Khơi dậy khát vọng cống hiến cho thế hệ trẻ: Cụ thể hoá mục tiêu giáo dục toàn diện
Quyết định số 1895 vừa được Chính phủ ban hành được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến tích cực nhằm thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện, khơi dậy mạnh mẽ khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ.
Khơi dậy mạnh mẽ khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ
Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1895 phê duyệt Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030″. Với những mục tiêu cụ thể, Chương trình được kỳ vọng sẽ tạo được chuyển biến tích cực nhằm thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; khơi dậy mạnh mẽ khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ. Để có thêm thông tin, Báo Giáo dục và Thời đại có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh.
- Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa của Quyết định số 1895 về Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030 vừa được Chính phủ ban hành?
Thứ trưởng Ngô Thị Minh: Để đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, văn bản đồng bộ để triển khai thực hiện, trong đó có Chương trình Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030.
Chương trình 1895 là một trong số nhiệm vụ nhằm tiếp tục cụ thể hoá mục tiêu giáo dục toàn diện, hướng tới cân bằng việc “Dạy chữ” và “Dạy người” trong các nhà trường. Việc “dạy chữ” cuối cùng cũng là để “dạy người” và việc “dạy người” cũng cần được thực thiện thông qua “dạy chữ”.
Chương trình đã được nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá của các chuyên gia, các bộ, ngành và đặc biệt là Trung ương Đoàn. Những nội dung trong Chương trình bám sát các quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; bảo đảm sự kế thừa và phát triển những ưu điểm của Đề án giai đoạn 2015-2020 và kết quả, bài học kinh nghiệm của 5 năm đổi mới.
Chương trình cũng đã cập nhật quan điểm, tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội XIII về “khơi dậy khát vọng cống hiến” cho thế hệ trẻ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế.
Trong thời gian tới, Chương trình sẽ có những hoạt động triển khai thiết thực, hiệu quả, đem lại sự thay đổi về chất cho hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi, góp phần xây dựng nguồn sức mạnh nội sinh cho đất nước như Nghị quyết Đại hội XIII đã khẳng định.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh.
- Trong bối cảnh bùng nổ của mạng xã hội với rất nhiều thông tin tiêu cực, thiếu chính xác gây ảnh hưởng đến nhận thức, lối sống của thanh niên, ngành giáo dục sẽ có giải pháp như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Ngô Thị Minh: Không thể phủ nhận những tác động tích cực của mạng xã hội trong việc giao lưu, chia sẻ, kết nối thông tin, phù hợp với thị hiếu của giới trẻ. Tuy nhiên, nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, lối sống của thanh niên.
Để kiểm soát những thông tin này, ngành GD tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tuyên truyền, định hướng, nâng cao nhận thức của HSSV khi tiếp cận thông tin trên mạng xã hội; hình thành và phát triển ở HSSV kỹ năng nhận diện, làm chủ thông tin trên mạng xã hội; tăng cường giáo dục nền tảng giá trị sống cho HSSV để HSSV biết lấy cái đẹp, dẹp cái xấu.
- Mục tiêu của Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT là “Dạy chữ đi đôi với Dạy người”. Bộ GD&ĐT đã và sẽ đổi mới phương pháp dạy các môn học: Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục Lý luận chính trị theo hướng nào để phù hợp?
Thứ trưởng Ngô Thị Minh: Đối với các môn học này, Bộ GD&ĐT thực hiện đổi mới đồng bộ từ nội dung, phương pháp, hình thức dạy học đến kiểm tra, đánh giá theo định hướng hình thành, phát triển năng lực người học. Trong đó tập trung vào những nội dung cơ bản, đa dạng, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
Video đang HOT
Đồng thời phát huy hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực, kích thích tư duy người học, phát huy sự chủ động, sáng tạo của người học, đổi mới việc kiểm tra, đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá khả năng luyện tập, thực hành, vận dụng kiến thức vào việc giải quyết những vấn đề trong thực tiễn.
