Khởi tố chủ cửa hàng bán linh kiện điện thoại về tội buôn lậu
Ngày 9/11, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Hoàng Văn Cường (SN 1985 ở phường Ba Đình, TP Thanh Hóa) về tội buôn lậu theo Điều 188 Bộ Luật Hình sự…
Trước đó, qua công tác nắm tình hình, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện Hoàng Văn Cường là chủ 6 cửa hàng bán linh phụ kiện điện thoại di động trên địa bàn TP Thanh Hóa và TP Sầm Sơn có dấu hiệu buôn lậu nên đã lập chuyên án đấu tranh.
Cơ quan Công an đọc quyết định khám xét tại cơ sở kinh doanh của Hoàng Văn Cường.
Quá trình điều tra xác minh, được biết vợ chồng Hoàng Văn Cường được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể. Ngành nghề kinh doanh là mua bán, trao đổi điện thoại mới, cũ; cung cấp linh, phụ kiện điện thoại; dịch vụ sửa chữa điện thoại; kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
Trong quá trình kinh doanh, Cường đã sang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc làm quen và đặt mua các linh, phụ kiện điện thoại với các chủ hàng người Trung Quốc. Khi có nhu cầu thì điện thoại, nhắn tin qua mạng xã hội để đặt hàng sau đó vận chuyển về Việt Nam. Xác định đây là đường dây buôn lậu lớn, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo Giám đốc và Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh lập án, đấu tranh.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp huy động lực lượng đồng loạt khám xét 6 cửa hàng mang tên “Bích Ngọc” và 2 tổng kho của Hoàng Văn Cường tại TP Thanh Hóa và TP Sầm Sơn, thu giữ hàng nghìn linh kiện, phụ kiện điện thoại di động với trị giá khoảng trên 10 tỷ đồng.
Hiện vụ việc đang tiếp tục điều tra, mở rộng
Nhiều vụ buôn lậu điện thoại với số lượng lớn được triệt phá như thế nào?
Gần đây, nhiều đường dây buôn lậu điện thoại di động (ĐTDĐ) với số lượng và giá trị rất lớn liên tiếp bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý.
Hàng nghìn chiếc ĐTDĐ hàng hiệu trong những vụ buôn lậu có giá trị hàng tỷ đồng bị Công an TP Hồ Chí Minh triệt phá cho thấy tình hình buôn lậu vào các tháng cuối năm diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Nhiều phương thức, thủ đoạn để đưa hàng lậu vào Việt Nam
Mới nhất, đầu tháng 11/2023, Công an TP Hồ Chí Minh đã phát hiện và triệt phá băng nhóm buôn lậu "khủng" do Ngô Tấn Đạt (sinh năm 1981; chỗ ở hiện nay phường 6, quận 10) cầm đầu. Băng nhóm này đã có quá trình hoạt động buôn lậu ĐTDĐ (chủ yếu là ĐTDĐ iPhone), máy tính bảng, máy tính xách tay từ Campuchia về TP Hồ Chí Minh qua tuyến đường bộ để cất giấu, tiêu thụ tại địa bàn TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác. Từ tháng 12/2021 đến thời điểm bị bắt, các đối tượng trong đường dây này đã vận chuyển trót lọt trên 22.000 ĐTDĐ, máy tính xách tay, máy tính bảng các loại... ước tính giá trị khoảng 300 tỷ đồng.
Tống đạt các quyết định khởi tố, bắt tạm giam Ngô Tấn Đạt về tội buôn lậu
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 4/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã bắt tạm giam 2 đối tượng: Ngô Tấn Đạt và Nguyễn Văn Giang (sinh năm 1986; chỗ ở hiện nay: Chung cư Tara, số 1A, đường Tạ Quang Bửu, phường 6, quận 8) về tội "Buôn lậu". Cơ quan chức năng khẩn trương truy xét các đối tượng còn lại để tiếp tục làm rõ hành vi đồng phạm về tội "Buôn lậu".
