Khởi sắc giáo dục vùng sâu
H. Krông Bông (Đắc Lắc) có 3 xã vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn là Cư Pui, Cư Đrăm và Yang Mao. Điều kiện kinh tế- xã hội ở đây còn gặp rất nhiều khó khăn. Song, với sự quan tâm của cấp trên, sự nỗ lực của các địa phương, trường học, công tác giáo dục ở đây đã có rất nhiều khởi sắc.
Giờ học tin học của học sinh Trường THCS Cư Đrăm.
3 xã “vùng 3″ của H. Krông Bông có 13 trường ở 3 bậc học là Mầm non, Tiểu học và THCS với 6.750 học sinh, trong đó hơn 70% học sinh là người dân tộc thiểu số. Trước đây nỗi lo của các trường là học sinh bỏ học, phòng học tạm, thiếu giáo viên. Giờ đây những điều đó đã không còn nữa. Các trường đã tập trung nâng cao chất lượng, bồi dưỡng học sinh giỏi, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Nhiều trường có thành tích cao trong các cuộc thi giáo viên giỏi và học sinh giỏi như: Trường Tiểu học Cư Pui 1, THCS Cư Pui, THCS Yang Mao, THCS Cư Đrăm. Hằng năm có rất nhiều học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi. Em H’Truyên H’long, học sinh Trường THCS Yang Mao, lần đầu tiên dự thi và đã đem về cho ngành Giáo dục Đắc Lắc giải Nhì trong cuộc thi Khoa học, Kỹ thuật cấp Quốc gia năm 2018.
Việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia phải kể đến Trường THCS Cư Đrăm (xã Cư Đrăm). Là trường khó khăn với đa số học sinh là người dân tộc thiểu số. Trước đây cơ sở vật chất thiếu thốn, tạm bợ, chất lượng giáo dục rất thấp, tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm trên 5%. Đến nay Trường THCS Cư Đrăm trở thành điểm sáng của giáo dục H. Krông Bông. Trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia vào năm 2017. Trường luôn dẫn đầu về thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi các cấp. Thầy Ngô Hữu Ba, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi được nhà trường hết sức quan tâm. Hàng năm nhà trường đều có học sinh tham gia dự thi học sinh giỏi các cấp và đều đạt giải cao”.
Các trường THCS ở đây tuy khó khăn nhưng đã đưa môn tin học vào dạy gần chục năm nay; nhiều trường Tiểu học đã đưa môn ngoại ngữ vào dạy. Trường Tiểu học Ea Bar ( xã Cư Pui) có 305 học sinh người dân tộc Mông, nhưng các em đã được học tiếng Anh ngay khi vào lớp 1, bằng kinh phí xã hội hóa. Khi chưa thực hiện, nhà trường rất lo lắng vì vừa phải lo tăng cường vốn tiếng Việt, nâng cao chất lượng, nhất là kinh phí để chi trả cho giáo viên dạy. Song khi thực hiện, phụ huynh hết sức đồng tình. Thầy Trần Văn Ngọc, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn nhưng khi đề xuất đưa môn tiếng Anh vào dạy cho các em thì người dân rất đồng thuận, họ sẵn sàng đóng góp kinh phí để nhà trường thực hiện”.
Là các địa phương “vùng 3″ nhưng hiện nay, trên địa bàn 3 xã không còn phòng học tạm. Nhiều trường đã có trường học cao tầng, kiên cố. Nỗ lực, cố gắng phải nói đến xã Cư Pui. Là địa phương rất khó khăn nhưng Cư Pui làm rất tốt việc xây dựng cơ sở vật chất trường học. Trước đây, cơ sở vật chất thiếu, tạm bợ. Gần đây, Nhà nước đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất trường học. Ngoài ra, các nguồn vốn khác đã tài trợ hơn 30 tỷ đồng để xây dựng trường học. Đến nay, cả 5 trường với hơn 100 phòng học đã được xây dựng kiên cố. Đặc biệt, Cư Pui là địa phương điển hình về xã hội hóa giáo dục. Chỉ vài năm gần đây, Cư Pui đã mua hàng ngàn mét vuông đất, huy động hàng tỷ đồng, vận động hàng ngàn ngày công từ người dân để xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan trường học. Cô Hoàng Thị Thu, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Cư Pui vui mừng cho biết: “Người dân còn nghèo nhưng khi vận động góp tiền bạc, công sức để xây dựng cơ sở vật chất trường học thì họ đồng ý ngay. Đến nay, phụ huynh của trường đã đóng góp được gần 200 triệu đồng và hơn 200 ngày công để làm sân trường, khu vui chơi, nhà bếp bán trú, vườn hoa, cây cảnh… Vì vậy cảnh quan của nhà trường bây giờ luôn sạch đẹp, mát mẻ với nhiều cây xanh, cây cảnh và rất thân thiện”.
