Khơi gợi đam mê nghiên cứu khoa học: Thầy 3, trò 7

Theo dõi VGT trên

Nghiên cứu và tham gia các cuộc thi khoa học đối với học sinh phổ thông đã trở thành hoạt động quen thuộc.

Đứng sau thành công của học trò luôn có bóng dáng người thầy với vai trò hướng dẫn.

Khơi gợi đam mê nghiên cứu khoa học: Thầy 3, trò 7 - Hình 1

Thầy Nguyễn Mạnh Tú (trái), Trường THPT Hoa Lư A (Ninh Bình) cùng học trò NCKH. Ảnh: NVCC

Để học trò được “thực học, thực hành”, tích lũy kiến thức từ khoa học… giáo viên phải biết nhìn ra “ nhân tài”, gợi mở, định hướng phù hợp nhưng chỉ chiếm 30%, còn lại là của trò.

Nuôi dưỡng nhân tài

Chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy, nuôi dưỡng đam mê nghiên cứu khoa học (NCKH), thầy Nguyễn Mạnh Tú, giáo viên Trường THPT Hoa Lư A (Ninh Bình) – với 7 năm liền tham gia hướng dẫn học sinh NCKH trong đó 4 năm liên tiếp đoạt giải cấp quốc gia – cho rằng, mấu chốt là tạo cho học sinh học tập, trao đổi ý tưởng, tiếp cận khoa học thông qua nhóm, câu lạc bộ giáo dục STEM nhà trường.

Từ môi trường này, ý tưởng khoa học trong học sinh sẽ có cơ hội chắp cánh, nảy nở và tìm đến thầy cô hướng dẫn. Khi ấy, người thầy cần hết sức trân trọng ý tưởng của học trò cho dù non nớt, thiếu trọn vẹn. Cùng đồng hành, thầy, trò sẽ tìm ra hướng đưa kiến thức vào thực tiễn phù hợp.

Với kinh nghiệm 7 năm liền hướng dẫn học sinh NCKH đều “ẵm” giải quốc gia, thầy Ngô Văn Tiến, Trường THPT Hàn Thuyên (Bắc Ninh), bày tỏ quan điểm: Muốn có “nhân tài” cần biết nuôi dưỡng, khơi dậy đam mê. Trước hết phải tạo ra “sân chơi” là những câu lạc bộ để học sinh được trải nghiệm, “nhúng” mình vào môi trường thực hành.

Nhà trường, thầy cô cũng cần thúc đẩy các em tham gia cuộc thi NCKH nhỏ để tiếp cận kiến thức, các vấn đề khoa học kỹ thuật cơ bản. Khi thành thạo với sân chơi phù hợp, học sinh có tiền đề vững chắc, tự tin bước vào những sân chơi lớn.

Cũng theo thầy Tiến, quá trình nuôi dưỡng “nhân tài” nên mời các chuyên gia hỗ trợ, giao lưu bởi giáo viên không thể một mình làm tốt mọi việc. Không cần tìm kiếm đâu xa khi lựa chọn chuyên gia bởi các nhà trường có thể “lấy” ngay những học sinh xuất sắc khóa trước để trao đổi, giao đề tài, lập trình… cùng học trò khóa sau. Như vậy, học sinh lớn có thể giúp nhà trường, giáo viên hướng dẫn truyền lại kỹ năng, khả năng, gợi ý cách làm, tự học và nghiên cứu hiệu quả.

Từ góc độ quản lý, thầy Hoàng Hải Nam, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy (Ninh Bình), bày tỏ: Cơ sở vật chất dành cho việc dạy và học nói chung, công tác NCKH nói riêng thiếu thốn là thách thức không nhỏ đối với thầy và trò. Nhưng khó khăn lớn hơn cả là khơi dậy niềm đam mê NCKH, sự tự tin thể hiện mình của học sinh cũng như hạn chế về kinh nghiệm hướng dẫn nghiên cứu của thầy, cô giáo…

Các nhà trường cũng cần bắt đầu “dưỡng” nhân tài từ giao nhiệm vụ hướng dẫn cho giáo viên và NCKH cho học sinh từ những dự án nhỏ, ý tưởng đơn giản. Mức độ phức tạp, quy mô dự án nên tăng dần trong các năm học khi kinh nghiệm, tự tin, say mê nghiên cứu của cả thầy và trò lớn hơn…

