Khởi động chương trình về trẻ em tự kỷ Việt Nam
Chương trình kéo dài từ 2018 – 2022 với hơn 10.000 gia đình và hơn 4.000 trẻ em tự kỷ sẽ được hưởng lợi trực tiếp.
PNJ tài trợ 10 tỷ đồng cho chương trình hỗ trợ trẻ tự kỷ.
Sáng 2/4, Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ, chương trình “Cùng chong chóng sắc màu lan tỏa yêu thương” thuộc dự án “Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam” đã chính thức được PNJ cùng Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam phát động.
Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT công ty PNJ chia sẻ: “Vì tự kỷ hiện nay vẫn chưa được khoa học xác định là một bệnh lý hay tâm lý. Rất nhiều bậc cha mẹ không biết con mình tự kỷ hay không, nhà trường cũng không phát hiện ra, điều đó dẫn đến suy nghĩ sai lệch về các em, không có hướng đào tạo ngay từ đầu, đôi khi từ những biểu hiện trầm cảm, im lặng ban đầu đã dẫn đến trầm trọng hơn.”
Hiện nay, trẻ em tự kỷ đã trở thành một hiện tượng đáng báo động của Việt Nam, nhưng các vị phụ huynh và toàn xã hội vẫn chưa có cái nhìn đúng đắn, đầy đủ, thiếu cơ sở khoa học về vấn đề này. Môi trường học tập và giáo dục dành cho trẻ tự kỷ vẫn còn rất thiếu thốn, kỹ năng của cán bộ, giáo viên còn hạn chế so với thế giới, chưa có tài liệu chuẩn mực của quốc gia về trẻ tự kỷ, dẫn đến việc hiểu biết và hỗ trợ, chăm sóc các em càng khó khăn để hòa nhập cộng đồng. Rất nhiều phụ huynh có con là trẻ tự kỷ vô cùng đau khổ và lúng túng trong việc tìm ra những phương pháp giáo dục hợp lý cho con mình.
Tính đến cuối năm 2018, Việt Nam có trên 200.000 trẻ tự kỷ, nhưng con số thực tế có thể lớn hơn rất nhiều, các chuyên gia nhận định tự kỷ ở trẻ em Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng, càng phức tạp hơn trong cuộc sống hiện đại, trong khi đó nước ta vẫn còn thiếu những chương trình mang tính qui mô và có tính chuyên môn cao dành cho nhóm đối tượng này.
Không ít các doanh nhân thành đạt sau một thời gian dài mải mê kinh doanh, ngoảnh lại mới biết con mình là trẻ tự kỷ. Có người đã phải bỏ hết sự nghiệp để cùng con chập chững với những bước đi đầu tiên hoà nhập với cộng đồng.
Từng có một người con gái rất thông minh, học giỏi, nhưng có giai đoạn rơi vào trầm cảm, bà Dung nghẹn ngào chia sẻ: “Thường những em tự kỷ rất thông minh, rất nhiều bậc thiên tài là trẻ tự kỷ. Bản thân tôi cũng có một cô con gái rất nổi tiếng trong giới sinh viên Việt Nam, nhưng cháu cũng có thời gian rơi vào tự kỷ, từ đó dẫn đến thời kỳ cháu làm tiến sĩ đã bị trầm cảm.”
“Rất nhiều bạn bè doanh nhân của tôi khi phát hiện con mình tự kỷ đã phải bỏ thời gian rất dài để chăm sóc cho con. Có một bạn doanh nhân đã phải đi khắp thế giới để học cách chữa trị cho con mình, và hiện nay con anh ấy đã được vào đại học. Trẻ tự kỷ nếu được phát hiện sớm sẽ có cách cứu chữa kịp thời. Vì vậy tôi nghĩ rằng nếu không ai nói lên tiếng nói này, tạo điều kiện cho việc thay đổi nhận thức về trẻ tự kỷ, thì các em sẽ vô cùng bị thiệt thòi, bị bỏ rơi”, bà Dung nói.
Với kinh phí ban đầu do PNJ tài trợ 10 tỷ đồng, dự án là nỗ lực lớn xuất phát từ ý thức và trách nhiệm, sự quan tâm sâu sắc đến trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ em yếu thế của PNJ, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ khuyết tật thuộc Bộ LĐTBXH tại TP. HCM…
Ngày 8/4 tới đây, hạng mục quan trọng đầu tiên “Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam” là bộ tài liệu quốc gia đầu tiên về hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ sẽ chính thức được công bố. Bộ tài liệu sẽ cung cấp cho các giáo viên, kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ và các cha mẹ đang chăm sóc trẻ em tự kỷ những kiến thức toàn diện về dấu hiệu nhận biết, phương pháp can thiệp, cũng như xây dựng chương trình can thiệp phù hợp để trẻ cải thiện hành vi.
