Khởi động chương trình tìm kiếm lỗ hổng bảo mật cho các nền tảng chuyển đổi số quốc gia
Thông qua Chương trình Bug Bounty, có thể huy động được nguồn lực lớn từ các chuyên gia bảo mật tại Việt Nam và trên thế giới cùng đánh giá, tìm kiếm và báo cáo lỗ hổng bảo mật trên tất cả nền tảng chuyển đổi số quốc gia.
Chương trình tìm kiếm lỗ hổng bảo mật (Chương trình Bug Bounty) cho tất cả các nền tảng chuyển đổi số quốc gia vừa được Bộ TT&TT chính thức phát động hôm nay, ngày 18/10.
Đây là chương trình được mở rộng quy mô từ chiến dịch Tìm kiếm lỗ hổng bảo mật trên các nền tảng công nghệ phòng, chống dịch đã được phát động vào ngày 4/10.
Với tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, phát triển ổn định và thịnh vượng vào năm 2030, Chương trình chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ tháng 6/2020 đã nhấn mạnh quan điểm: Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là thành phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số.
Trên cơ sở nhận thức rõ tầm quan trọng của an toàn, an ninh mạng trong chuyển đổi số, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia – NCSC thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT mong rằng việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng phải được các cơ quan, tổ chức chú trọng ngay từ đầu. Việc tổ chức chương trình Bug Bounty cũng nhằm chủ động tìm ra các lỗ hổng bảo mật, từ đó bảo vệ tốt hơn các nền tảng chuyển đổi số quốc gia.
Chương trình Bug Bounty là hoạt động thường niên, năm đầu tiên triển khai từ tháng 10/2021 đến tháng 10/2022. Tổng giải thưởng năm đầu tiên dự kiến lên đến 1 tỷ đồng và dự kiến sẽ tăng dần theo thực tiễn triển khai các năm tiếp theo.
Theo đó, Bộ TT&TT sẽ tổ chức vinh danh bảng xếp hạng top 50 chuyên gia có nhiều đóng góp cho việc tìm kiếm, phát hiện lỗ hổng bảo mật vào “Ngày an toàn thông tin Việt Nam” diễn ra vào tháng 11 hằng năm. Đặc biệt, 3 chuyên gia xuất sắc nhất, có nhiều phát hiện và đóng góp lớn sẽ được nhận sẽ được giải thưởng và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT.
Video đang HOT
Quá trình tham gia tìm kiếm và thông báo lỗ hổng bảo mật phải tuân thủ những quy định đã được NCSC phối hợp cùng các đơn vị liên quan xây dựng và ban hành. Quy định này quy định cụ thể các hành động được phép, những hành động không được phép khi tham gia Chương trình. Ngoài ra, NCSC cũng có hướng dẫn cụ thể về các bước kiểm tra, đánh giá và xác nhận lỗ hổng; xử lý, khắc phục lỗ hổng.
Qua BugRank, các huyên gia có thể tham gia tìm kiếm lỗ hổng bảo mật cho các nền tảng chuyển đổi số quốc gia.
Thông tin về phạm vi và các chính sách quan trọng của chương trình Bug Bounty sẽ lần lượt được công bố trên nền tảng Bugrank tại địa chỉ https://bugrank.io/user/NCSC/policy. Bên cạnh đó, danh sách các chuyên gia đóng góp và tổng thành tích sẽ được công bố, vinh danh thường xuyên tại website Tín nhiệm mạng.
Đại diện NCSC nhận định, Chương trình Bug Bounty là giải pháp giúp Chính phủ dễ dàng kết nối được với các chuyên gia bảo mật hàng đầu trong nước và trên thế giới, giúp rút ngắn thời gian, tiết kiệm công sức và chi phí cho việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong việc tìm kiếm và phát hiện lỗ hổng trên các nền tảng chuyển đổi số quốc gia. Điều này sẽ giúp các cơ quan, tổ chức tiết kiệm thời gian và tập trung nguồn lực vào chuyên môn quan trọng thay vì lo lắng xử lý các nguy cơ tấn công mạng do lỗ hổng bảo mật gây ra.
