Khởi tố, tạm giam 7 bị can vụ tai nạn trên cầu Ghềnh
Sáng 16.2, Viện KSND TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 7 bị can trong vụ tai nạn đường sắt tại cầu Ghềnh tối 6.2.
Cụ thể, bốn nhân viên gác chắn gồm Bùi Văn Thuấn (sinh năm 1971), Trần Văn Thời (1984), Trần Viết Hải (1981), Nguyễn Văn Lương (1987) và nhân viên bảo trì đèn tín hiệu Tô Quang Toản (1971) bị khởi tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Riêng Nguyễn Văn Túy (1968, lái tàu chính) và Nguyễn Xuân Phú (1964, lái tàu phụ) bị khởi tố về hành vi “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt”.
Ngoài ra, Viện KSND TP Biên Hòa chưa phê chuẩn quyết định khởi tố hai tài xế taxi đối với Nguyễn Hùng Quốc (1979) và Trần Minh Châu (1967), mà chỉ gia hạn tạm giữ hình sự (lần 2) để điều tra hành vi “cản trở giao thông đường sắt”.
Các bị can tại nhà tạm giữ Công an TP Biên Hòa – Ảnh: Anh Thư
Video đang HOT
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Trần Huy Hùng, Phó viện trưởng Viện KSND tỉnh Đồng Nai cho biết: “Do vụ án có sai sót về mặt thủ tục tố tụng (trước đó Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố vụ án về tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng sau đó chuyển cho Công an TP Biên Hòa để khởi tố vụ án bổ sung thêm hai tội danh “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt” và “cản trở giao thông”) nên có sự chậm trễ trong phê chuẩn”.
Theo kết quả điều tra, khoảng 19 giờ 18 phút ngày 6.2, năm chiếc ô tô từ xã Hiệp Hòa, lưu thông qua cầu Ghềnh để sang phường Bửu Hòa. Khi đến giữa cầu thì năm chiếc xe này gặp xe taxi 56K-9697, do Nguyễn Hùng Quốc điều khiển theo chiều ngược lại, nên đã xảy ra gây gổ với tài xế xe 60K-2876 là Trần Minh Châu nên gây kẹt xe trong thời gian dài.
Ngay lúc đó, tàu SE2 chạy hướng từ Nam ra Bắc, khi đến khu vực này đã đâm thẳng vào 6 ô tô đang kẹt trên cầu. Hậu quả, hai người chết tại chỗ, 24 người khác bị thương. Còn các nhân viên gác chắn số 3 và số 4, được giao nhiệm vụ điều tiết các phương tiện lưu thông qua cầu, nhưng không làm tròn trách nhiệm, đã để các phương tiện lưu thông tự do đi vào hai đầu, gây kẹt xe.
Đối với Nguyễn Văn Túy và lái tàu phụ Nguyễn Xuân Phú, mặc dù không nhận được các tín hiệu thông cầu nhưng vẫn cho tàu chạy vào khu vực cầu Ghềnh, gây tai nạn nghiêm trọng.
Theo Thanh Niên
Nghĩ gì sau vụ tai nạn cầu Ghềnh?
TP.HCM có hàng chục km đường sắt ngang qua. Sau tai nạn kinh hoàng trên cầu Ghềnh ngày 6/2, vấn đề an toàn đường sắt cũng cần nên xem lại...
Chết người vì... đường sắt
Ga cuối cùng của hành trình bắc nam cũng là ga xuất phát của những đoàn tàu nam bắc là ga Sài Gòn. Từ đây, đường sắt len lỏi qua các khu dân cư đông đúc thuộc các quận 3, Phú Nhuận, Gò Vấp và Thủ Đức trước khi đến địa phận Bình Dương.
Từ nhiều năm qua, tai nạn đường sắt xảy ra liên tục trên cung đường này. Nổi trội nhất là đoạn ngang qua quận Phú Nhuận, nơi giao cắt với đường Trần Khát Chân và dọc theo đường Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức).
Nhiều người cũng không quên tai nạn tàu hỏa húc tung một xe du lich đời mới tại cổng xe lửa số 7 (giao lộ Đỗ Tấn Phong - Trần Khát Chân) và cũng tại nơi đây đã xảy ra hàng loạt tai nạn xe lửa đụng chết người. Mới đây, tối ngày 29/12/2010, tàu SE2 khởi hành từ ga Sài Gòn đi Hà Nội đã đụng chết một người đàn ông. Đây là khu vực tập trung khá đông người, gần chợ, mật độ xe và người đi đường luôn tấp nập.
Giải cứu sà lan đội cầu Bình Lợi
Riêng đoạn đường sắt dọc theo đường Kha Vạn Cân trong phạm vi phường Hiệp Bình Chánh có chiều dài gần 5km từ cầu Bình Lợi đến cầu Gò Dưa từ lâu được mệnh danh là con đường tử thần bởi đã có hàng trăm tai nạn xảy ra trên tuyến đường này. Dọc theo đường sắt là những khu dân cư đông đúc, nhiều đường dân sinh được mở một cách tùy tiện đã làm cho mức độ nguy hiểm ngày một tăng cao.
5 giờ 30 sáng 28-9-2004, chị Nguyễn Thị Hà đã bị đoàn tàu Bắc Nam trên đường về ga Sài Gòn cán chết khi chị băng ngang đường ray qua khu phố 3 (P. Hiệp Bình Chánh). Trước đó một tuần, tàu hỏa cũng đã cán chết một người đi xe gắn máy khi cố vượt qua đường sắt đoạn trước chùa Ưu Đàm.