Ngoài việc đổi mới các môn học trên, Bộ GD&ĐT tích cực chỉ đạo việc tích hợp GD đạo đức, lối sống trong các môn học khác: Ngữ văn, Lịch sử,… và Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Điều này được thể hiện rõ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sẽ được thực hiện theo lộ trình trong thời gian tới.
Tăng cường kết hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, với giáo dục đạo đức và pháp luật, giáo dục lối sống văn hoá cho thanh thiếu nhi.
- Trường học, gia đình, xã hội gắn liền với quá trình trưởng thành của học sinh. Theo Thứ trưởng, cần tăng cường phối hợp ra sao để nâng cao cộng đồng trách nhiệm giữa các tổ chức này trong giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lý tưởng cho thế hệ trẻ?
Thứ trưởng Ngô Thị Minh: Nhà trường – gia đình – xã hội là 3 môi trường hình thành, nuôi dưỡng, vun đắp, củng cố để phát triển nhân cách HS một cách toàn diện. Khi có được sự cộng hưởng của ba môi trường này, HS sẽ có được nền tảng để khẳng định bản thân.
Để nâng cao cộng đồng trách nhiệm của các thành tố này, cần tập trung vào các hoạt động: tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục HSSV và xây dựng môi trường GD gia đình, hướng dẫn, quản lý con em học tập, rèn luyện, phát triển tiềm năng; tổ chức các hoạt động ngoại khóa, chia sẻ, hỗ trợ gia đình, cộng đồng và tổ chức xã hội về phương pháp GD HSSV; nâng cao hiệu quả hoạt động của ban đại diện cha mẹ HS; yêu cầu các cấp ngành của địa phương nâng cao trách nhiệm, phát huy thế mạnh của nhà trường, gia đình, xã hội trong công tác GD HS phát triển toàn diện.
Bộ GD&ĐT và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là hai đơn vị đồng chủ trì thực hiện Đề án giai đoạn 2015-2020. Đồng hành với ngành Giáo dục, giai đoạn 2022-2025, Trung ương Đoàn chủ trì Đề án Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV trên không gian mạng.
Thông qua các tổ chức Đoàn cơ sở và các tổ chức Đội TNTP, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam tích cực phối hợp để tổ chức các chương trình, cuộc thi, hội thi, diễn đàn, phong trào, hành động cách mạng: Tôi yêu Tổ quốc tôi, Học sinh 3 tốt, Sinh viên 5 tốt, tình nguyện vì cộng đồng; kết hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, với giáo dục đạo đức và pháp luật, giáo dục lối sống văn hoá cho thanh thiếu nhi.
- Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030″ đưa ra những mục tiêu rất cụ thể. Thời gian tới ngành giáo dục sẽ đẩy mạnh và chú trọng vào những vấn đề gì trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho học sinh sinh viên?
Thứ trưởng Ngô Thị Minh: Để đạt được các mục tiêu đặt ra, Chương trình đã xác định 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong thời gian tới, ngành giáo dục tập trung vào việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại để kết quả đạt được của công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thực sự thuyết phục xã hội. Bộ sẽ tiếp tục ban hành chính sách, nâng cao chất lượng đội ngũ, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá; công tác thi đua, khen thưởng…
Tuy nhiên, nếu chỉ bằng nỗ lực của ngành Giáo dục, kết quả sẽ khó đạt được như những gì mà chúng ta mong đợi cũng như khó đáp ứng được những đòi hỏi tất yếu của thực tiễn. Do vậy, rất cần sự chung tay, góp sức của các bộ, ngành, chính quyền các địa phương, các gia đình và toàn xã hội để thanh niên, thiếu niên, nhi đồng được tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện, xứng đáng chủ nhân tương lai của đất nước.
- Xin cảm ơn Thứ trưởng về cuộc trao đổi!
Chất lượng đội ngũ giáo viên là nền tảng quan trọng nhất của mỗi ngôi trường
Chia sẻ quan điểm dưới góc độ một nhà quản lý, cô giáo Huần nhận định việc xây dựng đội ngũ chất lượng cao là nền tảng quan trọng của mỗi ngôi trường.