Trước đó, Công an TP Hồ Chí Minh phát hiện những dấu hiệu phạm tội của băng nhóm này. Sau khi thu thập tài liệu, chứng cứ, cuối tháng 10, Công an thành phố đã tiến hành bắt quả tang đối tượng Nguyễn Văn Giang khi đang nhận các thùng xốp chứa ĐTDĐ nhập lậu để vận chuyển vào kho hàng tại địa chỉ số 157 Hưng Phú, phường 8, quận 8. Tiến hành khám xét khẩn cấp kho hàng trên, Công an thành phố phát hiện, thu giữ 3.948 ĐTDĐ nhãn hiệu Iphone các loại, 3 máy tính bảng các loại, 1 máy tính xách tay hiệu Microsoft, 20 thiết bị định vị AirTag (ước tính trị giá khoảng 30 tỷ đồng) và các đồ vật, tài liệu, dữ liệu điện tử có liên quan.
Căn cứ lời khai của Nguyễn Văn Giang về việc nhận và cất giấu số ĐTDĐ, máy tính bảng... không có hóa đơn chứng từ hợp lệ, có nguồn gốc nhập lậu theo chỉ đạo của đối tượng Ngô Tấn Đạt, Công an thành phố đã ra lệnh khám xét khẩn cấp chỗ ở và triệu tập Ngô Tấn Đạt để làm rõ hành vi phạm tội.
Đối tượng Ngô Tấn Đạt cầm đầu đường dây buôn lậu ước tính giá trị khoảng 300 tỷ đồng
Kết quả điều tra đến nay, Cơ quan Công an xác định từ khoảng tháng 12/2021, đối tượng Ngô Tấn Đạt đã móc nối với đối tượng có tên thường gọi A.M (chưa rõ lai lịch, sinh sống tại Campuchia) hình thành đường dây buôn lậu ĐTDĐ các loại từ Campuchia về TP Hồ Chí Minh tiêu thụ. Trong đó, đối tượng A.M có trách nhiệm chuẩn bị nguồn hàng, tổ chức vận chuyển hàng lậu qua khu vực biên giới Campuchia - Việt Nam. Sau đó, chúng thuê nhiều đối tượng vận chuyển số hàng nhập lậu trên theo tuyến đường bộ về TP Hồ Chí Minh giao cho đối tượng Ngô Tấn Đạt tiêu thụ tại các cửa hàng do Đạt làm chủ hoặc bán sỉ lại cho các cửa hàng kinh doanh ĐTDĐ khác...
Đối tượng Trần Nhật Sơn cùng tang vật bị phát hiện, bắt giữ cuối tháng 9/2023
Trong khi đó, Nguyễn Văn Giang có nhiệm vụ nhận hàng từ nhóm đối tượng của Bảo và Nguyễn Việt Dũng để cất giấu tại kho hàng địa chỉ số 157 Hưng Phú, phường 8, quận 8 và đi giao ĐTDĐ theo chỉ đạo của Nguyễn Tấn Đạt. Truy xét các đầu mối tiêu thụ của đối tượng Ngô Tấn Đạt, Công an thành phố đã tiến hành khám xét khẩn cấp 4 địa điểm là nơi giao hàng của các đối tượng, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật khác có liên quan.
Đáng chú ý, đối tượng Ngô Tấn Đạt đã sử dụng thủ đoạn chuyển tiền VNĐ thành tiền điện tử USDT để thanh toán tiền hàng cho đối tượng A.M. Từ tháng 12/2021 đến thời điểm bị bắt, các đối tượng đã vận chuyển trót lọt trên 22.000 ĐTDĐ, máy tính xách tay, máy tính bảng các loại, ước tính giá trị khoảng 300 tỷ đồng...
Cũng liên quan đến hành vi buôn lậu ĐTDĐ iPhone và có sự giúp sức của nhân viên kỹ thuật trong sân bay, ngày 5/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố các bị can: Nguyễn Anh Tuấn (sinh năm 1990, thường trú đường số 6, Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân), Nguyễn Thị Thúy Nga (sinh năm 1994; cùng địa chỉ - vợ Tuấn), Nguyễn Minh Trung (em ruột Nga) và Lê Văn Ngọc (sinh năm 1980, thường trú đường số 2, phường 3, quận Gò Vấp - nhân viên kỹ thuật phụ trách bảo dưỡng máy bay tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất) về tội "Buôn lậu".