Nguyễn Hoàng Sơn, học sinh lớp 12 chuyên Tin, Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy (Ninh Bình) vừa đoạt giải Nhất với đề tài “Thiết kế phần mềm điều khiển các hệ thống thông minh lưới điện EMS” tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Ninh Bình năm 2021, cho rằng: NCKH trong trường học bổ ích, giúp học sinh biết phát huy sáng tạo, đưa kiến thức mới áp dụng vào thực tiễn. Mặt khác, kiến thức thực hành cũng bổ sung cho học sinh hiểu sâu hơn lý thuyết trên lớp; rèn luyện khả năng tìm tòi nghiên cứu sáng tạo, phát huy hết năng lực sở trường. Sau này khi ra trường sẽ không còn bỡ ngỡ với NCKH thực tiễn…

Khơi gợi đam mê nghiên cứu khoa học: Thầy 3, trò 7 - Hình 2

Video đang HOT

Thầy Ngô Văn Tiến (ngoài cùng bên trái), Trường THPT Hàn Thuyên (Bắc Ninh) hướng dẫn học sinh NCKH. Ảnh: NVCC

Giáo viên chỉ định hướng, gợi mở

Chia sẻ quan điểm sau 5 lần hướng dẫn học sinh NCKH thì 3 lần các dự án đoạt giải cao tại cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh, quốc gia tham gia, thầy Phạm Văn Điệp, Trường THPT chuyên Lào Cai (Lào Cai), cho rằng: Để hướng dẫn hiệu quả, trước hết học trò phải tìm được đề tài hay, thiết thực (xuất phát từ cuộc sống, vấn đề thời sự…).

Quá trình hướng dẫn, giáo viên với kinh nghiệm của mình đưa ra những câu hỏi phản biện để học trò trả lời. Những câu hỏi có thể xuất phát từ vấn đề học sinh đang vướng mắc để buộc các em suy nghĩ tìm câu trả lời. Giải quyết được câu hỏi phản biện của thầy giáo đồng nghĩa học sinh được học hỏi, nghiên cứu sâu hơn kiến thức và từ đó tiếp tục tìm hiểu vấn đề sâu hơn.

Trong hướng dẫn học sinh NCKH, giáo viên luôn đóng vai trò phản biện để học sinh đi tìm lời giải cho bài toán thỏa đáng nhất. Quá trình phản biện giúp học sinh thấy được bản thân đang thất bại ở đâu, thiếu kiến thức gì… để tự bồi đắp, tìm hiểu, nghiên cứu, suy nghĩ… cho ra hướng tối ưu.

Khi dự án, vấn đề đi vào bế tắc, giáo viên có thể bằng kinh nghiệm để gợi mở, dẫn dắt học trò tìm lời giải đáp, song tuyệt đối không làm hộ. Thậm chí, biết chấp nhận thất bại của học sinh để cả thầy và trò học thêm nhiều bài học từ thất bại.

Thầy Nguyễn Mạnh Tú, Trường THPT Hoa Lư A (Ninh Bình), chia sẻ kinh nghiệm: Khi “bắt tay” vào hướng dẫn học trò NCKH cần tìm hiểu kỹ ý tưởng đề tài của học trò ra sao, xuất phát từ đâu? Sau đó hướng tìm kiếm thông tin liên quan và kết hợp với điều kiện có sẵn trong phòng thí nghiệm mới bắt tay vào triển khai.

Giáo viên kề cận với học sinh nhưng chỉ làm nhiệm vụ định hướng, gợi mở để triển khai đề tài. Chỗ nào vướng thì hướng dẫn học trò tìm thêm thông tin từ các nguồn khác nhau để hoàn thiện.

