Khơi dậy khát vọng cống hiến
Giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ về đức, trí, thể, mỹ là mục tiêu quan trọng của nền giáo dục Việt Nam
Hội nghị triển khai thực hiện Quyết định 1895/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2021-2030″ đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức trực tuyến chiều 28-4.
Phương pháp giáo dục phải mới
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ về đức, trí, thể, mỹ là mục tiêu quan trọng của nền giáo dục Việt Nam. Trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế sâu rộng, thế hệ trẻ càng cần được giáo dục toàn diện và phát triển nhân cách, có đạo đức, có ý thức, có trách nhiệm, có năng lực thực hiện các nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc và trở thành công dân toàn cầu.
“Bộ GD-ĐT đã và đang triển khai rất nhiều công việc để đạt tới mục tiêu đó, mà chương trình này là một trong những nội dung triển khai quan trọng, tập trung và toàn diện” – Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh.
GS-TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP HCM, cho rằng kế hoạch giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến là những “cú hích” để khơi gợi và phát huy tối đa tiềm lực người học, khơi dậy khát vọng cống hiến trong sinh viên.
GS Huỳnh Văn Sơn đề xuất phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho sinh viên trong trường đại học cần tiếp cận theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất; tổ chức theo định hướng thực hành, rèn luyện thay vì truyền tải lý thuyết suông…
TS Nguyễn Thu Anh – Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Nguyễn Tất Thành (TP Hà Nội) – cho rằng việc giáo dục đạo đức, lý tưởng sống cho học sinh, sinh viên được nhà trường tổ chức lồng ghép trong các môn học, hoạt động giáo dục. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường luôn phấn đấu để trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Toàn cảnh hội nghị
Hình thành lớp thanh niên ưu tú
Video đang HOT
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên tiếp tục được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm.
Theo đó, nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo, về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên đã được ban hành và triển khai hiệu quả. “Thế hệ trẻ cần ra sức học tập, lao động, rèn luyện để ngày càng tiến bộ, tự bồi đắp ước mơ và hoài bão, hun đúc bản lĩnh, ý chí tự cường và truyền thống nhân văn cao đẹp của dân tộc” – Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt 8 vấn đề. Trong đó, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và đồng bộ giữa các ban, bộ, ngành và cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên, nhi đồng. Đồng bộ thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên, nhi đồng.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh việc tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đối với thanh thiếu niên, nhi đồng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, phát huy hiệu quả các phương tiện truyền thông đại chúng, internet, mạng xã hội, các hình thức tuyên truyền tại cơ sở, các tổ chức, cá nhân có uy tín, có ảnh hưởng xã hội, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên, nhi đồng.
Cùng với đó là tổ chức hiệu quả các phong trào hành động của Đoàn, Hội, Đội trong và ngoài nhà trường để giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến. Đồng thời, kết hợp tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý và giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống, văn hóa ứng xử cho thanh thiếu niên, nhi đồng. Xây dựng và thực hiện hiệu quả cơ chế phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội…
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ mong muốn các bộ, ban, ngành, địa phương đưa nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên, nhi đồng vào chương trình hành động của mình. Tiếp tục đồng hành với ngành giáo dục thực hiện thành công mục tiêu “hình thành một lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc”.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho hay sẽ triển khai giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, khát vọng trong chính nhà trường, trong mỗi môn học và trong quá trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Tạo chuyển biến tích cực, toàn diện
Ngày 11-11-2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định 1895/QĐ-TTg ban hành chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030″.
Chương trình xác định 2 mục tiêu lớn. Một là, tiếp tục tăng cường, tạo chuyển biến tích cực, toàn diện trong hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Hai là, khơi dậy trong thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tinh thần thi đua học tập, rèn luyện; ước mơ, hoài bão, ý chí, khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp; đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
Chương trình '9+ cao đẳng': Rút ngắn thời gian đào tạo, chất lượng khó đảm bảo
TS Lê Viết Khuyến nói: Chương trình đào tạo 9 cao đẳng đang có nhiều dấu hiệu phạm luật và làm dấy lên những lo ngại đáng báo động về chất lượng đào tạo.
Sự xuất hiện của chương trình đào tạo "9 cao đẳng" và phương thức đào tạo của chương trình này khiến nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại về chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, khi đối chiếu với các Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp cũng như với Phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế ISCED-2011 (do UNESCO ban hành, có hiệu lực từ năm 2014), có thể thấy rõ chương trình đào tạo "9 cao đẳng" đang có nhiều dấu hiệu phạm luật và làm dấy lên những lo ngại đáng báo động về chất lượng đào tạo.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng, chương trình "9 cao đẳng" đang làm dấy lên những lo ngại về chất lượng đào tạo. (Ảnh: Ngọc Ánh)
Cụ thể, nguồn tuyển của chương trình "9 cao đẳng" là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, 2 năm sau (tương đương lớp 11) được cấp bằng trung cấp, năm học tiếp theo (tương đương lớp 12) tập trung học văn hóa để hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nửa năm cuối lấy được bằng cao đẳng. Sau đó người học có thể học liên thông lên đại học với thời gian 1,5 năm.
