Càng không hề biết cậu của Khánh có làm đại sứ quán bên Nga hay không” chị Huệ vợ anh Mười cho biết.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Thiết, Trưởng công an xã Thạch Hải cho biết: “Chúng tôi cũng có nghe phong phanh về việc mấy người đi xuất khẩu lao động, nhưng họ đi không thông qua UBND xã nên chưa biết họ đi đâu, hiện có thông tin là cả 5 người đã trở về chúng tôi sẽ xuống trực tiếp gặp mấy người xem có yêu cầu gì phía chính quyền can thiệp không”.
Xuân Sinh – Văn Dũng
Theo Dantri
Lộ diện nghi phạm vụ đánh bom liều chết thứ 2 tại Nga
Báo giới Nga cho biết nghi phạm thực hiện vụ đánh bom liều chết thứ hai tại thành phố Volgograd sáng 30/12, khiến ít nhất 14 người chết là tên Pavel Pechenkin, kẻ gia nhập nhóm phiến quân tại Dagestan đầu năm 2012. Trong khi đó an ninh khắp nước Nga được thắt chặt.
Thông tin được đài phát thanh Tiếng nói nước Nga đăng tải dẫn nguồn tin các lực lượng thực thi pháp luật. Theo đó, tên Pavel Pechenkin, 32 tuổi, sinh ra tại thành phố Volzhsk thuộc nước cộng hòa Mari El.
Pavel Pechenkin - nghi can của vụ đánh bom liều chết xe điện
Mùa xuân năm 2012, tên này gia nhập nhóm phiến quân tại Dagestan sau khi cải sang đạo Hồi, đồng thời đổi tên thành Ansar ar-Rusi, một nguồn tin an ninh tiết lộ với hãng tin Interfax. Dù vậy những thông tin trên đến lúc này chưa chính thức được xác nhận.
"Cha mẹ Pavel là Nikolai và Fanaziya đã tới Dagestan vào tháng 9/2013 và tìm kiếm tên này tại thị trấn Buinaksk và các khu vực xung quanh. Cuộc tìm kiếm đã không thành công và họ đành thực hiện một đoạn video để thuyết phục con trai mình, kẻ đã lấy cái tên theo đạo Hồi là Ansar ar-Rusi. Cha mẹ của của y cuối cùng không thể tìm thấy và trở về nhà", nguồn tin cho biết.
Hiện tại việc xét nghiệm ADN đối với thi thế của nghi phạm đang được thực hiện. Các nguồn tin của báo giới Nga cho biết cha của Pechenkin đã hiến một mẫu máu để đối chiếu với máu máu của kẻ khủng bố.
Trước đó, Cơ quan điều tra Nga đã một cuộc điều tra hình sự về nghi án tấn công khủng bố cũng như mang vũ khí bất hợp pháp, Ủy ban điều tra Nga cho biết.
Chiếc xe điện hoàn toàn nát vụn sau vụ nổ
"Khối chất nổ đã bị kích nổ bởi một kẻ đánh bom liều chết là nam giới. Các mảnh thi thể của tên này đã được tìm thấy và đưa đi phân tích gen để xác định danh tính", Vladimir Markin, người phát ngôn của Ủy ban trên khẳng định.
Ông cho biết thêm số chất nổ trong vụ khủng bố này tương đương 4kg thuốc nổ TNT. Và với việc loại thuốc nổ được sử dụng giống hết thuốc nổ trong vụ khủng bố ga xe lửa hôm 29/12, đây là cơ sở để cơ quan điều tra cho rằng hai vụ khủng bố này "có thể được chuẩn bị trước ở cùng chỗ".
Vụ đánh bom xe điện diễn ra chỉ một ngày sau khi một góa phụ áo đen đã cho nổ tung số chất nổ mang theo người tại nhà ga xe lửa cũng của thành phố này, làm ít nhất 17 người chết.
Theo báo giới Nga, hai vụ nổ liên tiếp trong vòng 2 ngày đã khiến người dân địa phương hoảng sợ, không dám đi xe buýt và xe điện mà chuyển sang đi bộ đi làm.
An ninh khắp nước Nga thắt chặt
Theo thông tin mới nhất từ Bộ y tế Nga, số người bị thương trong vụ đánh bom xe điện đã lên tới 41 người.
"Có thông tin cho thấy 41 người đã bị thương bởi vụ nổ, 27 trong số đó đã phải nhập viện", bộ phận báo chí của Bộ y tế khẳng định với Interfax. "Kẻ khủng bố đã sát hại 14 người, trong đó 11 người chết tại hiện trường và 3 người khác tử vong trên đường tới bệnh viện. Hai thiếu niên bị thương nặng bởi vụ nổ, một em bé bị hôn mê và số người chết có thể tăng".
An ninh tại Volgograd và khắp nước Nga được thắt chặt
Ngay sau vụ nổ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh tăng cường các biện pháp an ninh khắp nước Nga, trong đó những biện pháp đặc biệt được triển khai tại Volgograd, Ủy ban chống khủng bố quốc gia Nga cho biết.
Lãnh đạo cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB), ông Alexander Bortnikov đã bay tới Volgograd và đề nghị người dân thông cảm cho các biện pháp an ninh bổ sung, vốn có thể bao gồm cả việc kiểm tra bất chợt.
Hai vụ đánh bom nếu trên diễn ra chỉ ít ngày trước khi thế vận hội mùa Đông diễn ra tại Sochi khai mạc vào ngày 7/2.
Doku Umarov, lãnh đạo của các phiến quân đang muốn thành lập một quốc gia Hồi giáo trên khắp vùng Bắc Caucasus của Nga, đã ra lệnh cho những kẻ nổi loạn tấn công vào dân thường bên ngoài khu vực này và làm gián đoạn giải đấu.
"Vụ việc này có vẻ như do thế giới ngầm Bắc Caucasus thực hiện. Chúng đã tuyên bố có hành động tại các thành phố lớn của Nga trước Olympics. Có vẻ như chúng đang làm những gì đã hứa", nhà bình luận các vấn đề quân sự Pavel Felgenhauer khẳng định với hãng tin AFP.
Trưởng bộ phận an ninh của hội đồng thành phố Mátxcơva cho biết an ninh sẽ được thắt chặt tại thủ đô nước Nga dịp năm mới. Thành phố lớn thứ hai của Nga là Saint Petersburg cũng đã hủy kế hoạch bắn pháo hoa dịp năm mới.
Theo Dân Trí
Nga bắn súng AK-47 tiễn biệt huyền thoại vũ khí Kalashnikov Quân đội Nga hôm qua đã bắn loạt đạn từ súng AK-47 để tiễn đưa huyền thoại vũ khí Mikhail Kalashnikov, cha đẻ của loại súng trường phổ biến nhất thế giới, trong lễ tang được tổ chức theo nghi thức cấp nhà nước. Tổng thống Nga Putin tới viếng ông Mikhail Kalashnikov. Khi loạt đạn tiễn biệt được bắn ra từ các...