Nguyễn Thị Thanh Nhàn (AIC) hối lộ cựu Bí thư và cựu Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh hàng chục tỷ đồng
Ngày 15/8, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết, vừa ban hành Kết luận điều tra, đề nghị truy tố đối với cựu Bí thư và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cùng 11 bị can về hành vi nhận hối lộ, đưa hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và vi phạm đấu thầu.
Vụ án này cũng liên quan đến bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC).
Theo kết luận điều tra, cựu Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh, cựu Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hạnh Chung và cựu Giám đốc Ban Quản lý Dự án công trình xây dựng Y tế Trần Văn Tuynh cùng bị đề nghị truy tố về tội “Nhận hối lộ”.
Bị can Nguyễn Tiến Nhường, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Các bị can khác lần lượt bị truy tố về tội “Đưa hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị truy tố về tội danh là “Đưa hối lộ”, hiện Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang bỏ trốn đồng thời cũng là bị cáo bị xét xử vắng mặt trong các vụ án khác liên quan đến sai phạm về đấu thầu với án tổng hợp 30 năm tù.
Cựu Bí thư và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến, Nguyễn Tử Quỳnh.
Kết luận điều tra thể hiện, năm 2013, ông Đặng Tiên Phong, Chủ tịch Công ty Sông Hồng (đã mất năm 2021) liên hệ với Trần Văn Tuynh đặt vấn đề ông phụ trách xin vốn bổ sung từ Thủ tướng Chính phủ cho lĩnh vực y tế tại Bắc Ninh. Đổi lại, bị can Tuynh và chính quyền Bắc Ninh phải giúp Công ty Sông Hồng trúng 6 gói thầu thiết bị y tế tại bệnh viện các huyện Quế Võ, Yên Phong, Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành, Tiên Du. Cùng thời gian này, Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng liên hệ với nội dung tương tự. Những lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh trong vụ án đã đồng ý để Công ty Sông Hồng sẽ thực hiện 3 gói tại bệnh viện các huyện Yên Phong, Tiên Du, Quế Võ (các huyện phía Bắc sông Đuống), còn Công ty AIC thực hiện 3 gói tại Gia Bình, Thuận Thành, Lương Tài (phía Nam sông Đuống) gây thiệt hại 48 tỷ đồng cho ngân sách.
Cụ thể, bị can Nguyễn Nhân Chiến, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy khai phù hợp với nội dung, diễn biến kết quả điều tra. Chiến thừa nhận việc đồng ý với đề xuất của Đặng Tiên Phong, Lã Tuấn Hưng, Phó Tổng Giám đốc và Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty AIC trong việc tác động các bộ, ngành Trung ương để xin phân bổ nguồn vốn bổ sung từ Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh Bắc Ninh, trong đó có lĩnh vực y tế; thống nhất với Trần Văn Tuynh, Nguyễn Hạnh Chung, Nguyễn Tử Quỳnh về việc phân chia 6 gói thầu, tạo điều kiện để nhóm công ty của Phong, Hưng được tham gia đấu thầu, trúng thầu và ký Hợp đồng thực hiện các Gói thầu mua sắm Thiết bị y tế tại 3 Gói thầu tại BVĐK huyện Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ và Công ty AIC được tham gia đấu thầu, trúng thầu và ký Hợp đồng thực hiện các Gói thầu mua sắm Thiết bị y tế tại 3 Gói thầu tại BVĐK huyện Lương Tài, Thuận Thành, Gia Bình sau khi có nguồn vốn được phê duyệt.
Video đang HOT
Chiến nhận thức hành vi đồng ý chủ trương phân chia 6 gói thầu, tạo điều kiện cho nhóm các công ty của Hưng và Công ty AIC của Nhàn được chỉ định trúng thầu trước khi tổ chức đấu thầu là không đảm bảo khách quan, công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, vi phạm pháp luật về đấu thầu.