Học sinh trường Tiểu học Cư Pui 2 phấn khởi được học trong ngôi trường mới.
Ngoài ra, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục- thể thao trong đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh ở các trường “vùng 3″ cũng là điểm sáng của ngành giáo dục Krông Bông. Trường Tiểu học Yang Mao (xã Yang Mao), Trường Tiểu học Cư Đrăm (xã Cư Đrăm), Trường THCS Cư Pui, Trường Tiểu học Cư Pui 2 (xã Cư Pui)… là những đơn vị luôn đạt giải cao trong các hội thi như bóng chuyền, văn nghệ. Trong đó, Trường THCS Cư Pui là một trong những trường có thành tích cao về bóng chuyền, văn nghệ và luôn đứng trong tốp đầu của ngành giáo dục huyện về phong trào văn nghệ, thể thao.
Video đang HOT
Dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm của cấp trên cùng với sự nỗ lực của các địa phương và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường, công tác giáo dục ở các xã vùng sâu của H. Krông Bông đã có bước tiến nhanh về mọi mặt. Hiện nay các trường “vùng 3″ của H. Krông Bông đang tích cực chuẩn bị về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên để sẵn sàng thực hiện thành công việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
TÙNG LÂM
Theo cadn
Nghệ An: Vượt hơn 250km mang áo ấm, quà đến với học sinh vùng lũ biên giới
Vượt qua chặng đường khoảng 260km từ thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến thị trấn Mường Xén, huyện biên giới Kỳ Sơn - đoàn thiện nguyện tiếp tục hành trình thêm 10km nữa để tặng quà cho các em học sinh xã Tà Cạ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tháng 8 vừa qua.
Cung đường vào Tà Cạ sau cơn bão đợt tháng 8 vừa qua đã bị hại nghiêm trọng, một bên đồi núi đất sạt lở lấp đường, một bên mép sông Nậm Mộ nước xoáy ăn sâu khiến cho cung đường này mất nhiều đoạn không thể lưu thông.
Đoàn gồm 15 thành viên của nhóm Niềm tin do ông Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An dẫn đầu trong niềm háo hức mau được đem những món quà nhỏ ý nghĩa đến với thầy trò Trường Tiểu học Tà Cạ.
Dù là xã có địa phận giáp với thị trấn Mường Xén, khoảng cách "đường chim bay" đến Trường Tiểu học Tà Cạ chỉ khoảng hơn 10km, nhưng đoàn xe đã đi mất gần 1h đồng hồ mới tới được trường này bởi cung đường này nằm cạnh sông Nậm Mộ mới bị cơn lũ lụt tháng 8 vừa qua tàn phá.
Cung đường vào xã Tà Cạ chỉ chưa đầy 10km nhưng phải di chuyển mất gần 1h đồng hồ mới tới địa điểm trường.
Điều đáng nói, con đường độc đạo này sau khi bị lũ chia cắt thông thương đã phải mất hơn 1 tháng trời ròng rã với sự huy động hàng ngàn ngày công của chính quyền huyện Kỳ Sơn mới thông được xe vào xã này.
Dù mới được thông tuyến, nhưng con đường nhỏ chạy ven sông vẫn chứa đầy hiểm trở khi còn đó những đoạn đường đất đá ngổn ngang, những hố trâu hố gà và đường vồng khoai gồ ghề, thi thoảng có những đoạn công nhân sửa đường phải nổ mìn xử lý sạt lở để tiếp tục thông đường...