Nhìn lại lịch sử giáo dục Việt Nam cũng như trong các luật về giáo dục của Việt Nam từ trước đến nay, chúng ta chưa hề có điều luật hay quy định nào cho đào tạo vượt cấp từ trung học cơ sở lên cao đẳng, đại học.
Đối chiếu với những chương trình đào tạo ở các quốc gia như Nhật Bản, Hàn quốc, Đài loan, thời gian đào tạo của họ là 5 năm, bao gồm 3 năm đào tạo chương trình trung học nghề và 2 năm đào tạo chương trình cao đẳng.
Trong khi đó, ở Việt Nam, chương trình "9 cao đẳng" của các trường cao đẳng tuy chỉ kéo dài 3,5 năm nhưng vẫn cấp cho người học các bằng trung cấp, trung học phổ thông và cao đẳng. Việc rút bớt thời gian đào tạo một cách "khó hiểu" như vậy đặt ra câu hỏi: các trường làm sao có thể đảm bảo chất lượng đào tạo?
Đào tạo "siêu tốc", trái quy định pháp luật
Không chỉ đặt ra những lo ngại về chất lượng đào tạo, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến còn cho biết, đào tạo theo kiểu chương trình "9 cao đẳng" là trái với quy định của pháp luật.
Thứ nhất, Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định: "Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở". Nhưng theo "sáng kiến" chương trình "9 cao đẳng", thời lượng dành cho chương trình trung học phổ thông không quá 2 năm.
Trình độ trung cấp nghề ở chương trình "9 cao đẳng" nói chung thấp hơn trình độ trung cấp nghề của Việt Nam, lại càng thấp hơn so với trung học nghề ở các nước. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Rõ ràng, thời gian đào tạo theo chương trình 9 đã trái với quy định của Luật Giáo dục 2019.
Vấn đề đặt ra là, thời gian học rút gọn như vậy, người học sẽ không đủ điều kiện để được dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia (theo đúng khoản 3 Điều 34 Luật Giáo dục: "Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi, đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông").
Thứ hai, theo chương trình "9 cao đẳng", thời lượng dành cho dạy nghề là không quá 1 năm, trong khi Điều 33 Luật giáo dục nghề nghiệp quy định: Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo".
ISCED-2011 cũng quy định rõ, thời gian đào tạo để đạt tới trình độ trung học nghề là 2-3 năm (thường là 3 năm với hệ thống giáo dục có thời gian giáo dục phổ thông 12 năm, như Việt Nam).
Như vậy, theo ISCED-2011, trình độ trung cấp nghề ở chương trình "9 cao đẳng" nói chung thấp hơn trình độ trung cấp nghề của Việt Nam, lại càng thấp hơn so với trung học nghề ở các nước.
Thứ ba, đối với chương trình "9 cao đẳng" thời gian dành cho học cao đẳng chỉ là 0,5 năm, trong khi quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật giáo dục nghề nghiệp là 1-2 năm (đối với người có cả bằng trung cấp và bằng tốt nghiệp trung học phổ thông), còn theo ISCED-2011 thì thời gian này tối thiểu là 2 năm.
Trình độ cao đẳng ở chương trình "9 cao đẳng" khá thấp so với trình độ cao đẳng ở Luật giáo dục nghề nghiệp và rất thấp so với trình độ cao đẳng theo ISCED-2011.
Với trình độ thấp như vậy, sản phẩm của chương trình "9 cao đẳng" không đủ điều kiện để được đào tạo liên thông lên trình độ đại học chỉ với thời gian 1,5 năm.
"Trước những vấn đề bất cập tồn tại trên, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Vụ Trung học phổ thông và các Sở giáo dục khẩn trương rà soát lại chương trình "9 cao đẳng" và không cho phép những học sinh theo học chương trình này được nhận giấy chứng nhận hoàn thành chương trình trung học phổ thông và không được dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần chỉ đạo Vụ Giáo dục đại học và các trường đại học trên toàn quốc không tiếp nhận những người theo học chương trình "9 cao đẳng" vào học các chương trình liên thông đại học", Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho biết.
Thái Nguyên: Trao quà, hỗ trợ cho học sinh và giáo viên trường miền núi Ngày 23/4, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Quỹ Tấm lòng Việt (VTV), Sở GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục tỉnh Thái Nguyên đã trao quà và học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trường THPT Định Hóa (Thái Nguyên). Ông Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam và các đại biểu đến thăm hỏi, trao...