Nguyễn Tử Quỳnh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh khai phù hợp với nội dung, diễn biến của kết quả điều tra. Quỳnh thừa nhận đồng ý với đề xuất của Đặng Tiên Phong, Lã Tuấn Hưng và Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong việc tác động từ Trung ương để xin phân bổ nguồn vốn bổ sung từ Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh Bắc Ninh, trong đó có lĩnh vực y tế. Trên cở sở đó, Quỳnh ký Tờ trình gửi Chính phủ, các bộ, ngành đề nghị cấp vốn cho các Dự án đầu tư xây dựng của Ngành y tế tỉnh Bắc Ninh từ nguồn vốn Thủ tướng Chính phủ bổ sung, trong đó, có 6 Dự án BVĐK tuyến huyện tỉnh Bắc Ninh. Đồng thời thống nhất với Trần Văn Tuynh, Nguyễn Hạnh Chung, Nguyễn Nhân Chiến về việc phân chia 6 gói thầu, tạo điều kiện để nhóm Công ty của Phong, Hưng được tham gia đấu thầu, trúng thầu và ký Hợp đồng thực hiện các Gói thầu mua sắm Thiết bị y tế tại 3 Gói thầu tại BVĐK huyện Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ và Công ty AIC được tham gia đấu thầu, trúng thầu và ký Hợp đồng thực hiện các Gói thầu mua sắm Thiết bị y tế tại 3 Gói thầu tại BVĐK huyện Lương Tài, Thuận Thành, Gia Bình sau khi có nguồn vốn được phê duyệt. Quỳnh nhận thức hành vi đồng ý phân chia 6 gói thầu, tạo điều kiện cho nhóm các Công ty của Hưng và Công ty AIC của Nhàn được chỉ định trúng thầu trước khi tổ chức đấu thầu là không đảm bảo khách quan, công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, vi phạm pháp luật về đấu thầu.
Nguyễn Tiến Nhường, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh khai thừa nhận việc tiếp nhận chỉ đạo từ Nguyễn Nhân Chiến và Nguyễn Tử Quỳnh thông qua Trần Văn Tuynh báo cáo, thống nhất chủ trương phân chia 6 gói thầu; ký các Quyết định phê duyệt dự toán, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, tạo điều kiện cho nhóm các Công ty của Hưng và Công ty AIC của Nhàn được chỉ định trúng thầu trước khi tổ chức đấu thầu là không đảm bảo khách quan, công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, vi phạm pháp luật về đấu thầu.
Nguyễn Hạnh Chung, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Ninh thừa nhận đồng ý với đề xuất, cùng với Trần Văn Tuynh dẫn Là Tuấn Hưng lên gặp Nguyễn Nhân Chiến, Nguyễn Tử Quỳnh để báo cáo việc phía Công ty Sông Hồng sẽ tác động từ các bộ, ngành Trung ương để xin phân bổ nguồn vốn bổ sung từ Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh Bắc Ninh, trong đó có lĩnh vực y tế.
Sau khi có nguồn vốn được phê duyệt, sẽ tạo điều kiện để nhóm Công ty Sông Hồng được tham gia đấu thầu, trúng thầu và ký Hợp đồng thực hiện các Gói thầu mua sắm Thiết bị y tế tại các BVĐK tuyến huyện tỉnh Bắc Ninh; đồng ý với Trần Văn Tuynh về việc phân chia 6 gói thầu, tạo điều kiện để nhóm Công ty Sông Hồng được tham gia đấu thầu, trúng thầu và ký Hợp đồng thực hiện các Gói thầu mua sắm Thiết bị y tế tại 3 Gói thầu tại BVĐK huyện Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ và Công ty AIC của Nhàn được tham gia đấu thầu, trúng thầu và ký Hợp đồng thực hiện các Gói thầu mua sắm Thiết bị y tế tại 3 Gói thầu tại BVĐK huyện Lương Tài, Thuận Thành, Gia Bình.
Chung nhận thức hành vi đồng ý phân chia 6 gói thầu, tạo điều kiện cho nhóm các Công ty của Hưng và Công ty AIC của Nhàn được chỉ định trúng thầu trước khi tổ chức đấu thầu là không đảm bảo khách quan, công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, vi phạm pháp luật về đấu thầu. Trần Văn Tuynh cũng khai nhận hành vi phạm tội.
Quá trình này, các lãnh đạo Công ty Sông Hồng là ông Đặng Tiên Phong và bị can Lê Tuấn Hưng đã đưa hối lộ cho Trần Văn Tuynh 6 tỷ đồng. Bị can Tuynh chi lại cho Bí thư Nguyễn Nhân Chiến và Chủ tịch Nguyễn Tử Quỳnh mỗi người 1 tỷ đồng; tặng quà Phó chủ tịch Nguyễn Tiến Nhường nhiều lần, tổng số 300 triệu đồng.