Từ khi còn trẻ, nuôi dưỡng ước mơ trở thành cô giáo Mầm non, cô giáo Đỗ Thị Huần luôn ý thức rèn luyện cho bản thân tính kiên trì, nỗ lực học tập và rèn luyện.
Thành công theo đuổi ước mơ khi vừa ra trường năm 1988, cô nhận công tác tại Trường Mần non Nam Sơn và bắt đầu hành trình cống hiến cho sự nghiệp "trồng người".
Đến năm 2002, nhận được sự tín nhiệm của các cấp lãnh đạo, cô giáo Đỗ Thị Huần được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng trường mầm non An Hưng rồi làm Hiệu trưởng Trường Mầm non An Hồng và gắn bó với nhà trường đến hiện tại.
Trong cương vị mới với nhiều khó khăn, thử thách mới, cô luôn trăn trở làm sao để xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ.
Đúc kết từ kinh nghiệm của bản thân, cô nhận định để trẻ có chất lượng giáo dục tốt thì phải có đội ngũ giỏi về chuyên môn, tâm huyết, sáng tạo và trách nhiệm.
"Với độ tuổi trẻ mầm non còn rất nhỏ nên giáo viên phải luôn ân cần, tỉ mỉ, coi trẻ như chính con của mình để mang tình yêu thương chăm sóc trẻ hàng ngày.
Khẳng định chất lượng giáo dục nhà trường sẽ là đòn bẩy trong mọi phong trào và tạo niềm tin cho phụ huynh học sinh, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường" cô giáo Huần nhấn mạnh.
Chia sẻ quan điểm dưới góc độ một nhà quản lý, cô giáo Huần nhận định việc xây dựng đội ngũ chất lượng cao là nền tảng quan trọng của mỗi ngôi trường (Ảnh: NVCC)
Chia sẻ thêm về 'bí quyết' nâng cao chất lượng đội ngũ, cô giáo Huần cho biết: "Điều quan trọng nhất là xây dựng đội ngũ đoàn kết nhất trí cao, lớn về số lượng, đảm bảo chất lượng giáo dục hiệu quả.
Đã nhiều năm nay, nhà trường luôn có đội ngũ ổn định, đoàn kết nhất trí cao và có chuyên môn chắc chắn.
Để làm được điều đó, hàng năm Ban giám hiệu nhà trường luôn rà soát, tạo điều kiện động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn.
Chỉ đạo, tổ chức công tác bồi dưỡng thường xuyên, thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chất lượng tốt, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non.
Bồi dưỡng đội ngũ bằng nhiều hình thức thiết thực, phù hợp với nhận thức khả năng từng cán bộ, giáo viên.
Trong các dịp hè các cô giáo còn được học bồi dưỡng công nghệ thông tin để ứng dụng giảng dạy hiệu quả, vận dụng kiến thức khai thác công nghệ thông tin trong thời đại tiếp cận 4.0 cho phù hợp hiệu quả.
Đến nay nhà trường đã có đội ngũ chắc về chuyên môn, tâm huyết và luôn chăm sóc giáo dục trẻ hiệu quả trong một ngôi trường đầy ắp tiếng trẻ thơ.
Bên cạnh việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tôi tích cực tổ chức tốt các Hội thi giáo viên giỏi, cô nuôi giỏi cấp trường với nội dung phong phú đa dạng.
Tạo cho giáo viên, nhân viên nhà trường cơ hội được cọ sát, mạnh dạn, chủ động và có nhiều kinh nghiệm quý trong giáo dục.
Từ đó rất nhiều giáo viên, nhân viên tích cực, tự tin tham gia các hội thi do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức và đạt được kết quả cao.
Đến nay, tỷ lệ giáo viên nhà trường có trình độ chuyên môn đạt chuẩn là 100% và trên chuẩn là 93%. Hàng năm nhà trường có từ 8 - 10 giáo viên Giỏi các cấp".
