Khơi dậy trí tò mò khoa học trong Chương trình GD phổ thông mới
Trên cơ sở kế thừa và phát triển môn Tự nhiên và Xã hội (ở các lớp 1, 2, 3), môn Khoa học (ở các lớp 4, 5) được xây dựng dựa trên nền tảng cơ bản, ban đầu của khoa học tự nhiên và các lĩnh vực nghiên cứu về giáo dục sức khoẻ, giáo dục môi trường. Thời lượng thực hiện chương trình mỗi lớp là 70 tiết/năm học, dạy trong 35 tuần.
Ảnh minh họa/internet
Môn học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh học tập môn Khoa học tự nhiên ở cấp THCS và các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học ở cấp THPT. Môn học chú trọng khơi dậy trí tò mò khoa học, bước đầu tạo cho học sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách giữ gìn sức khoẻ và ứng xử phù hợp với môi trường sống xung quanh.
Những quan điểm được nhấn mạnh trong xây dựng chương trình
Theo công bố của Bộ GD&ĐT, Chương trình môn Khoa học quán triệt các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục được nêu trong Chương trình tổng thể. Đồng thời, xuất phát từ đặc thù của môn học, những quan điểm sau được nhấn mạnh trong xây dựng chương trình:
Dạy học tích hợp: Chương trình môn Khoa học được xây dựng dựa trên quan điểm dạy học tích hợp nhằm bước đầu hình thành cho học sinh phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu thế giới tự nhiên; nhận thức cơ bản, ban đầu về môi trường tự nhiên, về con người, sức khoẻ và an toàn; khả năng vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn. Môn học cũng chú trọng đến việc tích hợp giáo dục giá trị và kĩ năng sống ở mức độ đơn giản, phù hợp.
Dạy học theo chủ đề: Chương trình môn Khoa học tổ chức nội dung giáo dục theo các chủ đề: chất; năng lượng; thực vật và động vật; nấm, vi khuẩn; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường. Những chủ đề này được phát triển từ lớp 4 đến lớp 5. Tuỳ theo từng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị và kĩ năng sống; giáo dục sức khoẻ, công nghệ, giáo dục môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai,… được thể hiện ở mức độ đơn giản và phù hợp.
Tích cực hoá hoạt động của học sinh: Chương trình môn Khoa học tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập. Học sinh học khoa học qua tìm hiểu, khám phá, qua quan sát, thí nghiệm, thực hành, làm việc theo nhóm. Từ đó hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên.
Ảnh minh họa
Mạch nội dung chương trình môn Khoa học
Trong môn Khoa học, học sinh lớp 4, lớp 5 sẽ được học các nội dung về: Chất; năng lượng; thực vật và động vật; nấm, vi khuẩn; con người và sức khỏe; sinh vật và môi trường.
Cụ thể, về chất, học sinh lớp 4 sẽ được học về nước và không khí; học sinh lớp 5 học về đất, hỗn hợp và dung dịch, sự biến đổi của chất;
Về năng lượng: học sinh lớp 4 học về ánh sáng, âm thanh, nhiệt; học sinh lớp 5 học về vai trò của năng lượng, năng lượng điện, năng lượng chất đốt, năng lượng mặt trời, gió và nước chảy.
Video đang HOT
Về thực vật và động vật: học sinh lớp 4 học về nhu cầu sống của thực vật và động vật; ứng dụng thực tiễn về nhu cầu sống của thực vật, động vật trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi; học sinh lớp 5 học về sự sinh sản ở thực vật và động vật; sự lớn lên và phát triển của thực vật và động vật.
Về nấm và vi khuẩn: học sinh lớp 4 học về nấm; học sinh lớp 5 học về vi khuẩn.
Con người và sức khỏe: học sinh lớp 4 học về dinh dưỡng ở người, một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng, an toàn trong cuộc sống: Phòng tránh đuối nước; học sinh lớp 5 học về sự sinh sản và phát triển ở người, chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì, an toàn trong cuộc sống: Phòng tránh bị xâm hại.
Sinh vật và môi trường: học sinh lớp 4 học về chuỗi thức ăn, vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn; học sinh lớp 5 học về vai trò của môi trường đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng, tác động của con người đến môi trường.
Chú trọng tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm
Phương pháp giáo dục môn Khoa học được thực hiện theo các định hướng chung nêu tại Chương trình tổng thể, bảo đảm các yêu cầu:
Tổ chức các hoạt động học tập phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Chú trọng tạo cơ hội cho học sinh học qua trải nghiệm; học qua điều tra, khám phá thế giới tự nhiên, qua quan sát, thí nghiệm, thực hành, xử lí tình huống thực tiễn, qua hợp tác, trao đổi với bạn; học ở trong và ngoài lớp học, ngoài khuôn viên nhà trường.
Dạy học gắn liền với thực tiễn; quan tâm rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong đời sống thực của học sinh.
Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể; quan tâm đến hứng thú và chú ý tới sự khác biệt về khả năng của học sinh để áp dụng phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả nhằm hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực ở mỗi học sinh.
