Khởi sắc trường điển hình đổi mới
Sau 2 năm triển khai thí điểm xây dựng trường điển hình đổi mới, chất lượng giáo dục của TP Cần Thơ nâng lên đáng kể. Hiện tại, thành phố đang tập trung nguồn lực để nhân rộng mô hình này. Mục tiêu đến năm 2020 tất cả các trường trên địa bàn sẽ thực hiện đại trà các nội dung của mô hình trường điển hình đổi mới.
HS Trường THPT Nguyễn Việt Hồng (TP Cần Thơ) trong giờ trải nghiệm ngoại khóa
“Điểm nhấn”
Từ năm 2017, trên cơ sở thống nhất của UBND TP Cần Thơ, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ đã triển khai xây dựng “ trường điển hình đổi mới” là các đơn vị tiên phong trong đổi mới phương pháp dạy – học; tổ chức các hoạt động giáo dục, sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học; cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn; chất lượng đào tạo được nâng lên… Sau thời gian thử nghiệm sẽ tổ chức đánh giá kết quả, nhân rộng mô hình ra toàn hệ thống giáo dục của thành phố.
Đến nay, toàn TP Cần Thơ có 18 trường thuộc cấp học mầm non, tiểu học, THCS và THPT thực hiện mô hình trường điển hình đổi mới. Theo đánh giá của Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, sau 2 năm (2017 – 2018) triển khai, mô hình này đã phát huy hiệu quả tích cực. Ông Nguyễn Phúc Tăng – Trưởng Phòng Giáo dục Trung học, Tổ trưởng Tổ giúp việc trường điển hình đổi mới (Sở GD&ĐT TP Cần Thơ), cho biết: “Triển khai mô hình trường điển hình đổi mới đã tạo bước đột phá, chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Cụ thể, kết quả học lực, hạnh kiểm của học sinh đều đạt và vượt các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. Chất lượng dạy học của các bậc học đã tiệm cận với tiêu chí của trường điển hình đổi mới. Qua đó, nhận thức về trách nhiệm, thái độ làm việc, tính chủ động của đội ngũ thầy cô giáo có thay đổi rõ rệt. Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động dành cho học sinh ngày càng đi vào chiều sâu và tạo được sự hứng thú cho học sinh”.
Theo đánh giá của lãnh đạo các trường thực hiện mô hình, hoạt động của tổ chuyên môn, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ngày càng đi vào nền nếp. Năng lực dạy học, đặc biệt là các kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm của giáo viên được nâng lên. Việc xây dựng môi trường văn hóa nhà trường có nhiều tiến bộ, trong đó mối quan hệ giữa thầy – trò, trò – trò gắn kết thân thiện hơn, học sinh có thái độ thân thiện, tích cực trong học tập, trong các hoạt động phong trào. Năm học 2018 – 2019, đội tuyển TP Cần Thơ tham dự ngày hội giao lưu Robotics – Wecode quốc tế tại Thẩm Quyến (Trung Quốc) đã đạt 1 giải vô địch, 1 giải nỗ lực và 2 chứng chỉ vào vòng chung kết. Trường THPT Nguyễn Việt Hồng có 5 học sinh đạt giải nghiên cứu khoa học cấp thành phố và 1 học sinh đạt giải quốc gia. Nhiều học sinh của các trường thực hiện trường điển hình đổi mới đã đạt giải học sinh nghiên cứu khoa học, học sinh giỏi các kỳ thi trong và ngoài thành phố.
Hướng đến nhân rộng toàn thành phố
Phát huy kết quả đạt được từ mô hình trường điển hình đổi mới, năm 2019, ngành GD-ĐT TP Cần Thơ tiếp tục nhân rộng mô hình này tại 18 trường (9 trường mầm non, 3 tiểu học, 3 THCS và 3 THPT); đến năm 2020 có thêm 22 trường thực hiện, nâng tổng số trường toàn thành phố thực hiện trường điển hình đổi mới lên 53 trường (mầm non, mẫu giáo 22 trường; tiểu học 10 trường; THCS 11 trường; THPT 10 trường). Sau năm 2020, thành phố sẽ triển khai đại trà mô hình đến các trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT còn lại trên địa bàn thành phố, đảm bảo giáo dục Cần Thơ đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW).