Ngoài ra, bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng đưa hối lộ cho các lãnh đạo nói trên. Bị can Nguyễn Nhân Chiến khai từ năm 2014 đến khi nghỉ hưu năm 2020, vào các dịp lễ tết đều được người phụ nữ này tặng quà.
Tổng cộng, bị can Nhàn có 13 lần lên phòng làm việc của cựu Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến tại trụ sở UBND và Tỉnh ủy Bắc Ninh, mỗi lần đưa từ 500 triệu đến 3 tỷ đồng; tổng số 13 tỷ đồng. Cơ quan điều tra do vậy cáo buộc bị can Chiến nhận hối lộ 14 tỷ đồng từ nguồn t.iền của Công ty AIC và Công ty Sông Hồng.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh khai đã tiêu hết 4 tỷ đồng, còn 10 tỷ, bị can Chiến xin tự nguyện nộp cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả.
Tương tự, bị can Nguyễn Tử Quỳnh trong vai trò Phó Chủ tịch, rồi Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cũng nhiều lần nhận hối lộ của Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Công ty Sông Hồng, tổng số 8,1 tỷ đồng. Bị can Quỳnh khai đã chi tiêu cá nhân hết số t.iền này.
Vụ Việt Á: Luật sư xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo
Sáng 9/1, phiên tòa xét xử 38 bị cáo trong vụ án Việt Á tiếp tục với phần tranh luận. Các luật sư bào chữa đã tham gia tranh luận, phân tích nhiều luận điểm, luận cứ nhằm giảm nhẹ mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo.
Trong đó, các luật sư tập trung phân tích xoay quanh bối cảnh phạm tội và nhận thức của nhiều bị cáo cho rằng việc nhận t.iền được coi là hành động cảm ơn của Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) sau khi kinh doanh có hiệu quả.
Các bị cáo tại phiên xét xử sáng 3/1/2024. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Trình bày tại Tòa, luật sư bào chữa của bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương) đã nhất trí với quan điểm của đại diện Viện Kiểm sát truy tố bị cáo Tuyến về tội "Nhận hối lộ" và đồng tình với bản luận tội của đại diện Viện Kiểm sát khi cho rằng bị cáo Tuyến đã khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, trong giây phút không làm chủ được bản thân, trước sự cám dỗ của đồng t.iền đã khiến bị cáo Tuyến bị sa ngã... Tuy nhiên, luật sư cũng đề nghị Hội đồng Xét xử cân nhắc bối cảnh phạm tội của các bị cáo trong giai đoạn dịch bệnh nguy cấp để xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Tuyến.
Tương tự, luật sư Nguyễn Văn Tú, bào chữa cho bị cáo Nguyễn Huỳnh (cựu Phó Trưởng phòng Quản lý giá thuốc, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế) cũng đề nghị Hội đồng xét xử xem xét hoàn cảnh phạm tội của bị cáo Nguyễn Huỳnh xảy ra khi dịch bệnh đang cao điểm, có những thủ tục, công việc triển khai chưa từng có t.iền lệ. Bản thân bị cáo Huỳnh khi nhận t.iền từ Phan Quốc Việt (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Việt Á) đều cho rằng đây là t.iền cảm ơn của Việt sau khi bán test xét nghiệm có hiệu quả, mà trước đó không ép buộc hay có thỏa thuận Việt phải đưa t.iền cho bị cáo Huỳnh. Luật sư mong muốn Hội đồng Xét xử xem xét cho bị cáo Nguyễn Huỳnh được giảm nhẹ một phần hình phạt.