Trong quá trình hướng dẫn, nhiều khi quan điểm khoa học của thầy và trò không gặp nhau, thậm chí mâu thuẫn đối lập. Nhưng vẫn phải tôn trọng ý kiến của học trò, bởi kết quả cuối cùng mới là câu trả lời các em đúng hay sai. Nhiều khi đi theo hướng của thầy thì thất bại nhưng của học trò lại thành công…

Trong hướng dẫn nghiên cứu khoa học một đề tài nào đó, vai trò của thầy cô chỉ nên đóng 30%, 70% phải của học trò. Những vấn đề học sinh chưa thành thạo, không có kinh nghiệm, mang tính hàn lâm…, giáo viên có thể hỗ trợ, hướng dẫn, gợi ý. Còn lại về cơ bản học sinh phải chủ động tự học, tự hành. - Thầy Nguyễn Mạnh Tú

Bao nhiêu học sinh 14, 15 tuổi có khả năng nghiên cứu khoa học kĩ thuật?

Bài viết trao đổi với tác giả Trịnh Nguyễn Thanh Tâm một số vấn đề về cuộc thi khoa học kĩ thuật của học sinh phổ thông.

Trong bài viết "Thầy giáo có 6 năm hướng dẫn học sinh thi khoa học kĩ thuật trao đổi với tác giả Ánh Dương" của nhà giáo Trịnh Nguyễn Thanh Tâm (Hậu Giang) ngày 8/1/2022 được đăng tải trên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, tác giả cho rằng, với bản thân học sinh, việc phát hiện ra một vấn đề thực tiễn là bước xác lập quan trọng trong mục tiêu giáo dục.

Tuy vậy, tôi không hoàn toàn đồng tình với luận điểm này cũng như một vài luận cứ mà tác giả nêu trong bài viết, xin có đôi lời chia sẻ thêm.

Đừng ép học sinh 14, 15 tuổi thi khoa học kĩ thuật

Tôi đọc bài viết của tác giả Thanh Tâm phản biện một số luận điểm trong bài "Đừng ép học sinh phổ thông thành thiên tài qua cuộc thi khoa học kĩ thuật" ngày 6/1/2022 trên diễn đàn Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam thì cảm thấy rất vui vì được đồng nghiệp chia sẻ thêm về cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh phổ thông.

Qua bài viết, tôi được biết tác giả Thanh Tâm là một độc giả trung thành của Tạp chí, đã từng có 06 năm hướng dẫn học sinh thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật đạt thành tích cấp tỉnh, cấp quốc gia, thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi - lĩnh vực mà tôi yêu thích.

Nhân đây, tôi xin gửi lời chúc mừng đến tác giả đã hướng dẫn nhiều học sinh đạt giải cao ở các cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật mà không phải người thầy nào cũng làm được với các em bậc trung học cơ sở - chỉ mới 14, 15 tuổi.

Tôi cũng cảm ơn tác giả Thanh Tâm đã nhận xét bài viết của tôi có nhiều luận cứ, luận điểm rất chính xác khi đánh giá về cuộc thi này cũng như mong muốn tôi có thêm những bài viết khác nữa nhằm góp thêm tiếng nói mang tính xây dựng cho ngành giáo dục.

"Hy vọng tác giả tiếp tục có những góc nhìn sâu sắc hơn nữa, phản biện mạnh mẽ hơn nữa để các cuộc thi trở nên có ý nghĩa, góp phần vào sự tiến bộ của giáo dục nước nhà", lời của tác giả khiến tôi cảm kích.

Tuy vậy, tôi không hoàn toàn đồng tình với luận điểm, "với bản thân học sinh, việc phát hiện ra một vấn đề thực tiễn là bước xác lập quan trọng trong mục tiêu giáo dục" cũng như một vài luận cứ mà tác giả nêu trong bài viết.

Bao nhiêu học sinh 14, 15 tuổi có khả năng nghiên cứu khoa học kĩ thuật? - Hình 1

Ảnh chỉ mang tính minh họa, nguồn: Baothainguyen.vn

Thứ nhất, tôi đồng ý rằng, học sinh phát hiện ra một vấn đề thực tiễn không khó, cái khó là việc hiện thực hóa vấn đề thực tiễn đó như thế nào để ra được sản phẩm khoa học ứng dụng mới là điều đáng bàn.

