Khởi nguồn thành công nhờ sự khác biệt
Trong kỳ thi tuyển sinh cuối năm 2013, chắc chẳng có nơi nào “oái oăm” như FPT Arena khi cho thí sinh muốn học chuyên ngành mỹ thuật… làm bài thi viết. Vẽ và viết là hai đòi hỏi khác nhau…
Vẫn mang nặng tâm lý cứ có cái bằng sau này mới kiếm được việc. Ở góc độ nào đó, cái bằng là tấm giấy thông hành xác nhận khả năng cần có để bắt đầu một công việc chuyên môn. Nhưng thực tế trong thời gian vừa qua, cái bằng và cái việc cứ nhập nhằng đỏng đảnh không chịu &’chung sống” cùng nhau.
Chọn nghề gì để học, để làm bây giờ thực sự quá khó với tất cả mọi người, nhất là ở cái tuổi trường thành 30, 40 trở lên. Sa thải, giảm biên chế, tinh gọn bộ máy là việc tất yếu phải làm khi doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản, đắm chìm trong nợ nần trồng chất.
Tuổi trẻ với lợi thế nắm bắt công nghệ, nhanh nhạy thông tin, được cập nhật nhiều về kiến thức xã hội hơn những thế hệ 6x, 7x và cả 8x. Họ hiểu rằng để có được thành công trong sự nghiệp nói riêng và kinh doanh nói chung, không đơn thuần chỉ cần vài ba năm mà nổi đình nổi đám, và cũng chẳng thể có được công việc ổn định với những công ty mà chiến lước phát triển theo kiểu đến đâu hay đến đó.
Những cái tên quá quen với tất cả mọi người như Coca cola, MacDonald cũng đã bao lần sóng gió để đứng vững được trên thương trường. Daewoo tuy đã chuyển nhượng cho Mỹ nhưng cái tên vẫn giữ nguyên. Giá trị của cái tên tạo ra một khối tài sản kếch xù.70% tổng giá trị tài sản của MacDonald là giá trị thương hiệu, Coca Cola là 65,3 tỷ USD vào năm 1997, và Phở 24 được nhượng quyền thương hiệu với giá 20tr USD. Những con số tường chừng trên trời hóa ra rất thực tế. Không dễ để có được cái giá khủng đó nếu không nỗ lực đầu tư định vị, phát triển thương hiệu. Khi một ai đó làm việc cho hãng lớn như vậy thì hiển nhiên mức lương của họ không thể thấp nếu muốn họ giữ và làm giàu thêm giá trị thương hiệu.
Spot Quảng cáo Bánh Burger phô mai xanh của Carl’s Jr sử dụng VFX
Video đang HOT
Đã là một thương hiệu lớn không đơn giản là đặt cái tên thật hay, mà đằng sau nó còn là sự hỗ trợ đắc lực của truyền thông, quảng cáo thể hiện dưới dạng như: TVC, banner, biển bảng, Poster… Hình ảnh là thứ dễ gây ấn tượng và ấn tượng hơn nữa khi nó tổng hòa các yếu tố Ý tưởng, mỹ thuật, âm thanh, kỹ xảo… Đây chính là lãnh địa để Mỹ thuật đa phương tiện (Multimedia) diễu võ dương oai.
Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đào tạo chuyên ngành Multimedia đầu tiên tại Việt Nam, đến nay đã đào được tạo hơn 10,000 học viên. Trong số họ, không ít các bạn vừa học Đại học chính quy tại một trường khác, vừa theo học tại FPT Arena. Xuất phát điểm thì mỗi học viên mỗi khác, nhưng tựu chung một điểm họ học vì họ thích học. Họ đến với FPT Arena như một cái duyên tiền định. Và dấu chấm hỏi: Tại sao lại chọn FPT Arena thay vì nơi khác, có nhiều nơi cũng đào tạo Multimedia, thậm chí họ còn giảm giá, siêu khuyến mại, bỏ tiền mua keyword “Arena Multimedia” trên Google search nhằm thu hút học viên.
Để giải đáp được điều này, có lẽ phải quay lại vấn đề đầu tiên là học để làm gì? Cần bằng hay cần kiến thức hoặc cả hai và cả hai này làm được gì sau khi ra trường?
Workshop Typography FPT Arena – Nơi tạo ra phông chữ made in Vietnam
Chưa có con số thống kê chính thức, nhưng tuyệt đại đa số sau khi học xong kỳ I, học viên đã “tất tưởi” đi làm thêm. Sang đến kỳ II, tình trạng giảng viên cau mày khó chịu vì hết giờ mà vẫn bị làm phiền bởi những câu hỏi chẳng liên quan đến bài học mà là “khách hàng họ muốn như thế này, theo chị em nên làm gì bây giờ…” Những câu hỏi phục vụ học viên kiếm tiền. Và cứ thế tiếp tục kỳ III, kỳ IV. Đến ngày nhận bằng, học viên vắng mặt là chuyện bình thường vì lý do bận việc.
