Khởi động Sân chơi “Ý tưởng Trẻ thơ” 2019 năm thứ 12 trên toàn quốc
Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động Sân chơi “Ý tưởng Trẻ thơ” năm 2019 với chủ đề “Cùng Honda cho một cuộc sống tốt đẹp hơn gắn liền với việc bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức an toàn giao thông” dành cho học sinh tiểu học trên phạm vi cả nước.
Ban tô chức tập huấn cho các thầy cô giáo về Sân chơi Ý tưởng trẻ thơ 2019
Nằm trong chuỗi chương trình phát động là các hoạt động tập huấn dành cho cán bộ, giáo viên các trường tiểu học tại 10 tỉnh thành là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai và Long An diễn ra từ ngày 11 đến ngày 19/9/ 2019 .“Ý tưởng Trẻ thơ” là Sân chơi do Công ty Honda Việt Nam và Vụ Giáo dục Tiểu học – Bộ Giáo dục & Đào tạo phối hợp triển khai thường niên từ năm 2008. Sân chơi khuyến khích các em học sinh tiểu học bằng trí tưởng tượng cùng quan sát cuộc sống và thế giới xung quanh để đưa ra những ý tưởng, phát minh độc đáo giúp mang lại những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Đặc biệt, các em sẽ có cơ hội thể hiện những ý tưởng đó trên tranh vẽ bằng khả năng và sức sáng tạo của mình.
Qua 11 năm, Sân chơi đã trở nên quen thuộc với các em thiếu nhi cả nước và góp phần tìm kiếm những “nhà phát minh tí hon” trong nhiều lĩnh vực; tổng số tranh qua 11 năm đã lên đến con số 3,2 triệu.
Video đang HOT
Bước sang năm thứ 12, lấy chủ đề là “Cùng Honda cho một cuộc sống tốt đẹp hơn gắn liền với việc bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức an toàn giao thông”, Ban Tổ chức Sân chơi “Ý tưởng trẻ thơ” mong muốn các “nhà phát minh nhí” với óc sáng tạo cùng sự quan sát thực tế có thể đưa ra ý tưởng, phát minh về những sản phẩm mang tính chuyển động giúp bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức an toàn giao thông, góp phần làm cho cuộc sống an toàn và lành mạnh hơn. Các cán bộ giáo viên tại các tỉnh triển khai tập huấn được Ban tổ chức giới thiệu về thể lệ Sân chơi, các tiêu chí cho một bài vẽ tranh tham dự hợp lệ, cũng như làm thế nào để khuyến khích và hỗ trợ các em học sinh trong việc lên ý tưởng và thể hiện ý tưởng trên trang giấy. Sau khi được hướng dẫn, các thầy cô sẽ trực tiếp truyền đạt tới học sinh của mình và phối hợp cùng gia đình để hỗ trợ các em thể hiện ý tưởng.
Tham gia Sân chơi, các em sẽ trải qua 3 vòng thử thách bao gồm: Hình thành và Thể hiện ý tưởng trên tranh vẽ; Thực hiện và đánh giá mô hình; Thuyết trình và Trao giải. Theo đó, ở vòng 1, bằng trí tưởng tượng phong phú cũng như khả năng hội họa của mình, các em nhỏ sẽ thể hiện những ý tưởng, phát minh trên tranh vẽ và gửi về cho Ban Tổ chức trước ngày 21/10/2019. 60 ý tưởng được Ban Tổ chức đánh giá cao ở vòng 1 sẽ tiếp tục tham gia vào vòng 2 với việc “hiện thực hóa” ý tưởng bằng mô hình.
Trong khuôn khổ Sân chơi “Ý tưởng Trẻ thơ” 2019, Ban Tổ chức sẽ trích ra khoản tiền 2,5 tỷ đồng dành tặng cho hai hoạt động thường niên là trao tặng học bổng cho học sinh có thành tích tốt trong học tập và có hoàn cảnh khó khăn, và tài trợ trang thiết bị thư viện cho 12 trường tiểu học trên toàn quốc (bao gồm: sách, trang thiết bị, máy móc).
Thùy Linh
Theo congthuong
Kiến nghị cách thẩm định SGK của GS Hồ Ngọc Đại: Bộ trưởng GD&ĐT sẽ trả lời?