Theo tác giả Thanh Tâm, "từ những phát hiện đó, qua quá trình làm việc cùng giáo viên hướng dẫn, học sinh sẽ có thêm nhiều kênh thông tin hỗ trợ để thu hẹp vấn đề nghiên cứu, được tiếp nhận các tài liệu nghiên cứu và đọc tài liệu theo khả năng hiểu biết của mình.

Việc này chúng ta càng nên khuyến khích học sinh thực hiện vì nó cũng là phương pháp chúng ta đang đổi mới về giáo dục hiện nay."

Về lí thuyết, tác giả Thanh Tâm nói không sai, nhưng liệu có bao nhiêu học sinh tự đọc được tài liệu nghiên cứu và bao nhiêu giáo viên thực sự hỗ trợ các em về vấn đề nghiên cứu hay thầy làm thay trò, trò chỉ xử lí vài ba công đoạn trong dự án cho có lệ?

Một số giáo viên ở các tỉnh thành trên cả nước chia sẻ với tôi rằng, rất nhiều dự án của học sinh đều có sự can thiệp của người hướng dẫn, thậm chí thầy làm thay cho trò vì học sinh miền núi, vùng sâu vùng xa không đủ năng lực thực hiện.

"Nói là công trình nghiên cứu của học sinh cho oai chứ giáo viên còng lưng ra làm, học sinh chỉ việc học thuộc rồi diễn lại như diễn viên chuyên nghiệp (trừ một số trường hợp đặc biệt, học sinh giỏi thực sự thì giáo viên mới đóng vai trò định hướng)", cô giáo P.H ở Đắk Lắk nói thẳng.

Cùng nhận định, cô T.P.M (Hà Nội) cho biết, có những cuộc thi khoa học kĩ thuật, học sinh chỉ học thuộc và diễn (trả lời phỏng vấn ban giám khảo - tác giả chú thích) còn thầy cô bạc cả đầu (tốn thời gian làm thay học sinh).

Còn thầy B.D.H. (Đắk Nông) trải lòng: "Có trải nghiệm, đặt chân vào cuộc thi khoa học kĩ thuật mới thấy, cuộc thi dành cho học sinh song thầy cô, nhà trường đầu tư nhiều quá, cũng vì thành tích, danh hiệu. Vậy nên, năm trước tôi và học sinh quyết định dừng cuộc thi dù dự án đã qua vòng sơ loại, cũng có chút tiếc nuối".

Tôi nhận thấy, những chia sẻ của thầy cô như đã dẫn là hoàn toàn có cơ sở. Điều tinh vi ở chỗ, nhiều dự án sau khi hoàn thành thì rất khó định lượng được bao nhiêu phần của thầy, bao nhiêu phần của trò vì chẳng để lại dấu vết gì.

Thứ hai, tác giả Thanh Tâm cho rằng tôi hơi quy chụp vội vàng khi khẳng định học sinh lớp 8, 9 không hiểu được khái niệm, lý thuyết để triển khai câu hỏi nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu; giả thuyết khoa học; phương pháp nghiên cứu.

Tác giả Thanh Tâm cũng thừa nhận, "những đơn vị khác không biết họ làm thế nào, nhưng riêng trường mình thì có thể chia sẻ quan điểm này theo quy trình 3 bước".

Quy trình 3 bước như tác giả đề cập thì cũng rất nhiều trường làm khi triển khai cho học sinh nghiên cứu khoa học. Ở đây, tôi chưa bàn đến việc triển khai nội dung thế nào (vì nó to tát lắm) mà chỉ nói đến một vài khía cạnh nhỏ hơn trong dự án, đó là: câu hỏi nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu; giả thuyết khoa học; phương pháp nghiên cứu.

Riêng phần giả thuyết khoa học, tôi vẫn khẳng định hầu như giáo viên viết thay cho học sinh (14, 15 tuổi) cho dù nội dung này chỉ chiếm khoảng một-trăm-chữ.

Còn về phương pháp nghiên cứu, tôi không tin phần đông học sinh lớp 8, 9 có thể sử dụng phương pháp chuyên ngành, liên ngành để triển khai 04 dạng nghiên cứu cơ bản: nghiên cứu mô tả; nghiên cứu giải thích; nghiên cứu tác động thực nghiệm và nghiên cứu dự đoán (cho dù phần nội dung có thể hiện phương pháp nghiên cứu).