Bí quyết gì để FPT Arena có được “sản phẩm” như vậy: Thật khó trả lời vì làm sao trong vài trang giấy có thể liệt kê ra các phương pháp hội tụ trong suốt 9 năm qua. Được thành lập từ 2004, FPT Arena trực thuộc tập đoàn CNTT FPT, với sự kết hợp giữa FPT và Aptech Ấn Độ đã cho ra đời trung tâm đầu tiên đào tạo Multimedia theo tiêu chuẩn AMSP tại Việt Nam.
Gừng càng già càng cay, kỳ thi tuyển sinh cuối năm 2013, chẳng có nơi nào “oái oăm” như FPT Arena khi cho thí sinh muốn học chuyên ngành Mỹ thuật đa phương tiện lại phải thi viết. Vẽ và viết là hai đòi hỏi khác nhau, nhưng “bút xa gà chết”, viết thể hiện tư duy rất rõ ràng. Từ đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, lập luận, biện giải… FPT Arena coi trọng tư duy của thí sinh hơn là thí sinh đã biết dùng phần mềm hay vẽ được cái gì.
Chương trình “Hãy nói theo cách của Nhà thiết kế” sẽ là trải nghiệm vô cùng thú vị cho những ai muốn thử sức, định vị lại bản thân bằng con đường mới hoặc thêm sự lựa chọn song hành hỗ trợ cho cái mình đã theo đuổi.
Học bổng “Hãy nói theo cách của Nhà thiết kế” trong kỳ thi tuyển sinh tháng 10, 11, 12 năm 2013
Với tiêu chí khá thực dụng của giới trẻ hiện nay, làm gì vừa “được chơi” lại kiếm được tiền, họ lựa chọn theo nghề Multimedia. Và quả thật, thị trường lao động đang cồn cào trong cơn khát nhân lực chất lượng cao ngành mỹ thuật đa phương tiện. Thử hỏi có doanh nghiệp nào bây giờ không để ý đến thương hiệu. Có thể sản phẩm rất tốt, giá rất rẻ, phân phối rộng nhưng đối thủ cạnh tranh có thể còn làm tốt hơn chỉ vì họ biết quan tâm đến hình ảnh của chính họ trong mắt khách hàng.
Theo TTVN
Học CNTT, chuyên ngành nào "hút" nhân lực?.
Vài năm trở lại đây, mặc cho tình hình kinh tế tương đối ảm đạm, ngành CNTT vẫn liên tục tăng "cầu" về nhân lực khi đang dần trở thành xương sống chủ lực trong kế hoạch phát triển đất nước. Tuy nhiên, để được nhà tuyển dụng săn đón, sinh viên CNTT cần có những phân tích kỹ trước khi lựa chọn chuyên ngành cũng như tìm kiếm cơ sở đào tạo phù hợp.
Theo số liệu nghiên cứu mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường di động Flurry, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng smartphone và tablet nhanh thứ 2 thế giới (chỉ sau Colombia) với mức tăng trưởng 266%. Trong một báo cáo khác của IDC Việt Nam, lượng smartphone bán ra tại thị trường Việt Nam trong năm nay có thể lên đến 6 triệu chiếc.
Xu hướng này dẫn đến một kết quả, nhân lực ngành lập trình ứng dụng di động đang trở nên "quý như vàng". Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc thường trực Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động (Falmi) cho biết: "Nhờ ưu điểm nhỏ gọn nhưng tích hợp nhiều ứng dụng, di động thông minh đang trở thành vật bất ly thân của những người trẻ năng động hiện nay. Vì thế, phát triển phần mềm cho di động cũng trở thành mục tiêu của các doanh nghiệp công nghệ, lao động ngành này trở thành "hàng hiếm" trên thị trường lao động".
Cũng đang rất thiếu nhân lực khi cần hơn 17.000 chuyên gia tại Việt Nam, thiết kế truyền thông đa phương tiện là cái tên thứ hai được "xướng" lên nhiều nhất trong giới CNTT nước ta hiện nay với cái nhìn ngưỡng mộ vì tính chất thú vị của công việc và mức lương "tầm cỡ".Kinh tế phát triển, nhu cầu giải trí tăng cao và quan điểm thẩm mỹ của người Việt ngày một khắt khe hơn, hê thông truyền thông đa phương tiên đã và đang được sử dụng môt cách rông rãi ở nhiêu lĩnh vực khác nhau trong cuôc sông như truyên hình, sản xuât phim, quảng cáo, truyên thông tương tác và tô chức các chương trình nghê thuât.... Chính vì lí do đó, ngành thiết kế truyền thông đa phương tiện được đánh giá là 1 trong 5 nghề nóng nhất tại thị trường Việt Nam từ khi nước ta gia nhập WTO.
