Khối tài sản bị thu giữ liên quan cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Bắc Ninh trong vụ AIC
Tổng số tiền hưởng lợi và khắc phục hậu quả mà các ông Nguyễn Nhân Chiến, Nguyễn Tử Quỳnh và nhiều bị can khác đã nộp là 51,8 tỷ đồng.
Sau hơn 8 tháng khởi tố bị can, ngày 15/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến và 11 bị can khác liên quan vụ Công ty AIC xảy ra tại Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh.
Các bị can Nguyễn Nhân Chiến (trái), Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Tử Quỳnh.
Các ông Nguyễn Nhân Chiến, Nguyễn Tử Quỳnh, Nguyễn Hạnh Chung (cựu Phó chủ tịch HĐND tỉnh) và Trần Văn Tuynh (cựu Giám đốc Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng Y tế) cùng bị đề nghị truy tố về tội Nhận hối lộ.
Nguyễn Văn Nhường (cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh) bị đề nghị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch Công ty AIC, đang bị truy nã) bị kết luận phạm tội Đưa hối lộ.
7 bị can còn lại bị đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài xác định rõ mức độ sai phạm của 13 bị can, Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng liệt kê những tài sản liên quan vụ án để kê biên, thu hồi đảm bảo thi hành án.
Video đang HOT
Theo kết luận, ngày 9/1, bà Ngô Thị Khường (đại diện gia đình cựu Bí thư Nguyễn Nhân Chiến) đã nộp 14 tỷ đồng để khắc phục hậu quả cho bị can này. Trong đó, 4 tỷ đồng là tiền ông Chiến hưởng lợi từ 6 gói thầu liên quan vụ án. Còn 10 tỷ do phía bị can tự nguyện xin nộp để khắc phục hậu quả.
Cũng trong ngày 9/1, bà Nguyễn Thị Thanh Hương (người thân bị can Nguyễn Văn Nhường) đã nộp lại toàn bộ số tiền ông này hưởng lợi là 750 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình các bị can Nguyễn Hạnh Chung, Trần Văn Tuynh… nộp lại tổng cộng gần 4 tỷ đồng.
Tiếp đó, trong các ngày 10-12/1, bà Trương Thị Minh Lộc (đại diện gia đình cựu Chủ tịch Nguyễn Tử Quỳnh) đã nộp lại 10,1 tỷ đồng. Trong đó 2 tỷ là tiền ông Quỳnh hưởng lợi bất chính, còn lại 8,1 tỷ bị can tự nguyện nộp.
“Như vậy, tổng số tiền hưởng lợi và khắc phục hậu quả các bị can đã nộp là 51,8 tỷ đồng”, cơ quan điều tra xác định.
Cảnh sát khám xét trụ sở Công ty AIC cuối tháng 4/2022.
Đối với thiệt hại của 3 gói thầu tại bệnh viện các huyện Yên Phong, Quế Võ và Tiên Du tổng cộng hơn 22,8 tỷ đồng, trong các ngày 15-16/7, bà Trần Thị Hoàng Ninh (đại diện các công ty trúng thầu) đã nộp khắc phục toàn bộ số tiền này cho bị can Lã Tuấn Hưng (Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng).
Với hậu quả thiệt hại 3 gói thầu còn lại tại các huyện Lương Tài, Gia Bình và Thuận Thành do nhóm Công ty AIC trúng thầu với hơn 25,8 tỷ đồng, hiện Nguyễn Thị Thanh Nhàn và đồng phạm đang bị xét xử trong nhiều vụ án khác.
Riêng bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Hồng Sơn, Công ty AIC và các công ty trong hệ sinh thái AIC, cơ quan công an làm rõ họ chưa nộp tiền khắc phục thiệt hại.
“Cơ quan điều tra đã thực hiện tra soát, kê biên, phong tỏa tài sản của Nguyễn Thị Thanh Nhàn và các công ty trong hệ sinh thái AIC để đảm bảo thi hành án, thu hồi tài sản Nhà nước đối với các vụ án có liên quan”, kết luận nêu.
Cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn lãnh án lần thứ ba
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế - Công ty AIC, hiện đang bị truy nã) được xác định là người có vai trò chủ mưu, cầm đầu trong sai phạm đấu thầu, mua sắm thiết bị 12 phòng thí nghiệm tại Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH) thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Hồ Chí Minh lần thứ 3 lãnh án.
Sau 3 ngày xét xử, chiều 12/7, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn 24 năm tù về 2 tội danh "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", tổng hợp hình phạt trong 2 vụ án trước là 30 năm tù.
Các bị cáo đang nghe HĐXX tuyên án.
Cùng về hai tội danh trên, bị cáo Trần Mạnh Hà (Phó Tổng giám đốc Công ty AIC) bị tuyên 19 năm tù, cộng án cũ là 30 năm tù. Trần Đăng Tấn (Trưởng Văn phòng đại diện Công ty AIC tại TP Hồ Chí Minh) nhận 18 năm tù. Riêng Đỗ Vân Trường (Tổng giám đốc Công ty cổ phần Mopha) chịu phạt 4 năm tù về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Cả 4 bị cáo trên đã bỏ trốn và đang bị truy nã.
Cựu Giám đốc Trung tâm CNSH TP Hồ Chí Minh - Dương Hoa Xô bị tuyên phạt 15 năm tù về tội "Nhận hối lộ".
Các bị cáo Trần Thị Bình Minh (nguyên Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP Hồ Chí Minh) nhận 7 năm 6 tháng tù, Phan Tất Thắng (nguyên Phó Trưởng phòng kinh tế ngành, Sở KH&ĐT) bị tuyên 4 năm 6 tháng tù cùng về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Các bị cáo (7 bị cáo) còn lại bị HĐXX tuyên phạt từ 3 năm 6 tháng đến 8 năm tù vê tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
HĐXX buộc bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn và AIC cùng liên đới theo phần bằng nhau bồi thường 94,6 tỉ đồng cho Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh. HĐXX cũng tuyên tịch thu toàn bộ số tiền các bị cáo, người liên quan thu lợi bất chính, nộp vào ngân sách nhà nước.
Tại tòa các bị cáo thừa nhận tòa bộ sai phạm và mong HĐXX xem xét và giảm nhẹ hình phạt.
Trước đó, năm 2023, TAND TP Hà Nội đã xét xử sơ thẩm và TAND cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm, tuyên phạt Nguyễn Thị Thanh Nhàn 30 năm tù về các tội "Vi phạm đấu thầu", "Đưa hối lộ" liên quan Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai).
Tháng 10/2023, TAND TP Quảng Ninh (tỉnh Quảng Ninh) xét xử sơ thẩm trong vụ án thông thầu Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh. Đầu năm 2024, TAND cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm và tuyên phạt Nguyễn Thị Thanh Nhàn 10 năm tù về tội "Vi phạm quy định đấu thầu". Tổng hợp hình phạt các bản án là 30 năm tù
Công tố viên: Không có căn cứ cho rằng bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC đã chết Tại phần đối đáp, đại diện VKS thực hành quyền công tố tại tòa cho rằng đủ căn cứ kết tội bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn và không có căn cứ cho rằng bị cáo này không còn tồn tại hay đã chết. Ngày 12-7, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử 14 bị cáo về các tội vi phạm quy định...