Khơi dậy niềm đam mê sáng tạo trong sinh viên
Từ năm 1992, Kỳ thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam (OLP) đã thu hút sinh viên các trường đại học (ĐH) và cao đẳng (CĐ) trên cả nước.
Đến năm 2007, OLP càng hấp dẫn hơn với những người đam mê Công nghệ thông tin (CNTT) khi kết nối tổ chức cùng với Kỳ thi Lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC (ACM International Collegiate Programming Contest) khu vực châu Á, tạo thành sự kiện cho sinh viên Việt Nam và khu vực châu Á.
Năm nay là lần thứ 3 Trường ĐH Cần Thơ đăng cai tổ chức sự kiện, mang tên Kỳ thi OLP lần thứ 29 – Procon và Kỳ thi Lập trình sinh viên quốc tế ICPC khu vực châu Á – Cần Thơ (ICPC Asia Can Tho) năm 2020. Kỳ thi vừa kết thúc tối 11-12 đã tạo sân chơi trí tuệ, khơi dậy niềm đam mê sáng tạo cho sinh viên CNTT.
Các thí sinh tham gia kỳ thi ngày 11-12. Ảnh: DUY KHÔI
Kỳ thi OLP lần thứ 29 – Procon và Kỳ thi ICPC Asia Can Tho năm 2020 dành riêng cho sinh viên CNTT về giải thuật lập trình. Điểm đặc biệt của kỳ thi là giải siêu cúp dành cho những sinh viên CNTT đạt thành tích các cuộc thi hàng đầu thế giới. Nét mới năm nay là lần đầu tiên tổ chức thi lập trình đối kháng Procon theo tiêu chuẩn Nhật Bản – nội dung mà Việt Nam luôn nằm trong tốp 40 sinh viên CNTT toàn cầu.
Video đang HOT
Ngoài giải thuật lập trình, các sinh viên phải có kỹ năng làm việc nhóm, đòi hỏi tính chuẩn xác và cường độ làm việc rất cao. Theo Ban tổ chức, tất cả đề thi theo chuẩn quốc tế, bằng tiếng Anh và thí sinh thi bằng tiếng Anh. Những thí sinh dự thi đều là sinh viên ưu tú trong lĩnh vực, đến từ các trường ĐH, CĐ cả nước.
Tham dự Kỳ thi ICPC Asia Can Tho 2020, các đội với 1 máy tính bàn (PC) phải giải quyết tổ hợp 12 vấn đề trong vòng 5 tiếng, với nguyên tắc gửi bài và chấm tự động trên hệ thống chuẩn quốc tế KATTIS, đúng mới được chấm 1 điểm, còn sai sẽ nộp lại đến khi đúng và bị cộng thêm cho mỗi lần nộp 20 phút tính giờ.
Còn phần thi tranh siêu cúp được Ban tổ chức đánh giá là cam go nhất của các lập trình viên. Năm nay cuộc thi rất gay cấn và kết quả phân định 3 vị trí đầu chỉ diễn ra trong 5 phút cuối. Chung cuộc Cúp Vàng OLP’20 đã thuộc về sinh viên Lê Minh Quang của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Cúp Bạc là cuộc đua thú vị nhất (khi điểm chênh lệch chỉ 0,01) thuộc về sinh viên Hoàng Xuân Nhật (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) đạt 235 điểm và sinh viên Phạm Tuấn Nghĩa (Trường ĐH Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội) đạt 235,01 điểm. Theo Ban tổ chức, kỳ thi năm nay xuất hiện nhiều gương mặt sinh viên CNTT ưu tú, thể hiện qua các bài thi đạt chất lượng cao.
Tham gia cuộc thi trong 4 ngày này, Trịnh Đức Tân, sinh viên Trường ĐH Thăng Long (Hà Nội), cho biết: “Trường em có 7 thành viên tham gia thi, gồm 1 đội ICPC ACM và 2 đội tuyển thi chuyên và không chuyên. Cuộc thi thực sự là sân chơi lớn, cho em rất nhiều cơ hội như việc làm, kiến thức, trình độ chuyên môn…”.
Để đến với cuộc thi, đội của Tân đã tích cực tập luyện hơn 1 năm qua với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô. Theo Lê Duy Nhất, sinh viên Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, nhóm có 3 thành viên cùng thiết kế sản phẩm là phần mềm giải một bài toán của Ban tổ chức đưa ra trong thời gian nhanh nhất có thể. “Cuộc thi mang đến cho sinh viên cơ hội giao lưu, học hỏi và biết được bản thân đứng ở vị trí nào so với sinh viên chuyên ngành. CNTT bây giờ rất quan trọng trong cuộc sống, biết và nắm bắt CNTT chính là chìa khóa để khám phá tri thức thời đại 4.0″, Duy Nhất bộc bạch.
Theo ông Nguyễn Long, Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi, chứng nhận ICPC cho sinh viên tham gia kỳ thi là chứng nhận giá trị, mang đến cho các em gần như 100% cơ hội làm việc ở các công ty CNTT hàng đầu Việt Nam và thế giới.