Môn Khoa học sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá khác nhau như đánh giá thông qua trả lời miệng, bài viết (bài tự luận, bài trắc nghiệm khách quan, bài thu hoạch tham quan, báo cáo kết quả sưu tầm,…); đánh giá thông qua quan sát (quan sát học sinh thực hiện các nhiệm vụ thực hành, thảo luận nhóm, học ngoài thực địa, tham quan,… bằng cách sử dụng bảng quan sát, bảng kiểm, hồ sơ học tập,…); đánh giá qua các sản ph ẩm thực hành của học sinh;…
PV
Theo giaoducthoidai
Chương trình GDPT mới: Môn học Tự nhiên và xã hội coi trọng trải nghiệm thực tế
Tự nhiên và Xã hội là môn học bắt buộc ở các lớp 1, 2, 3, được xây dựng dựa trên nền tảng khoa học cơ bản, ban đầu về tự nhiên và xã hội. Môn học cung cấp cơ sở quan trọng cho việc học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở lớp 4, lớp 5 và các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ở các cấp học trên.
Môn học coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo cho học sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.
Nội dung giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội được tổ chức theo các chủ đề: gia đình, trường học, cộng đồng địa phương, thực vật và động vật, con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời. Các chủ đề này được phát triển theo hướng mở rộng và nâng cao từ lớp 1 đến lớp 3.
Mỗi chủ đề đều thể hiện mối liên quan, sự tương tác giữa con người với các yếu tố tự nhiên và xã hội. Tuỳ theo từng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống; giáo dục các vấn đề liên quan đến việc giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ cuộc sống an toàn của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai,... được 4 thể hiện ở mức độ đơn giản và phù hợp.
Nội dung môn học ở lớp 1
Nội dung giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1 được tổ chức theo các chủ đề như sau:
Gia đình: Thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; Nhà ở, đồ dùng trong nhà; sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà; Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
Trường học: Cơ sở vật chất của lớp học và trường học; Các thành viên và nhiệm vụ của một số thành viên trong lớp học, trường học; Hoạt động chính của học sinh ở lớp học và trường học; An toàn khi vui chơi ở trường và giữ lớp học sạch đẹp.
Cộng đồng địa phương: Quang cảnh làng xóm, đường phố; Một số hoạt động của người dân trong cộng đồng; An toàn trên đường.
Thực vật và động vật: Thực vật và động vật xung quanh; Chăm sóc và bảo vệ cây trồng và vật nuôi.
Con người và sức khoẻ: Các bộ phận bên ngoài và giác quan của cơ thể; Giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và an toàn.
Trái Đất và bầu trời: Bầu trời ban ngày, ban đêm; Thời tiết.
Nội dung môn học ở lớp 2
Nội dung giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2 được tổ chức theo các chủ đề như sau:
Gia đình: Các thế hệ trong gia đình; Nghề nghiệp của người lớn trong gia đình; Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà; Giữ vệ sinh nhà ở.
Trường học: Một số sự kiện thường được tổ chức ở trường học; Giữ an toàn và vệ sinh khi tham gia một số hoạt động ở trường;
Cộng đồng địa phương: Hoạt động mua bán hàng hoá; Hoạt động giao thông.
Thực vật và động vật: Môi trường sống của thực vật và động vật; Bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật;
Con người và sức khoẻ: Một số cơ quan bên trong cơ thể: vận động, hô hấp, bài tiết nước tiểu; Chăm sóc và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể.
Trái Đất và bầu trời: Các mùa trong năm; Một số thiên tai thường gặp.
Nội dung môn học ở lớp 3
Nội dung giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 được tổ chức theo các chủ đề như sau:
Gia đình: Người thân nội, ngoại; Ngày kỉ niệm, sự kiện đáng nhớ của gia đình; Phòng tránh hoả hoạn khi ở nhà; Giữ vệ sinh xung quanh nhà.
Trường học: Hoạt động kết nối với xã hội của trường học; Truyền thống nhà trường; Giữ an toàn và vệ sinh ở trường hoặc khu vực xung quanh trường.
Cộng đồng địa phương: Một số hoạt động sản xuất; Một số di tích văn hoá, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên.
Thực vật và động vật: Các bộ phận của thực vật, động vật và chức năng của các bộ phận đó; Sử dụng hợp lí thực vật và động vật.
Con người và sức khoẻ: Một số cơ quan bên trong cơ thể: tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh; Chăm sóc và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể.
Trái Đất và bầu trời: Phương hướng; Một số đặc điểm của Trái Đất; Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
Thời lượng thực hiện chương trình
Thời lượng thực hiện chương trình mỗi lớp là 70 tiết/năm học, dạy trong 35 tuần. Ước lượng tỷ lệ % số tiết dành cho các chủ đề ở từng lớp như sau:
PV
Theo giaoducthoidai
Giải mã câu hỏi "Học toán để làm gì?" Mới đây, nhiều học giả toán học hàng đầu đã có một tọa đàm bàn tròn xoay quanh câu hỏi "Học toán để làm gì?". Mỗi người đều có một đáp số riêng nhưng tựu trung lại, học toán là một nhu cầu của con người được tiếp cận văn minh, khám phá thế giới, rèn luyện tư duy sáng tạo. Nhiều học...