Đối tượng Nguyễn Văn Giang tại Cơ quan điều tra
Theo điều tra, Tuấn cùng Nga mở cửa hàng ĐTDĐ trên đường Gò Dầu, phường Tân Quý, quận Tân Phú. Đến cuối tháng 9/2022, Tuấn, Nga đã móc nối với Ngọc là nhân viên kỹ thuật thuộc Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật máy bay (VAECO), trực thuộc Tổng Công ty hàng không Việt Nam, phụ trách bảo dưỡng máy bay tại sân bay Tân Sơn Nhất để buôn lậu số lượng lớn ĐTDĐ iPhone 14 Promax từ Thái Lan về Việt Nam.
Để các phi vụ buôn lậu trót lọt, Tuấn và Nga đã liên hệ với Ngọc cung cấp lịch bảo dưỡng máy bay của mình để Tuấn đặt vé mang hàng về theo chuyến bay thuộc lịch trực bảo dưỡng của Ngọc. Khi máy bay vừa hạ cánh ở sân đỗ, hành khách đang xuống máy bay thì Ngọc cũng di chuyển ra sân đỗ và lên máy bay làm nhiệm vụ bảo dưỡng. Ngọc sẽ nhận túi hàng của Tuấn tại cửa lên xuống máy bay như đã hẹn trước rồi cho vào túi đồ nghề của mình.
Sau khi làm nhiệm vụ bảo dưỡng máy bay xong thì Ngọc sẽ di chuyển bằng đường ga quốc nội để ra khỏi sân bay, tránh sự kiểm soát của Cơ quan Hải quan, rồi hẹn giao lại hàng cho Nga ngoài sân bay. Ngọc nhận tiền công 900 ngàn đồng/ĐTDĐ buôn lậu (có chuyến tăng, giảm thì giá dao động từ 700 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/ĐTDĐ) tùy chuyến... Từ tháng 9/2022 đến tháng 11/2022, Ngọc đã hỗ trợ Tuấn và Nga vận chuyển trót lọt 600 ĐTDĐ iPhone 14 Promax, tổng giá trị gần 20 tỷ đồng, nhận tiền công hơn 533 triệu đồng.
Đối tượng Lê Văn Ngọc bị khởi tố, bắt tạm giam về tội buôn lậu
Đến tháng 12/2022, vợ chồng Tuấn, Nga còn thuê Nguyễn Minh Trung (em ruột Nga) vận chuyển ĐTDĐ mua từ Thái Lan về Việt Nam mà không qua khai báo hải quan bằng cách tháo máy khỏi vỏ hộp, dùng bánh kẹo nhét vào vỏ hộp, còn máy thì giấu trong người. Tuấn và Trung đem trót lọt một chuyến hàng vào ngày 16/11/2022 với gần 20 ĐTDĐ iPhone 14 Promax.
Ngày 24/12/2022, Tuấn và Trung nhập cảnh vào Việt Nam, bị lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện Tuấn cất giấu 12 ĐTDĐ iPhone 14 Promax; hai kiện hành lý ký gửi có dán tên Tuấn và Trung chứa 45 vỏ hộp ĐTDĐ Iphone 14 Promax rỗng và bánh kẹo các loại. Lực lượng chức năng đã lập biên bản bắt người phạm tội quả tang và thu giữ tang vật, bàn giao cho Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh.
Theo kết luận điều tra, Trung giúp sức cho Tuấn, Nga buôn lậu trót lọt nhiều chuyến hàng cho đến khi bị phát hiện, bắt giữ, với tổng trị giá hàng hóa buôn lậu hơn 2,3 tỷ đồng...
Trước đó, vào cuối tháng 9 vừa qua, liên tiếp trong 2 ngày 22-23/9, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Đội Kiểm soát Chống buôn lậu Khu vực miền Nam (Đội 3), Cục Điều tra Chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, đồng chủ trì phối hợp với Phòng Cảnh sát ĐTTP về Tham nhũng, Kinh tế, Buôn lậu, Môi trường Công an TP Hồ Chí Minh cũng bắt giữ 2 lô hàng gồm 36 chiếc ĐTDĐ Iphone 15 Promax nhập lậu qua Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất...