Ngày 14-6-2005 tại đường dân sinh giao với đường sắt cạnh vườn mai Tư Ai (khu phố 4), đoàn tàu D2 đã húc vào một xe máy làm người điều khiển và xe văng xa hơn 10m về phía lề đối diện. Nạn nhân đã chết trên đường chuyển viện. Được biết, trước khi xảy ra tai nạn, tại giao lộ này, tín hiệu đèn và chuông vang lên liên tục nhưng vẫn không làm cho nạn nhân chùn bước.
Ngày 7-7-2005, chị Nguyễn Minh Triệu chở con nhỏ băng ngang đường sắt đã bị đoàn tàu E1 (đi Hà Nội) va quẹt khiến cả hai mẹ con văng xuống đường. Cháu nhỏ chết ngay tại chỗ. Chị Triệu bị thương nặng. Và còn rất nhiều vụ tai nạn đau lòng như vậy trên đoạn đường này.
Năm 2006, ngành đường sắt đã dựng nhiều hàng rào cách ly đường sắt với khu dân cư, nhưng hiệu quả của hàng rào này chưa cao. Tai nạn vẫn còn xảy ra liên tục.
Những bất an từ đường sắt
Cái chết của người đàn ông vào đêm 29/12 có một phần trách nhiệm của ngành đường sắt. Tại hiện trường, chúng tôi ghi nhận nhiều đoạn rào đang trong giai đoạn sửa chữa được tháo ra và bỏ trống. Nạn nhân đã đi vào những ô trống này và hậu quả xấu đã xảy ra.
Đi bộ trên đường sắt bất chấp nguy hiểm
Tương tự, những tại nạn tại giao lộ Trần Khác Chân - Đỗ Tấn Phong trước đây một phần do chắn không barie, không người gác, đèn tín hiệu bị che lấp và khi tàu đến khó phát hiện được bởi chung quanh là nhà cao chi chít.
Hai năm trước, tại chắn Bình Triệu, sau khi đóng chắn bên trong vẫn còn một chiếc xe tải chở đầy sắt gặp sự cố không di chuyển được. Rất may, nhờ nhân viên gác chắn báo hiệu từ xa, đoàn tàu dừng lại. Trưởng tàu xuống xem xét và đã cho tàu tiếp tục chạy bởi khoảng cách giữa xe và tàu chưa được một gang tay.
Tai nạn trên cầu Ghềnh vào tối mồng 4 tết một lần nữa cho thấy nhân viên gác chắn quá thiếu trách nhiệm.
Thay vì gia cố cuốn chiếu, khung hàng rao được tháo ra hàng loạt rồi để trống. Một tác nhân gây ra tai nạn đêm 29/12
Hiện nay, TP.HCM không quản lý một cầu đường sắt nào có chung với đường bộ như cầu Ghềnh. Tuy nhiên, cầu Bình Lợi trải qua hơn 100 năm đưa đón những đoàn tàu cũng đã có phần mệt mỏi. Nhưng điều đó cũng không đáng quan ngại bằng mực nước dưới sông. Triều cường mỗi năm một cao thêm vì thế lượng phương tiện thủy qua cầu mỗi khi nước lớn đã đe dọa trực tiếp dến sự an nguy của cầu.
Rạng sáng 15/4/2010, sà lan trọng tải 990 tấn do tài công Nguyễn Văn Hùng điều khiển ngang qua cầu Bình Lợi theo hướng thượng nguồn về TP.HCM. Sau khi qua được khoảng 2/3 thì đuôi sà lan vướng vào gầm cầu rồi kẹt cứng ở đó. Nước thủy triều đang lên khiến đường sắt trên cầu bị đội vồng lên 10 ly.
Ngày 28/11/2010, sà lan số hiệu VL1349 tải trọng 872 tấn lưu thông theo hướng từ hạ lưu về Bình Dương khi qua khu vực cầu Bình Lợi đã va vào dầm cầu tại vị trí nhịp 3 làm gối cầu bị dịch chuyển 5 cm.
Trong khi ngành hàng không có kế hoạch di chuyển sân bay Tân Sơn Nhất về Long Thành, ngành hàng hải di dời các cảng ra khỏi thành phố và đường bộ các bến xe ra ra ngoại ô thì ga Sài gòn vẫn chễnh chệ ngay trung tâm thành phố.
Việc di dời ga Sài Gòn về các ga khác như ga Sóng Thần hoặc ga Bình Triệu là một việc rất cần thiết. Động thái này sẽ không làm cho ngành đường sắt tốn nhiều kinh phí tu sửa hay xây mới cầu Bình Lợi, đầu tư gia cố lại hệ thống an toàn đường sắt từ ga Sài Gòn đến ga Thủ Đức ngang qua các khu vực đông dân. Ngược lại, di dời ga Sài gòn ra khỏi thành phố càng củng cố an toàn tài sản và tính mạng người dân.
Người dân cũng có lỗi trong tai nạn đường sắt Vụ tàu hoả SE2 hành trình từ TP.HCM ra Hà Nội đâm vào 6 ô tô, làm 2 người chết và 26 người bị thương trên cầu Ghềnh (Đồng Nai) tối 6/2, không chỉ lái tàu, người gác chắn mà cả những người tham gia giao thông đường bộ cũng có một phần trách nhiệm. Trước khi xảy ra tai nạn, cảnh kẹt...