Lập trình ứng dụng di động và thiết kế truyền thông đa phương tiện thời gian qua đã chứng tỏ sự "nặng ký" dành cho bạn trẻ đam mê CNTT. Tuy nhiên, khi đã lựa chọn được ngành nghề ưng ý, sinh viên còn cần có sự tỉnh táo trong việc tìm kiếm cơ sở đào tạo thực sự chất lượng.Ông Ian Cheong, giám đốc Cube Studios cho biết, "Điều chúng tôi kỳ vọng ở những sinh viên ngành CNTT chính là khả năng giao tiếp tiếng Anh lưu loát cả nói và viết, sự chín chắn để có thể làm việc dưới áp lực và thời gian ngắn, tinh thần trách nhiệm để hoàn thành công việc với chất lượng cao, và cuối cùng là niềm đam mê phát triển những sản phẩm hoàn hảo."
Theo đánh giá của nhiều nhà tuyển dụng, giữa hàng loạt cơ sở giảng dạy CNTT ở nước ta hiện nay, đại học RMIT Việt Nam được đánh giá là một trong số những trường đào tạo CNTT với đầu ra đạt chất lượng tốt và đồng đều cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Chương trình cho phép sinh viên được lựa chọn một trong hai chuyên ngành là "Lập trình Ứng dụng" hoặc "Thiết kế Truyền thông Đa phương tiện" và được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Tiến sĩ Anna Shillabeer, trưởng phòng đào tạo bộ môn Công nghệ Thông tin đại học RMIT Việt Nam cho biết "Tại RMIT Việt Nam, chúng tôi không chỉ đào tạo hoàn toàn bằng Anh ngữ những kiến thức CNTT chuyên sâu được cập nhật trên toàn cầu, mà còn trao cho sinh viên những hình dung rõ nhất về môi trường làm việc thực tế bằng những dự án, những tình huống cụ thể giúp sinh viên hiểu và nắm bắt được vai trò của IT trong cuộc sống, trong một doanh nghiệp, hoặc thậm chí là một tập đoàn quy mô lớn."
Sinh viên theo học chương trình Cử nhân CNTT tại RMIT Việt Nam luôn được tạo điều kiện tốt nhất để thế mạnh và đam mê của bản thân được phát triển một cách toàn diện. Chính vì vậy, nhiều sinh viên khi tốt nghiệp đã hội đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng khắt khe nhất như: Intel, IBM, Microsoft, Oracle, Nokia, Fujitsu, CSC, Global CyberSoft, TMA Solutions, FPT, International IT Services, Avenue IT Business Solutions, và TRG International.
"Thời còn là sinh viên tại RMIT, tôi đã có cơ hội tiếp xúc với các trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giáo viên giàu chuyên môn, cởi mở và một chương trình học rèn luyện tư duy, sáng tạo và tìm tòi đổi mới. Tham gia học tập, nghiên cứu và làm việc tại trường, tôi có cơ hội tiếp xúc với những công nghệ lập trình mới nhất vào thời điểm các kho ứng dụng iOs hay Android chỉ mới ra mắt được vài tháng." - Võ Duy Khang, Giám đốc công nghệ Công ty Ứng dụng di động Zappasoft (Úc), cựu sinh viên CNTT của RMIT Việt Nam tự hào chia sẻ.
Đáng chú ý, RMIT Việt Nam sẽ sớm mang quy trình học hiện đại và những kiến thức CNTT mới nhất đến với các bạn trẻ thủ đô đam mê tin học. Chương trình Cử nhân CNTT tại RMIT Việt Nam, cơ sở Hà Nội sẽ chính thức tuyển sinh vào tháng 10 năm nay. Bằng việc cho phép sinh viên lựa chọn một trong hai chuyên ngành phụ đang rất "hút" của thị trường lao động, chương trình sẽ góp phần không nhỏ trong việc bổ sung nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao đang thiếu hụt cho thị trường Việt Nam.
Lễ ra mắt chương trình diễn ra vào Thứ Năm, ngày 17/10/2013 sẽ là cơ hội để quý vị phụ huynh và học sinh tìm hiều thêm về ngành Cử nhân CNTT, trao đổi với giảng viên, cựu sinh viên RMIT và các chuyên gia hàng đầu trong ngành. Vui lòng truy cập website www.rmit.edu.vn để biết thêm thông tin.
Theo TNO
ĐH Y dược TPHCM: Tỷ lệ "chọi" của nhiều ngành giảm Năm nay, trường ĐH thuôc hàng "top" ở TPHCM có lượng hô sơ giảm hơn năm ngoái hơn 1.500 hô sơ. Nhiêu ngành có tỉ lê "chọi" giảm dù chỉ tiêu tăng. Năm ngoái, ngành Xét nghiêm Y học có tỷ lê "chọi" cao nhât lên đên 1/36,2 nhưng năm nay chỉ còn 1/21. Chỉ tiêu ngành Bác sĩ Răng hàm mặt giảm...