Để khuyến khích giáo viên nhà trường không ngừng đổi mới, sáng tạo trong công tác nuôi dạy trẻ, cô giáo Huần chú trọng đẩy mạnh phong trào viết sáng kiến giáo dục, đề tài nghiên cứu khoa học.
Với vai trò người "truyền lửa" cho tập thể giáo viên, cô giáo Huần đã có nhiều sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học đóng góp cho ngành giáo dục thành phố và đã được áp dụng tại nhà trường mang lại hiệu quả thiết thực.
Trong đó, có 3 sáng kiến được được Hội đồng khoa học của huyện, Hội đồng khoa học thành phố đánh giá cao (xếp loại A).
Theo đánh giá của giáo viên của nhà trường, cô giáo Đỗ Thị Huần luôn có những chỉ đạo kịp thời và sát sao các nhiệm vụ trọng tâm của ngành đến từng giáo viên trong trường.
Đến nay, tỷ lệ giáo viên của Trường Mầm non An Hồng có trình độ chuyên môn đạt chuẩn là 100% và trên chuẩn là 93% (Ảnh: NVCC)
"Từ khi tôi còn là giáo viên, cô Huần đã dìu dắt, giúp đỡ rất nhiều từ chuyên môn kỹ năng quản lý. Cô cũng rất quan tâm đến đời sống của mỗi giáo viên trong trường từ những việc nhỏ nhất.
Sau 16 năm quản lý, cô Huần đã quy tụ được toàn bộ cán bộ, giáo viên cùng nhau đoàn kết, nỗ lực phát triển nhà trường.
Sự linh hoạt trong lãnh đạo của tập thể Ban Giám hiệu nhà trường, đặc biệt là đóng góp của cô Huần đã góp phần đưa chất lượng giáo dục Trường Mầm non An Hồng năm sau luôn cao hơn năm trước" Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non An Hồng chia sẻ.
Song song với việc xây dựng đội ngũ chất lượng, cô giáo Huần còn tích cực tham mưu xây dựng cơ sở vật chất nhà trường khang trang hiện đại, đáp ứng cho công tác tuyển sinh hàng năm.
Cô giáo Đỗ Thị Huần cho biết thêm: "Ban đầu, nhà trường có 4 điểm trường lẻ với 4 khu nhà cấp 4 đến nay đã quy hoạch lại 1 khu trường tại trung tâm xã An Hồng với những dãy lớp học khang trang, xanh - sạch - đẹp và an toàn.
Hàng năm, nhà trường vẫn chú trọng đầu tư sửa chữa và mở rộng các khu vui chơi cho trẻ.
Bên cạnh đó, nhà trường tăng cường phối kết hợp các đơn vị doanh nghiệp xin hỗ trợ các điều kiện bổ sung giàn cây bóng mát, đồ chơi trên sân trường, phối kết hợp tổ chức ngày hội, ngày lễ, hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại các đơn vị bộ đội hiệu quả.
Nhà trường luôn chỉ đạo thực hiện tốt công tác an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích cho trẻ, đồ dùng, đồ chơi luôn được sửa chữa cải tạo an toàn và đẹp mắt".
Năm 2013, Trường Mầm non An Hồng đủ điều kiện được công nhận trường Mầm non đạt Chuẩn quốc gia mức độ I, đạt kiểm định chất lượng cấp độ III.
Ghi nhận những cống hiến của cô giáo Đỗ Thị Huần, từ năm 2000 đến năm 2021 liên tục được công nhận là "Chiến sĩ thi đua" cấp cơ sở và thành phố. Năm 2019, cô vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Đến năm 2020, cô là một trong 11 cá nhân xuất sắc được trao tặng danh hiệu "Nhà giáo Ưu tú" và Bằng khen của Uỷ ban nhân dân thành phố.
Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường: Mở cánh cửa tư duy sáng tạo Triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường là bắt buộc. Học sinh Trường THCS - THPT Ban Mai, Hà Đông, Hà Nội. Ảnh: Hải Bình Tuy nhiên, nhiều cơ sở giáo dục còn lúng túng trong triển khai. Làm sao để xây dựng được kế hoạch giáo dục theo hướng phát triển...