Những chiếc xe chở các thành viên nhóm Niềm tin cùng 180 áo ấm và 100 triệu đồng tiền mặt làm quà tặng vẫn kiên cường lắc lư tiến về phía trước để mong mang những món quà kịp đến với thầy cô giáo và học sinh Trường Tiểu học Tà Cạ trong dịp vẫn còn "dư âm" không khí kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam, trước đợt gió lạnh và rét đậm đầu tiên của mùa đông 2018 tại vùng rẻo cao biên giới Kỳ Sơn này.
Với sự chuẩn bị chu đáo của Phòng GD&ĐT, Trường Tiểu học Tà Cạ, buổi lễ trao quà của nhóm thiện nguyện Niềm tin được tổ chức trang trọng và ấm cúng.
Quang cảnh các em háo hức trong buổi trao quà.
"Đoàn chúng tôi đến nơi đã thấy quang cảnh và không khí chuẩn bị cho lễ trao quà chu đáo, trọng thị, 5 khối học sinh Trường Tiểu học Tà Cạ với 100% là học sinh người Khơ Mú đã xếp hàng ngay ngắn, hân hoan chào đón các vị khách quý.
Trước khi diễn ra nội dung tặng quà, thầy Phạm Viết Phúc - Hiệu trưởng nhà trường đã phát biểu chào mừng và cảm ơn, bày tỏ sự xúc động, phấn khởi khi được đón nhận tình cảm, sự quan tâm của nhóm thiện nguyện Niềm tin, của cộng đồng giành cho những người làm nhiệm vụ dạy học vùng đặc biệt khó khăn này", một thành viên nhóm Niềm tin chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An tặng áo ấm cho các em học sinh Trường Tiểu học Tà Cạ.
Các em học sinh Trường Tiểu học đón nhận áo ấm mùa đông của Nhóm Niềm tin.
Thay mặt nhóm Niềm tin, ông Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An phát biểu và ghi nhận những nỗ lực và đóng góp về tâm huyết, công sức, trí tuệ của thầy cô giáo Trường Tiểu học Tà Cạ. Chia sẻ khó khăn thiếu thốn mà thầy trò nhà trường đang đối mặt, đồng thời động viên tập thể các thầy cô giáo và các em học sinh nỗ lực vượt qua để gặt hái nhiều thành tích tốt hơn nữa.
Dịp này, 177 học sinh của Trường Tiểu học Tà Cạ đã được nhận mỗi em một chiếc áo ấm mới do Tỉnh đoàn tài trợ, tổng trị giá áo ấm khoảng 20 triệu đồng (180 chiếc áo ấm đặt mua mới) và 100 triệu đồng do các thành viên nhóm Niềm tin vừa quyên góp, vừa kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân ủng hộ tới thầy và trò nhà trường.
Nhóm Niềm tin đã đến thăm nơi ở bán trú, bếp ăn, phòng học, nơi sinh hoạt của các em học sinh Trường Tiểu học Tà Cạ.
Thầy Nguyễn Viết Phúc - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tà Cạ cho biết: Với số tiền 100 triệu đồng nhà trường sẽ dùng vào việc mua téc đựng nước ngọt dự trữ, máy lọc nước, 60 giường ngủ cho học sinh bán trú, cùng nhiều trang thiết bị dạy học mà nhà trường đang thiếu để phục vụ việc dạy học ngày càng chất lượng. Tất cả các chi tiêu đều đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.
Sau phần trao quà áo ấm và động viên, thăm hỏi học sinh, nhóm Niềm tin đã đến thăm nơi ở bán trú, bếp ăn, phòng học, nơi sinh hoạt, nơi tổ chức hoạt động dạy học, và dự buổi tọa đàm thân mật với hội đồng giáo viên nhà trường.
Nguyễn Duy
Theo Dân trí
Giáo viên chia sẻ: Thi học sinh giỏi: Mong các phụ huynh đừng tạo áp lực cho con Năm nay, tôi bồi dưỡng bốn em đi thi học sinh giỏi môn Ngữ văn vòng huyện. Suốt chặng đường dài, cô và trò vô cùng vất vả ôn luyện. Kết quả cuối cùng là ba em đậu và một em rớt. Tôi hơi tiếc cho em nhưng đã kịp thời gọi điện an ủi mong em vượt qua nỗi buồn... Ảnh minh...