Nhiều thí sinh từ các mùa giải trước hiện đang làm việc cho Facebook, Google, Microsoft… Các công ty CNTT ở Việt Nam luôn chào đón các sinh viên thành công từ kỳ thi, với mức lương theo chuẩn quốc tế. Ông Nguyễn Long nói: “Chính phủ hiện rất quan tâm đến chuyển đổi số, đô thị thông minh… Đội ngũ sinh viên CNTT giỏi về giải thuật lập trình sẽ là nguồn nhân lực rất tốt cho công tác này”.
Trải qua 29 lần tổ chức, OLP đã khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo trong lĩnh vực CNTT của sinh viên. Thông qua cuộc thi này, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế về nguồn lực trẻ trong lĩnh vực CNTT.
Mùa hè đặc biệt của những "sinh viên F1"
Hè về, là quãng thời gian tuyệt vời nhất của thời đi học. Ấy thế mà, mùa hè năm nay lại vô cùng đặc biệt đối với một số bạn sinh viên khi họ đang thực hiện cách ly tại khu ký túc xá phía Tây Đà Nẵng vì đại dịch Covid19.
Các bạn trẻ trong khu ký túc xá phía Tây.
"Mình quê ở Bình Định ra Đà Nẵng ở trọ đi học. Mùa hè năm ngoái mình đi làm thêm 1 tháng dành dụm được 2,5 triệu đồng để vào năm học mới trang trải chi phí phòng trọ, mua sắm sách vở... và thời gian còn lại sẽ tranh thủ về nhà thăm bố mẹ, làng xóm. Nhưng mùa hè năm nay mình "thất thu", đó là lời tâm sự của bạn P.H.H (SN 2000, trú tỉnh Bình Định), sinh viên năm 2 khoa Kiến trúc, trường ĐHBK Đà Nẵng. P.H.H hiện đang thực hiện cách ly tại khu ký túc xá phía Tây thành phố nằm tại P. Hòa Hiệp Nam, Q. Liên Chiểu. Cô sinh viên với vóc người nhỏ nhắn nhớ lại lần đầu tiên khi bước vào cổng khu cách ly, mọi lo lắng trong mình trước đó dường như đã tan biến khi nhận được sự ân cần thăm hỏi, quan tâm của các cán bộ, chiến sĩ và các y bác sĩ.
Đối với trường hợp của M.N.T.H (SN 2000) sinh viên năm 2 khoa Kiến trúc, trường ĐHBK Đà Nẵng thì đây là một mùa hè lạ lùng và đặc biệt hơn cả. Sau khi biết bạn thân trong nhóm là BN 444 đã mắc bệnh, H. lập tức chủ động cách ly tại nhà và điện thoại khai báo y tế và sau đó chủ động chuẩn bị đồ đạc lên đường đi cách ly.
H. nói: "Nếu như những mùa hè trước thì em chỉ ở trong phòng, ôn bài, hoặc đi học còn mùa hè này em có thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ. Tại khu cách ly, mình dành thời gian chăm sóc sức khỏe, đọc những cuốn sách bổ ích. Tối đến cả nhóm khoảng 10 người thường rủ nhau xuống dưới sân đi dạo, ngồi nói chuyện nhưng cách nhau 2m". Cô sinh viên này cũng bộc bạch rằng, cách ly chẳng có gì là đáng sợ cả, mong rằng các bạn nghiêm túc chấp hành tốt, rồi dịch bệnh sẽ được đẩy lùi.
Chỉ 1 ngày nữa thôi là T.D.L (SN 2000, trú P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu) sẽ hoàn thành quãng thời hạn cách ly. Nhớ về quãng thời gian cách ly, L. kể: Buổi sáng mình dậy vào lúc 6 giờ 30 tập thể dục ở ngoài ban công, 7 giờ thì được các cô chú mang đồ ăn sáng đến, sau khi ăn sáng xong ở trong phòng sinh hoạt rồi đọc sách, học tập, và vẽ tranh ký họa. Lúc đầu, khi biết mình là F1 vì tiếp xúc gần với BN 444, nắm được thông tin qua báo đài, cả nhóm mình chuẩn bị tâm lý, sắp xếp thật nhiều đồ đạc nhưng khi vào đến nơi mới biết mình chỉ cần đưa theo quần áo thôi, còn vật dụng cá nhân đã được các cô, chú lo chu toàn từ chiếc bót đánh răng, móc phơi quần áo, nước uống và sữa.
Có lẽ, đối với L. và các bạn sinh viên đang cách ly ở đây, đây chính là quãng thời gian đặc biệt trong quãng đời sinh viên. 14 ngày tôi luyện tính kỷ luật, gọn gàng và biết trân quý sức khỏe hơn.
Xu hướng lựa chọn học nghề Thành quả từ nỗ lực phân luồng, hướng nghiệp, hiện nay đã có nhiều học sinh chọn học nghề sau khi rời trường phổ thông để sớm có việc làm, thu nhập ổn định. Dù còn nhiều khó khăn, các trường nghề, trung tâm giáo dục cũng đã khẳng định được vị trí của mình với chất lượng đào tạo và đầu ra...