Video đang HOT
Trong năm 2019, ngành GD&ĐT TP Cần Thơ sẽ tập trung giải pháp nâng cao năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Tổ chức các hoạt động giáo dục đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông mới; Chú trọng đến công tác truyền thông về các hoạt động giáo dục nhằm tạo đồng thuận cao nhất từ xã hội; Các trường đã triển khai mô hình sẽ duy trì, thực hiện hiệu quả hơn nữa đồng thời nhân rộng ra các trường có đủ điều kiện hoặc tự nguyện đăng ký tham gia theo hướng phù hợp, hiệu quả.
Trao đổi về công tác xây dựng trường điển hình đổi mới, bà Trần Hồng Thắm – Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ – cho biết: “Mô hình trường điển hình đổi mới của thành phố trong thời gian qua đã được Bộ GD&ĐT đánh giá cao. Đây được xem là giải pháp để thành phố đẩy mạnh mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Ngành đã quán triệt đến lãnh đạo các trường và đội ngũ giáo viên phải hết sức chủ động, đánh giá mô hình thật nghiêm túc để có cái nhìn khách quan về các yêu cầu, nhiệm vụ và lộ trình thực hiện. Từ đó có thể nhận diện được các khó khăn, thuận lợi để cùng tìm giải pháp tháo gỡ. Ngành Giáo dục thành phố phấn đấu đến năm 2020 tất cả các trường học trên địa bàn thành phố thực hiện đại trà theo mô hình trường điển hình đổi mới”.
Quốc Ngữ
Theo giaoducthoidai
TP.HCM sắp có 5 trường học thông minh chuẩn quốc tế
Xây dựng mô hình trường học thông minh sẽ tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận những thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập.
Sở GD&ĐT TP.HCM sắp xây dựng trung tâm điều hành giáo dục thông minh tại Sở GD&ĐT nhằm triển khai hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) tại Sở. Đồng thời, Sở cũng xây dựng mô hình trường học thông minh (THTM) trên cơ sở xây dựng lớp học điện tử, trường học điện tử để triển khai thí điểm tại năm trường THPT. Đó là các trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, chuyên Trần Đại Nghĩa, Lê Quý Đôn, Nguyễn Hiền, Nguyễn Du.
Triển khai thí điểm năm trường
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và chương trình giáo dục, Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết hiện tại trung tâm đang xây dựng đề án mô hình THTM ở các trường để trình UBND TP.HCM cấp nguồn kinh phí. Kế hoạch thực hiện đề án từ năm 2018 đến 2020 với tầm nhìn đến năm 2025.
Theo ông Tuấn, THTM hiểu cơ bản là trang bị các thiết bị thông minh và ứng dụng CNTT trong các hoạt động để tăng cường sự tương tác giữa nhà trường với phụ huynh, giáo viên và học sinh (HS); giúp nâng cao hiệu quả của việc dạy và học trong nhà trường phổ thông. "HS sẽ là đối tượng hưởng lợi ích nhiều nhất. Các em sẽ có điều kiện tiếp cận với những thiết bị học tập hiện đại, những nền giáo dục tiên tiến, có cơ hội giao lưu học hỏi, tích lũy để trở thành một công dân toàn cầu" - ông Tuấn bày tỏ.
Ông Tuấn cho hay sở dĩ Sở chọn năm trường trên để xây dựng mô hình THTM là vì các trường đã có sẵn nguồn lực cũng như vật lực cho việc triển khai. Đồng thời, đội ngũ giáo viên cũng như HS đã được đào tạo, tập huấn đáp ứng các tiêu chí của một THTM.
"Hiện tại trung tâm đang làm khảo sát để lên danh sách các danh mục cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện mô hình như phòng thí nghiệm ảo, lắp đường truyền, thư viện thông minh, hệ thống quản lý nhà trường... Sau khi triển khai thí điểm tại năm trường sẽ có sự đánh giá, nhìn nhận để nhân rộng ra các trường khác" - ông Tuấn nói.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Du, quận 10 làm bài thi trực tuyến. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Các trường xắn tay áo hưởng ứng
Là một trong năm trường được thí điểm mô hình xây dựng THTM, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, cho biết đây là chủ trương của Sở và hiện tại trường cũng đã bắt tay vào triển khai để đón đầu.