“Không gian mạng luôn biến động, các nguy cơ tấn công mạng và lỗ hổng bảo mật mới luôn xuất hiện; khi ngăn chặn được nguy cơ này thì có thể sẽ xuất hiện thêm các nguy cơ mới. Do vậy, việc phát hiện sớm và khắc phục kịp thời các lỗ hổng bảo mật của các ứng dụng, hệ thống sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và các thiệt hại mang lại đối với tất cả các nền tảng chuyển đổi số quốc gia”, đại diện NCSC cho hay.
Việt Nam đang song hành cùng các nước tiên tiến trong chuyển đổi số
Ngày 30/3, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) phát động Chương trình bình chọn, trao tặng giải thưởng "Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Award" năm 2021.
Với mục đích tôn vinh các thành tựu chuyển đổi số xuất sắc, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) đã phát động Chương trình bình chọn, trao tặng giải thưởng "Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Award" năm 2021.
Sau 3 năm liên tiếp tổ chức thành công, giải thưởng đã tiếp cận hơn 10.000 cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước trên 63 tỉnh thành phố. Bên cạnh đó, giải còn thu hút gần 800 hồ sơ tham dự vinh danh cũng như 200 sản phẩm, dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu.
Từ VDA, các cá nhân, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp không ngừng phát triển, đóng góp tích cực vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
"Tôi tin giải thưởng sẽ tiếp tục phát hiện và tôn vinh những sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số tiêu biểu của Việt Nam, đặc biệt là những sản phẩm công nghệ Make in Vietnam để quảng bá tới thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, giải thưởng cũng sẽ tiếp tục cổ vũ và khuyến khích các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực mạnh dạn đầu tư, ứng dụng công nghệ số để chuyển đổi số thành công", T.S Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch VDCA, phát biểu.
Chương trình được tổ chức thường niên dưới sự chủ trì của VDCA và sự bảo trợ của Bộ TT&TT.
Theo ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT&TT , năm 2020 là năm khởi động chương trình chuyển đổi số quốc gia. Trong tiến trình này, Việt Nam không hề chậm hơn thế giới về mặt nhận thức mà còn song hành với những nước tiên tiến trên thế giới. Do vậy, Việt Nam cần bắt kịp với thế giới về mặt hành động.
"Bộ TT&TT xác định năm 2021 là thời điểm đi tìm, bắt tay giải quyết các thách thức của Việt Nam bằng công nghệ số. Khi triển khai chuyển đổi số, Bộ TT&TT luôn nhấn mạnh 2 trụ cột, bao gồm làm nhanh, có kết quả nhanh để tạo niềm tin, đồng thời xác định đây là một hành trình dài", ông Dũng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT kêu gọi các bộ, ngành, địa phương, hội, hiệp hội, doanh nghiệp và xã hội cùng bắt tay vào hành động.
Theo quy chế, VDA 2021 bao gồm 4 hạng mục giải thưởng:
Hạng mục 1: Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu. Trao cho những cá nhân, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông sở hữu các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số tiêu biểu.
Hạng mục 2: Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số xuất sắc. Trao cho những doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực đã có quá trình ứng dụng công nghệ số để thay đổi mô hình quản lý, sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi số thành công.
Hạng mục 3: Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc. Trao cho cơ quan nhà nước ở tất cả các cấp có quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ từ mô hình truyền thống sang môi trường quản lý, làm việc dựa trên nền tảng công nghệ số.
Hạng mục 4: Sản phẩm, giải pháp thu hẹp khoảng cách số. Trao cho những đơn vị, cá nhân có giải pháp chuyển đổi số phục vụ hiệu quả cho người khuyết tật, giúp người khuyết tật hòa nhập cuộc sống cộng đồng. Đây còn là những sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số phục vụ người dân sống tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Hội đồng giải thưởng sẽ do T.S Nguyễn Quân, Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm Chủ tịch Hội đồng chung khảo; Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng làm Chủ tịch Hội đồng sơ tuyển và các thành viên hội đồng là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số, kinh tế số.
Ra mắt công cụ Việt hỗ trợ quét lỗ hổng và giám sát bảo mật cho website Web Security - công cụ quét lỗ hổng và giám sát bảo mật cho website, ứng dụng trực tuyến có khả năng tự động mô phỏng các bài kiểm tra của kỹ sư bảo mật. Nhờ vậy, sẽ hỗ trợ bảo vệ website, ứng dụng hiệu quả hơn. Công cụ quét lỗ hổng và giám sát bảo mật cho website, ứng dụng trực...