Khơi dậy những giá trị nhân văn, đạo đức, văn hóa
Diễn đàn “Chữa bệnh vô cảm” tiếp tục tiếp nhận thêm nhiều ý kiến bạn đọc, nhấn mạnh việc khơi dậy những giá trị nhân văn, đạo đức, văn hóa.
Chú trọng giáo dục kỹ năng xử lý tình huống
Một số người không cứu giúp người bị nạn vì tâm lý ngại bị liên lụy, phiền phức, biết đâu lại rước họa vào thân. Cũng có người không cứu giúp người bị nạn vì thiếu trách nhiệm với cộng đồng.
Hội Chữ thập đỏ quận 8 trang bị tủ sơ cấp cứu miễn phí để người dân có thể kịp thời hỗ trợ người bị nạn. Ảnh: THU HƯỜNG
Một số người phân bua cho hành vi dửng dưng của mình rằng nếu mình không giúp thì cũng có người khác giúp, đó là sự ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm, điều này dẫn đến hiệu ứng tâm lý lây lan và kéo theo hàng loạt người cùng thiếu trách nhiệm. Đặc biệt, ở những nơi đông người, nhất là thành thị, bệnh vô cảm diễn ra càng nhiều bởi tâm lý muốn bảo vệ mình quá mức, dẫn đến họ thường thu mình lại mà không sẵn sàng có hành động hào hiệp với người cần được giúp đỡ.
Hơn nữa, thói quen sẵn sàng giúp đỡ người khác không được giáo dục, rèn luyện một cách bài bản từ nhỏ, nên đến lớn, khi gặp tình huống thì không biết cách xử trí. Ngoài ra, ở nhà trường việc hình thành cho học sinh những kỹ năng xử lý tình huống còn nặng về lý thuyết, nên học sinh cũng chưa biết cách vận dụng vào thực tiễn và gặp lúng túng, không biết xử trí ra sao.
Trước hết, trong mỗi gia đình, cha mẹ phải là những tấm gương sáng cho trẻ về việc chia sẻ giúp đỡ người khác nói chung, người bị nạn nói riêng. Chẳng hạn, khi gặp người bị nạn thì kịp thời kêu gọi người khác cùng đến giúp đỡ, hoặc điện thoại khẩn cấp 115 để nhanh chóng đưa người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất.
Video đang HOT
Ở nhà trường, bên cạnh những lý thuyết về sự đồng cảm, chia sẻ cũng phải hình thành cho trẻ những kỹ năng thiết thực thông qua các tình huống sát với thực tế, cũng như qua các hoạt động trải nghiệm để giúp hình thành cách ứng xử linh hoạt, nhanh chóng và chính xác trên cơ sở tự giác, tự nguyện.
Để không còn bệnh vô cảm, bàng quan trước nỗi đau của người khác, điều quan trọng là phải giúp mỗi người nhận thức được và nhất là có hành động thiết thực. Tức là họ phải hình thành kỹ năng xử lý thuần thục, nhiệt tình và kỹ năng đó trở thành thói quen, nếp sống của mỗi người Việt.
LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN (Giảng viên tâm lý, Đại học Nguyễn Huệ)
Cần có luật để chữa bệnh vô cảm
Nhằm khuyến khích và bảo vệ người dân cứu giúp người khác, tránh được những rắc rối pháp lý, nhiều nước đã ban hành luật bảo vệ người tốt, miễn trách nhiệm dân sự cho những trường hợp cần cấp thiết cứu giúp người gặp nạn.
Luật pháp nước ta, Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về hành vi không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Theo đó, người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Cùng với việc thực thi nghiêm chỉnh pháp luật đối với người có điều kiện mà không cứu giúp người bị nạn, cũng cần quan tâm trang bị kiến thức, kỹ năng cấp cứu người bị nạn và cách thức xử lý tình huống khẩn cấp để mọi người có thể ra tay cấp cứu. Việc Hội Chữ thập đỏ trang bị các tủ sơ cấp cứu miễn phí phục vụ cộng đồng để người dân có thể sơ cấp cứu hỗ trợ người bị nạn kịp thời là cách làm hay. Cũng nên học tập các nước khác trong việc ban hành luật bảo vệ người tốt để những “hiệp sĩ giữa đời thường” không phải cô đơn, tránh được những vướng mắc pháp luật khi ra tay bảo vệ người bị nạn.
Ông TRẦN THANH PHONG (Phường 1, quận 3, TPHCM)
Giáo dục lòng nhân ái và trách nhiệm với cộng đồng
Để có một xã hội văn minh, điều quan trọng nhất là ở đó phải có những con người đạo đức, có tấm lòng nhân ái. Muốn vậy, phải vun bồi lòng nhân ái, xây dựng nền tảng đạo đức xã hội. Trong từng gia đình, các bậc ông bà, cha mẹ cần quan tâm giáo dục con cháu bằng các hành vi ứng xử mẫu mực.
Chữa bệnh vô cảm không phải chỉ là chuyện của mỗi người sống trong cộng đồng, trước hết đó là việc phải làm của các cơ quan công quyền, nhất là những cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật, ứng phó nhanh khi có trường hợp người dân bị nạn. Cần chú ý tuyên truyền, định hướng nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để toàn xã hội sống có tình thương, có trách nhiệm với cộng đồng.
Chị HỒ THỊ THANH NGÂN (Quận 3, TPHCM)
Theo SGGP
Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa mới theo đúng lộ trình
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2019, trong đó có nhấn mạnh đến nội dung giải quyết toàn diện các vấn đề xã hội.
Ảnh minh họa/internet.
Cụ thể, Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT chỉ đạo biên soạnsách giáo khoa (SGK) mới theo đúng lộ trình Quốc hội đã thông qua; tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, không để tái diễn tiêu cực;
Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động giáo dục đạo đức, văn hóa, kỹ năng cho học sinh; ban hành quy tắc văn hóa ứng xử trong trường học; tăng cường kiểm tra, giám sát các địa phương, bảo đảm an ninh, an toàn trường học, phòng, chống bạo lực học đường.
Các địa phương theo phân cấp quản lý chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường tại địa phương; chủ động kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm khắc người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra phạm.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đẩy mạnh tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
Đẩy mạnh đào tạo cấp chứng chỉ nghề cho lao động; phân luồng liên thông dạy văn hóa cho học sinh trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm đẩy nhanh quy mô đào tạo và số lao động có chứng chỉ;
Ngoài ra, chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT kiểm tra, có giải pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; khẩn trương hình thành mạng lưới bảo vệ trẻ em cấp cơ sở.
Minh Phong
Theo GDTĐ
Khám phá khoa học kỳ diệu với Trại hè - Science Camp 2019 Tiếp nối thành công của Science Camp 2018, năm nay, Trại hè sẽ diễn ra tại trường Tiểu học Ban Mai (Hà Đông, Hà Nội) từ ngày 1-7/7 với sự tham gia của 120 trại viên. Một hoạt động trong Trại hè khoa học - Science Camp 2018 Science Camp là Trại hè khoa học và giáo dục phi lợi nhuận dành cho...