Ông Phú chia sẻ nhà trường đã đầu tư cho toàn bộ giáo viên học tin học văn phòng quốc tế. Hiện đã có 70/105 giáo viên nhận được bằng tin học. Bên cạnh đó, trường còn mời các giáo viên bản ngữ về dạy tiếng Anh quốc tế cho đội ngũ giáo viên. "Việc đào tạo nhân lực là điều kiện cần thiết đảm bảo sự thành công khi triển khai mô hình THTM" - ông Phú khẳng định.
Mặt khác, cũng theo ông Phú, hiện nay nhà trường đã ứng dụng CNTT vào các hoạt động dạy học. Thay vì hướng nghiệp HS theo hình thức cũ như mời diễn giả, tổ chức đi thực tế, nhà trường đã hợp tác với một đơn vị tư nhân tổ chức các tiết học giáo dục hướng nghiệp bằng việc sử dụng máy tính với phần mềm chuyên biệt. Mỗi HS khi đăng nhập vào phần mềm sẽ được cung cấp một tài khoản cá nhân. Khi sử dụng phần mềm, các em sẽ trải qua năm phần trắc nghiệm. Mỗi phần sẽ có rất nhiều câu hỏi để các em trả lời. Sau khi hoàn thành xong, phần mềm sẽ gợi ý một số nghề nghiệp phù hợp với chọn lựa cũng như sở thích của các em.
Bên cạnh đó, mới đây trường đã cho HS làm bài thi trực tuyến. "Tôi thực hiện thi trực tuyến với mong muốn sẽ có thêm nhiều phương pháp để kiểm tra, đánh giá HS, có thể biến smartphone thành một công cụ học tập hữu hiệu" - ông Phú nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Minh, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, cho biết việc thực hiện mô hình THTM sẽ theo lộ trình của TP. "Nhà trường sẽ được hỗ trợ trong quá trình triển khai như về công nghệ, điều hành, hệ thống quản lý cũng như trang bị cơ sở vật chất. Hiện nhà trường cũng đã ký những thỏa thuận hợp tác với đơn vị phụ trách" - ông Minh nói.
Ông Minh chia sẻ hiện trường cũng đang triển khai nhiều giải pháp, xây dựng công trình để tiến tới mô hình THTM. Trong đó, điển hình trường đang tập trung xây dựng thư viện thông minh.
Theo ông Minh, THTM nghĩa là sẽ tạo điều kiện cho thầy cô và HS hoạt động giáo dục một cách thuận tiện trên nền tảng ứng dụng CNTT. Đồng thời, nó là một nền giáo dục mở, tạo điều kiện cho HS giao lưu, học hỏi với những nền học thuật tiên tiến của thế giới. Và thư viện thông minh mà trường đang xây dựng hướng tới hai mục tiêu trên.
Giáo viên thiết kế bài giảng E-Learning
Ứng dụng CNTT trong trường học là điều kiện cần để xây dựng mô hình THTM. Tại trường phổ thông, có hai mức độ triển khai ứng dụng CNTT. Với mức ứng dụng nâng cao, nhà trường cần phải lựa chọn áp dụng những công nghệ tiên tiến như triển khai hệ thống quản lý hành chính điện tử, hệ thống điểm danh thông minh, hệ thống giám sát an ninh, sử dụng hồ sơ đa dạng, 30% số tiết học có ứng dụng CNTT, tối thiểu 50% giáo viên có năng lực thiết kế bài giảng E-Learning.
Ông NGUYỄN VĂN HIẾU, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM
NGUYỄN QUYÊN
Theo plo.vn
TPHCM: Trường Phổ thông Năng khiếu tuyển 600 học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển 600 học sinh lớp 10 cho năm học 2019-2020 tính cả hệ không chuyên. Chiều ngày 13/3, Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TPHCM chính thức công bố kế hoạch tuyển học sinh vào lớp 10 năm học 2019 - 2020. Theo đó, tại cơ sở 1 của trường (số 153...