Bào chữa cho bị cáo Lê Thị Hồng Xuyên (nhân viên CDC Bình Dương), luật sư cho rằng bị cáo Xuyên chỉ là nhân viên xét nghiệm, lúc nhận quà của Công ty Việt Á, bị cáo không biết trong đó có t.iền. Sau khi biết trong gói quà có t.iền, bị cáo Xuyên đã tìm lại cách để trả lại nhưng chưa kịp trả lại thì xảy ra vụ án này. Bị cáo Xuyên mong Hội đồng Xét xử cân nhắc yếu tố vụ lợi cho bị cáo, bị cáo không cố tình đòi hỏi được nhận t.iền để thực hiện hành vi giúp Công ty Việt Á bán test xét nghiệm tại CDC Bình Dương thuận lợi
Theo luật sư bào chữa cho bị cáo Lâm Văn Tuấn (cựu Giám đốc CDC Bắc Giang), thời điểm bị cáo Tuấn thực hiện hành vi phạm tội vào đúng lúc dịch cao điểm nguy cấp nên mọi việc khi đó chỉ mong muốn đưa được test xét nghiệm ra để nhanh chóng phát hiện ra các ca mắc COVID-19, giúp khoanh vùng, dập dịch, nên vậy phải áp dụng cơ chế đặc thù mượn test xét nghiệm trước, tiến hành các thủ tục sau... Do vậy, luật sư đề nghị Hội đồng Xét xử có cách nhìn khoan hồng hơn, nhân văn hơn với các cán bộ CDC trong vụ án này nói chung, với thân chủ của ông nói riêng.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát xác định, bị cáo Lâm Văn Tuấn đã thông đồng với Phan Huy (Giám đốc Công ty Dược vật tư y tế Phan Anh - Bắc Giang), Phan Quốc Việt về việc CDC Bắc Giang ứng test xét nghiệm thông qua Công ty Phan Anh để sử dụng trước, hợp thức thủ tục đấu thầu để thanh toán sau. Để hợp thức hồ sơ, Tuấn chỉ đạo nhân viên dưới quyền phối hợp, thông đồng với Công ty Việt Á, các Công ty thẩm định giá để lấy tài liệu, báo giá, ban hành Chứng thư thẩm định giá; ký các tờ trình, dự toán, thủ tục đấu thầu giúp Công ty Phan Anh trúng thầu và được thanh toán theo giá do Công ty Phan Anh đưa ra trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước gần 100 tỷ đồng. Tuấn còn được hưởng lợi 5 tỷ đồng do Phan Thị Khánh Vân đưa nhưng khi biết Công ty Việt Á bị điều tra, Tuấn đã chủ động trả lại 2 sổ tiết kiệm với số t.iền 5 tỷ đồng.
Phát biểu quan điểm bào chữa cho bị cáo Phạm Xuân Thăng (cựu Bí Thư Tỉnh ủy Hải Dương), luật sư cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, có nguy cơ lan rộng trên địa bàn, cần có sự kịp thời chỉ đạo của Tỉnh ủy để có phương án phòng chống, dịch bệnh. "Với vai trò đứng đầu cấp ủy nên bị cáo Thăng buộc phải có các chỉ đạo để ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh thời điểm này để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân. Đây cũng là nguyên nhân khách quan dẫn đến hành vi vi phạm của bị cáo", Luật sư nhấn mạnh và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét đến bối cảnh của Hải Dương tại thời điểm xảy ra sự việc.
Luật sư phân tích, bị cáo Thăng không quen biết Phan Quốc Việt từ trước, không thỏa thuận, không có động cơ vụ lợi. Cựu Bí thư Thăng cũng không có sự chỉ đạo trực tiếp cho bất kỳ cá nhân nào liên hệ hay thỏa thuận làm việc với bị cáo Phan Quốc Việt.
Ngoài ra, luật sư còn nêu quá trình điều tra, truy tố, xét xử, bị cáo Thăng luôn thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội của mình, ăn năn hối cải; tích cực phối hợp với cơ quan điều tra để làm sáng tỏ bản chất vụ án; tích cực, tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả; gia đình có công với cách mạng... Trên cơ sở đó, luật sư bày tỏ mong muốn Hội đồng xét xử cân nhắc giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Phạm Xuân Thăng.
Những ký hiệu "đặc biệt" trong quy trình nhận hối lộ ở đại án ngành đăng kiểm Để thành lập và duy trì hoạt động của trung tâm đăng kiểm, các bị cáo đã phải "lót tay" cho lãnh đạo Cục Đăng kiểm sau đó tìm cách "moi" t.iền của các chủ phương tiện bằng cách bỏ qua các sai phạm về lỗi, kỹ thuật... Nhiều thủ thuật mà các bị cáo nhận t.iền hối lộ trong đó có các...