Video đang HOT
Tiếp theo, chương trình sẽ đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao năng lực lực lượng cán bộ nòng cốt về tuyên truyền và hỗ trợ trẻ em tự kỷ, phổ biến kiến thức cho cha mẹ có con tự kỷ, hỗ trợ các giáo viên và cán bộ làm công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em tiếp cận, chuẩn hóa kiến thức về tự kỷ tại Việt Nam, giúp cộng đồng có cái nhìn đúng đắn, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử đối với trẻ em tự kỷ.
Trong năm 2018, dự án được thực hiện tại 13 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Đà Nẵng, Đắk Lắk, TP. HCM, Kiên Giang. Các năm tiếp theo, dự án sẽ mở rộng thêm tới các tỉnh, thành phố khác trên toàn quốc.
Theo theleader
Người mẹ có con trai tự kỷ ngày nào còn bị gần chục trường từ chối, phải viết tâm thư "tiếp thị" cho con trai nay đã có một hành trình mới sắp bắt đầu
Chị đã bị biết bao nhiêu trường từ chối lên xuống khi chỉ vừa mới nghe đến hai từ "tự kỷ", hành trình tưởng như vô vọng này thật may mắn đã có kết quả viên mãn.
Câu chuyện chị Hiền với hành trình suốt một năm trời ròng rã tìm trường cho con và bị hết trường này đến trường khác từ chối vì bé Bo bị tự kỷ khiến nhiều người phải cảm động. Cũng giống như bao người mẹ khác, chị cũng muốn con được đến trường, được học hành, được tiếp xúc với thầy cô, bạn bè như một đứa trẻ bình thường. Thế nhưng hai chữ "tự kỷ" như một chướng ngại vật cứ nằm ở đấy, khiến bao công sức, nỗ lực của chị cứ bị gạt bỏ, bởi không một ngôi trường nào dám nhận một đứa trẻ tự kỷ cả.
Bo theo lời chị Hiền kể lại là một cậu bé "rất ngoan, rất lành" và tình yêu thương của người mẹ không cho phép chị từ bỏ, chị vẫn không ngừng tìm kiếm, thậm chí viết cả một status "tiếp thị" để tìm trường cho con. Thật may mắn hành trình gian lao này đã kết trái ngọt, ngày 1/4 tới đây Bo sẽ chính thức được đến trường, vậy là gánh nặng, niềm trăn trở bao lâu nay của chị Hiền đã nhẹ đi phần nào và niềm vui này của chị đã lan tỏa đến khắp mọi người:
"Không có hi vọng nào là viển vông, phải không?
Từ 1/4/2019, bạn Bo bắt đầu đi học tại ngôi trường xinh đẹp này. Chắc chắn có nhiều khó khăn, trở ngại phải vượt qua nhưng mẹ con mình sẽ song kiếm hợp bích san bằng tất cả.
Mẹ lo lắng và hồi hộp phết!
Các bạn con mới 6-7 tuổi. Các bạn có thể tò mò về con, vây quanh con và điều này dễ khiến con khó chịu. Bạn bình thường cũng sẽ ko thoải mái, chắc chắn vậy. Mẹ lớn thế này mà còn mất bình tĩnh khi bị các anh chị sinh viên soi cơ mà. Thế nên, con ko có gì phải lo nhé, phản ứng của con là bình thường thôi.
Bo sắp chính thức trở thành học sinh lớp 1
Lớp học của con chưa bao giờ nhiều bạn đến thế, nhiều bàn ghế đến thế và rộng đến thế. Điều này cũng sẽ khiến con thấy xung quanh như xa lạ, không an toàn và con sẽ có những phản ứng hơi tiêu cực. Điều này cũng bình thường với bất kỳ bạn bình thường nào. Hồi mẹ mới sang Úc, ngày nào mẹ cũng đòi về nước vì thấy chả quen gì cả. Tiêu cực tí thì cũng là bình thường thôi.
Âm thanh sẽ đa dạng hơn những gì con từng quen thuộc: tiếng cô giáo giảng bài, tiếng các bạn nói chuyện riêng, tiếng lách cách, sột soạt của đồ dùng học tập, sách vở, tiếng quạt trần, điều hòa, máy chiếu... Con có thể khó khăn 1 chút khi tiếp nhận tất cả âm thanh đó. Con cứ bịt tai nếu muốn. Bạn bình thường cũng làm thế. Mẹ toàn bịt tai khi bị ông bà mắng. Vậy là, tất cả đều có hành vi bình thường như nhau cả.