Điều này tôi đã chứng minh qua bài viết "Đừng ép học sinh phổ thông thành thiên tài qua cuộc thi khoa học kĩ thuật", cụ thể:

"Muốn thực hiện dự án khoa học thì người thực hiện phải biết phương pháp nghiên cứu khoa học. Kể cả nhiều sinh viên khi làm tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp cũng chưa "sạch nước cản" về một số phương pháp nghiên cứu cơ bản, phải có giáo viên hướng dẫn chỉ thêm.

Chỉ đến bậc cao học người học mới được học môn học "Phương pháp nghiên cứu khoa học" tương đối bài bản. Vậy thì học sinh từ 14 đến 18 tuổi lấy đâu ra phương pháp để nghiên cứu những đề tài ở tầm vĩ mô như: "nghiên cứu điều trị ung thư", "nghiên cứu điều khiển quá trình phân giải thuốc bọc chứa nano oxit sắt từ".

Ngoài ra, lĩnh vực mà tác giả Thanh Tâm hướng dẫn học sinh nghiên cứu thuộc khoa học xã hội và hành vi, tương đối đơn giản hơn so với các 21 lĩnh vực khác.

Nhiều năm qua tôi cũng hướng dẫn học sinh nghiên cứu về lĩnh vực này, chẳng hạn khảo sát thực trạng làm thêm của học sinh trường X - đề xuất giải pháp, chỉ cần nói qua là các em bậc trung học phổ thông làm rất tốt.

Có thể khẳng định, học sinh chỉ mới 14, 15 tuổi của nhà giáo Thanh Tâm rất khó để thực hiện nghiên cứu độc lập một số lĩnh vực như: Khoa học động vật; Kĩ thuật Y Sinh; Khoa học Thực vật; Y học chuyển dịch... ngoại trừ thần đồng hoặc được giáo viên làm thay (nhiều khâu).

Thưa tác giả Trịnh Nguyễn Thanh Tâm,

Chúng ta rất muốn học sinh thi khoa học kĩ thuật một cách ngay ngắn, tử tế, trung thực như những gì mà nhà giáo Thanh Tâm, bản thân tôi cũng như nhiều thầy cô khác đã và đang làm. Thế nhưng, vẫn còn đó những góc khuất của cuộc thi khi mà sân chơi khoa học của học sinh đã bị biến thành "sàn đấu" của không ít cá nhân, tổ chức phía sau.

Và chắc chắn tôi sẽ có thêm bài viết phân tích, mổ xẻ một số góc khuất của cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh phổ thông ở những tuyến bài sắp tới.

Tác giả Thanh Tâm và bạn đọc có thể xem thêm bài viết "Học sinh thi sáng tạo khoa học kĩ thuật, làm sao đừng bắt các em gian dối" của tác giả Cao Nguyên ngày 24/1/2021 trên diễn đàn của Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam để có thêm một góc nhìn về cuộc thi này.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều

Tin đang nóng

Căng: 1 Hoa hậu phạm "trọng tội" với chủ tịch Miss Universe ngay trước bán kết
06:27:49 15/11/2024
Từ Nhược Tuyên đã bị sốc khi được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp
06:37:02 15/11/2024
Đặc quyền chỉ Triệu Lộ Tư mới có
06:03:07 15/11/2024
Bức ảnh bóng lưng của Subeo gây kinh ngạc
06:41:29 15/11/2024
Kỳ Duyên công bố 2 chiếc đầm dạ hội mang tính quyết định ở Miss Universe, thiết kế ra sao mà fan tranh cãi?
08:11:58 15/11/2024
Mang con dâu về nhà ngoại để trả, mẹ chồng ê chề xin đón lại khi con dâu chìa ra vài tờ giấy
07:33:00 15/11/2024
Vợ bí ẩn sao nam Vbiz: Từ yêu đến ly hôn không lộ mặt, thông tin cực hiếm gây chú ý
08:22:15 15/11/2024
Khám phá cách làm kim chi cải thìa lạ miệng, đưa cơm
05:55:41 15/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vừa phát hiện mắc bệnh ung thư, mẹ chồng lập tức rút hết tiền tiết kiệm, đòi bán nhà, nhưng một câu của bố chồng tôi đã khiến bà buông tay

Góc tâm tình

09:02:52 15/11/2024
Trưa ngày hôm sau, mẹ chồng gọi chúng tôi vào phòng, đưa cho chồng tôi sổ đỏ căn nhà và dặn dò đại sự. Mẹ chồng tôi năm nay gần 70 tuổi rồi.