Tăng cường phòng chống buôn lậu dịp cuối năm
Qua các vụ việc với nhiều đường dây buôn lậu bị xử lý cho thấy từ cuối tháng 9/2023, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã dự đoán trước tình hình buôn lậu loại mặt hàng điện tử này sau khi Apple chính thức mở bán Iphone 15 tại một số nước như Singapore, Thái Lan và sau đó là tại Việt Nam... Do nhu cầu của nhiều người yêu thích và mong muốn sở hữu iPhone 15 sớm, các đối tượng buôn lậu đã liên tục gom và đặt hàng từ ngày 15/9, tìm cách đưa vào Việt Nam.
Trong nhiều năm, Singapore được xem là điểm đến quen thuộc của các dân buôn iPhone xách tay. Quốc gia này là một trong những thị trường mở bán iPhone sớm nhất, đồng thời vị trí gần Việt Nam, thuận tiện cho quá trình vận chuyển. Nhưng từ năm 2022, Apple nâng hạng Thái Lan trở thành thị trường cấp 1, tương đương với Singapore. Do đó, các cửa hàng và thương lái đã có thêm một lựa chọn điểm đến mới để mua iPhone xách tay và thực tế, các đường dây buôn lậu kể trên cũng phần nhiều trực tiếp từ thị trường Thái Lan...
Tang vật hơn 22.000 điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính bảng các loại bị thu giữ
Theo Công an TP Hồ Chí Minh, trong những năm qua, bên cạnh đường bộ, các loại tội phạm buôn lậu, vận chuyển hàng cấm đã triệt để lợi dụng đường hàng không hoạt động... Tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, các đối tượng trong và ngoài nước đã móc nối, cấu kết thành các đường dây buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng cấm, các loại hàng hóa có giá trị cao qua cảng.
Điểm đặc biệt của địa bàn sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là có nhiều cửa, cổng ra vào, nhiều kho hàng nằm riêng biệt, lượng người đến và đi rất lớn... Do đó, các đối tượng tìm đủ các phương thức thủ đoạn từ cất giấu, ngụy trang cho đến công khai để đưa hàng lậu vào Việt Nam, nguy hại hơn còn có sự tiếp tay của nhân viên làm việc tại đây, gây khó khăn trong việc theo dõi, giám sát, phát hiện của lực lượng chức năng.
Số liệu thống kê của Chi cục Hải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cho thấy, trong 7 tháng năm 2003, trong số gần 350 vụ vi phạm, có 32 vụ nhập lậu ĐTDĐ gồm 487 chiếc và 665 linh kiện... Trước việc gia tăng các vụ buôn lậu mặt hàng ĐTDĐ, lãnh đạo Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đã có công văn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường phòng chống buôn lậu một số mặt hàng trọng điểm, trong đó có mặt hàng ĐTDĐ iPhone 15, yêu cầu các đơn vị hải quan cửa khẩu tăng cường kiểm soát, ngăn chặn hành vi buôn lậu mặt hàng này.
Các đơn vị được chỉ đạo tăng cường nắm tình hình địa bàn, thu thập thông tin, rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp, đối tượng có nguy cơ cao, các đối tượng thuộc nhóm hành khách trên các chuyến bay từ Singapore, Mỹ, Nhật, Hồng Kông (Trung Quốc), Thái Lan về Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro về buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới mặt hàng ĐTDĐ iPhone, thiết bị điện tử, để đưa vào diện kiểm tra, giám sát trọng điểm. Các đơn vị tăng cường soi chiếu hàng hóa, hành lý tại tất cả các vị trí soi chiếu để xác định sớm đối tượng nghi vấn trước khi thực hiện kiểm tra thực tế...
Từ nay đến cuối năm, nhất là dịp Tết Nguyên đán 2024, Công an TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tập trung triển khai kịp thời, hiệu quả các kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh, triệt phá các loại tội phạm, trong đó tập trung đẩy mạnh chống buôn lậu (trong đó có mặt hàng ĐTDĐ), hàng giả, hàng kém chất lượng... góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn trên địa bàn.
Đề nghị truy tố nhân viên kỹ thuật tại sân bay Tân Sơn Nhất tiếp tay buôn lậu Ngày 5/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã ban hành kết luận điều tra đề nghị truy tố các bị can: Nguyễn Anh Tuấn (SN 1990, thường trú quận Bình Tân), Nguyễn Thị Thúy Nga (SN 1994, là vợ Tuấn, ở cùng địa chỉ); Nguyễn Minh Trung (em ruột Nga) và Lê Văn Ngọc (SN 1980, thường trú quận...