Sẽ có nhiều cảm nhận mới lạ. Con đừng lo, ai cũng thấy mới lạ khi đến một môi trường mới. Quan trọng là, con đang có một nơi chào đón con, cùng con phát triển, giống như nhiều bạn khác của con. Bình thường, đúng không nào?
Cuối cùng thì mẹ đã làm được!
Thật biết ơn chú Mark Zuckerberg vì nếu chú không tạo ra facebook thì mẹ làm sao biết rằng có bao nhiêu bàn tay sẵn sàng nắm tay con, nhỉ?
Trân trọng sự chia sẻ của tất cả mọi người.
Tất cả chỉ mới bắt đầu
Tiến lên nào, bạn Bo".
Trước đó chị đã mất một năm ròng rã tìm trường cho con mà không ngôi trường nào nhận bé cả
Vui mừng là thế, hạnh phúc là thế, nhưng chị Hiền vẫn trăn trở trong mình vô cùng nhiều nỗi lo, chị cho hay: "Chị lo lắng nhiều lắm! Tìm trường là trở ngại đầu tiên đã qua rồi, nhưng phía trước còn cả 1 ngọn núi để leo. Thách thức tiếp theo còn lớn hơn nhiều. Con sẽ giao tiếp với bạn bè thế nào? Làm sao để con được là con mà không cần phải lo lắng gì? Các bạn xung quanh con sẽ thế nào để khiến con không thấy bị cô lập và khác biệt?".
Thế nhưng dù lo lắng là thế nhưng chị vẫn không quên nói với Bo mỗi ngày rằng bé sắp được đến trường rồi, con sẽ trở thành học sinh lớp 1, được đến trường và gặp gỡ các thầy cô ở đấy như thầy Hùng hay cô Quỳnh.
Theo như chị Hiền, chị nghĩ là Bo hiểu hết mọi chuyện nhưng không biết diễn đạt như thế nào vì mọi lần cậu bé rất nhút nhát: "Lần đầu con đến trường rất e dè, không muốn vào. Nhưng hôm qua đến tham dự kỷ niệm 2 năm thành lập trường thì con chủ động đi vào, rất vui vẻ".
Vui mừng hạnh phúc là thế nhưng trong lòng chị vẫn đau đáu vô vàn nỗi lo
Dù Bo chuẩn bị được đi học lớp 1 như các bình thường nhưng bé vẫn sẽ có một giáo viên đi kèm. Khi được hỏi điều khiến nhiều người quan tâm nhất đó là liệu Bo có thể hòa nhập được không, chị Hiền cho biết rằng:
"Mình cũng từng hỏi bản thân câu đó nhiều lần. Hỏi thôi nhưng mình không đi tìm câu trả lời. Bởi, mình có 1 niềm tin khác lớn hơn. Mình tin là mình sẽ ân hận, sẽ day dứt nếu MÌNH ĐỂ LỠ BẤT KỲ CƠ HỘI NÀO ĐÓ CỦA CON.
Ngay kể cả nếu Bo không thể hoà nhập và mình phải đón con về, thì với mình, đó cũng là cơ hội. Đó là cơ hội để mình tập trung nhiều hơn cho con ở trường chuyên biệt. Đó là cơ hội để mình nghĩ về những hướng đi mới cho con. Đó cũng là cơ hội để mình hiểu rõ hơn về con.
Nếu bạn tìm kiếm điều gì đó phải chắc chắn thì có phải vô hình trung bạn tự tạo áp lực lên bản thân và lên chính con mình không?".
Bo vẫn luôn là một cậu bé thật đáng yêu, và thật may mắn khi em luôn có mẹ Hiền kề bên, che chở và bảo vệ
Quả thực là như vậy có những chuyện trong cuộc sống chúng ta nên để nó nhẹ nhàng diễn ra như vốn dĩ đã vậy. Cả bé Bo và chị Hiền sắp tới sẽ một hành trình mới để bắt đầu, một hành trình mà chị Hiền đã mong chờ từ lâu để có thể đồng hành cùng con. Và dù trước mắt có những khó khăn hay thử thách gì đi chăng nữa thì cũng xin chúc chị Hiền và bé Bo sẽ thật mạnh mẽ, kiên cường để cùng nhau vượt qua.
Theo Helino
'Cây gậy dẫn đường' cho những mảnh đời éo le Câu lạc bộ (CLB) sinh viên tình nguyện của ĐH Đà Lạt duy trì hoạt động 2 lớp học tình thương hơn 10 năm nay, giúp nhiều em thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng- được ví như "cây gậy dẫn đường" cho những mảnh đời thiếu may mắn. Hội Sinh viên ĐH Đà Lạt tặng quà cho các em nhỏ...