Tôn hình dáng cơ thể với giày bốt và váy dệt kim

Thời trang

08:56:15 15/11/2024
Việc kết hợp bốt cao quá đầu gối với váy dệt kim có chiều dài vừa phải và kiểu dáng ôm sát hay oversized đều là sự lựa chọn tuyệt vời. Diện mạo này hoàn hảo cho mùa thu đông và chắc chắn sẽ khiến bạn nổi bật giữa đám đông.

Trước Chi Dân, An Tây, showbiz Việt cũng rúng động vụ án mạng do nam ca sĩ này gây ra

Sao việt

08:54:57 15/11/2024
Trước Chi Dân và An Tây (Andrea Aybar), một số nghệ sĩ Việt khác cũng đã vướng vòng lao lý, phải trả giá đắt vì hành vi tương tự.

NSND Kim Xuân lần đầu làm mẫu áo dài cho Võ Việt Chung

Phong cách sao

08:54:15 15/11/2024
Lần đầu làm người mẫu áo dài cho nhà thiết kế Võ Việt Chung, NSND Kim Xuân gây ấn tượng mạnh với hình ảnh mặn mà, quý phái và sang trọng.

Bức ảnh phản chiếu lộ khoảnh khắc nhạy cảm của nam diễn viên gen Z đình đám

Sao châu á

08:52:05 15/11/2024
Ngày 14/11, tờ KoreaBoo đưa tin nam diễn viên Choi Hyun Wook trở thành tâm điểm chú ý trên MXH sau khi vô tình để lộ hình ảnh nhạy cảm trên trang Instagram có 5,7 triệu người theo dõi.

Đây được coi là câu hỏi Olympia có nội dung "thiếu nghiêm túc" nhất trong suốt lịch sử 25 năm

Netizen

08:51:10 15/11/2024
Sau 24 mùa phát sóng và tới nay là năm thứ 25, Olympia vẫn giữ vững ngôi vị sân chơi trí tuệ số một dành cho học sinh cấp 3 trên toàn quốc.

Hoa sữa về trong gió - Tập 51: Khang bị đổ tội oan?

Phim việt

08:47:22 15/11/2024
Chính Khang là người báo cáo hành vi sai phạm trong đấu thầu cho sếp nhưng cuối cùng giờ lại trở thành người cũng bị chịu chung trách nhiệm.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Sức khỏe

08:41:52 15/11/2024
Xuất hiện tình trạng tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút, gây khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách.

Black Myth: Wukong phiên bản "fan made" miễn phí 100% cập nhật nội dung mới, bổ sung thêm nhiều boss

Mọt game

08:18:25 15/11/2024
Black Myth: Wukong rõ ràng là một tựa game cực kỳ chất lượng, thế nhưng chắc chắn không phải 100% game thủ ưa thích nó đều có cơ hội trải nghiệm.

Chiêm ngưỡng biệt điện Bảo Đại ở hồ Lắk

Du lịch

08:04:30 15/11/2024
Trong thời gian tại vị, vua Bảo Đại đã xây dựng nhiều biệt điện trên mảnh đất Tây nguyên để nghỉ ngơi, săn bắn. Trong đó, biệt điện nằm trên ngọn đồi cao hướng về hồ Lắk (thị trấn Liên Sơn, H.Lắk, Đắk Lắk) có vẻ đẹp lạ mắt.

Đây là cách kết hợp để nấu ức gà ngon nhất: Nước dùng vị chua ngọt thơm ngon, thịt mềm đậm đà, ai cũng thích

Ẩm thực

07:45:25 15/11/2024
Món ăn này kết hợp hoàn hảo giữa vị chua thanh của cà chua và độ mềm mịn của thịt ức gà, tạo nên một bữa ăn hấp dẫn cho cả gia đình.