Ngày 24/9, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng vụ giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Khi nhận được bản kiến nghị của Trung tâm Giáo dục công nghệ, Bộ trưởng sẽ chỉ đạo trả lời theo đúng nội dung kiến nghị.
Giáo viên tại Vĩnh Phúc trong một giờ dạy Tiếng Việt 1 - công nghệ
Theo ông Tài, đến sáng qua đơn vị vẫn chưa tiếp nhận bản kiến nghị chính thức của Trung tâm giáo dục Công nghệ, mọi thông tin Vụ mới chỉ tiếp nhận qua báo chí.
Ông Tài cho rằng Bộ GD&ĐT và Hội đồng thẩm định đang thực hiện theo đúng quy định. Luật quy định SGK là tài liệu cụ thể hoá chương trình, tài liệu để làm chương trình đều phải thông qua Hội đồng thẩm định quốc gia và thực hiện đúng theo mạch nội dung được quy định trong chương trình về cấu trúc, cách thể hiện nội dung.
Cũng theo ông Tài, Hội đồng thẩm định gồm những người đang cùng tác giả "nhặt sạn" cho SGK, làm cho SGK đúng với chương đổi mới giáo dục và cuối cùng là người học được thụ hưởng. Trong hàng trăm tác giả và nhóm tác giả viết SGK đến thời điểm này Bộ GD&ĐT chưa nhận được phản ánh nào về cách làm việc của Hội đồng thẩm định trừ phản ứng từ Trung tâm Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại.
Đến thời điểm này, trong 60 bộ sách duy mới chỉ có thông tin bộ sách Tiếng Việt 1, Toán 1 - công nghệ của GS Hồ Ngọc Đại bị loại. Điều đáng nói ở đây, bộ sách của GS Đại có lịch sử 40 năm thực nghiệm trong thực tiễn, qua 3 lần thẩm định và được gần 50 tỉnh lựa chọn, sử dụng giảng dạy vẫn bị loại thẳng tay.
Cô giáo Nhung, Trường tiểu học Bùi Viết Xuân, huyện Đắk Mil (Đắk Lăk) cho biết, đây là một trong những trường đầu tiên dạy tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ đến nay tròn 6 năm. Theo cô, sách có nhiều ưu điểm: Những bài tập đọc rất hay, các bài điền từ trong chỗ trống cuốn hút học sinh, sau khi học các em nắm chắc ngữ pháp, chính tả.
Tuy nhiên, để đáp ứng chương trình mới cần có điều chỉnh vì cũng có một số nội dung giáo viên thấy chưa phù hợp với sức học của các em. Cô Nhung cho biết thêm, ngoài những ưu điểm, Sách Tiếng Việt 1 - công nghệ còn một số nhược điểm như thiết kế bài học dài, giáo viên dạy vất vả, một số từ quá sức với học sinh như: "Xiết nợ", "Keo kiệt"; "Hàng cá nguýt hàng thịt"... "Với những ưu, nhược điểm đó, nếu có sự chỉnh sửa để tiếp tục dạy học cũng sẽ rất hay", giáo viên này nói.
Phó Giám đốc sở GD&ĐT một địa phương áp dụng dạy học chương trình Tiếng Việt 1 - Công nghệ nhiều năm nay cho biết, khi địa phương bắt đầu áp dụng dạy học một số phụ huynh băn khoăn về tính hiệu quả. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện Sở đánh giá, đây là phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm, trước khi áp dụng phải tập huấn cho giáo viên kỹ nên không gặp khó khăn, học sinh tiến bộ nhiều mặt.
Vị này bày tỏ hy vọng, thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cũng nên tính đến yếu tố kế thừa: "Khi thực hiện đổi mới, một chương trình nhiều bộ SGK thì chương trình là pháp lệnh, SGK sẽ là tài liệu dạy học. Do đó, tài liệu nào có những mặt ưu điểm vượt trội, được thực tiễn khẳng định cũng không nên loại bỏ mà tính đến yếu tố kế thừa".
Theo Tiền phong
Giáo dục Tiểu học Lâm Đồng: Sẵn sàng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới Năm học 2019 - 2020 được ngành GD&ĐT Lâm Đồng xác định năm bản lề để toàn ngành chuẩn bị các điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới. Đặc biệt, cấp Tiểu học với những thay đổi cơ bản càng đòi hỏi đưa các giải pháp để bước vào triển khai hiệu quả. Đảm bảo cơ sở vật...