Khơi dậy khả năng vận dụng và sáng tạo cho học sinh
Trong bối cảnh nước ta đang xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới thì việc các nhà trường đang học hỏi và vận dụng mô hình STEM cũng là một sự đổi mới phương pháp học, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập…
Vừa qua, tại Trường THPT An Dương (huyện An Dương, TP Hải Phòng) đã diễn ra ngày hội STEM – viết tắt bằng tiếng Anh của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học); đồng thời tổng kết hoạt động xây dựng văn hóa đọc tại nhà trường.
Trong ngày hội STEM của nhà trường, các khu trưng bày nổi bật với các phần trình diễn khoa học như: trải nghiệm các thiết bị tự động hóa, máy in 3D; lắp mô hình xe ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời và các mạch điện thông minh; các mẫu thiết kế thời trang, sa bàn kích cỡ lớn làm từ nguyên liệu tái chế; các phần trưng bày sách bắt mắt… đã không chỉ lôi cuốn các em học sinh không thể dời mắt, mà ngay cả những phụ huynh tham dự cũng thực sự thấy cuốn hút theo.
Dừng chân tại một khu trưng bày các ma nơ canh đang khoác lên mình những trang phục của các dân tộc trên thế giới, tôi được cô bé “hướng dẫn viên” luôn miệng giới thiệu đây là trang phục truyền thống hanbok của Hàn quốc, kia là trang phục truyền thống kimono của Nhật Bản… với những kiến giải kỹ càng từ phong cách trang phục đến văn hóa sống của cư dân các dân tộc đó.
Phía trong là một nhóm các bạn nữ đang điều chỉnh trưng bày của các loại sa bàn, bản đồ. Nguyễn Thanh Thúy, học sinh lớp 10C10 cho hay, đó là những bản đồ mà các em đã tự tay xây dựng nên trong đó có sự vận dụng kiến thức của môn Địa lý và môn kỹ thuật tạo hình.
Những sa bàn bản đồ nông sản Việt Nam với trong “khuôn” miền Nam là vùng lúa gạo gồ lên hình những hạt thóc, Đà Lạt với “khuôn” rau màu phong phú, miền duyên hải phía Bắc với “khuôn” cá tôm… khiến cho chiếc bản đồ trông lạ mắt và hấp dẫn.
Đặc biệt hơn, cô giáo Lê Mai Hương, phụ trách STEM tái chế và mô hình cho hay, toàn bộ những sản phẩm trang phục dân tộc màu sắc bắt mắt, chất liệu “sang trọng” và các sa bàn kia đều là sản phẩm… tái chế. Nguyên liệu chủ yếu để tạo nên các sản phẩm này đến từ giấy nhún, bao và túi nilon đã sử dụng.
Thầy Phạm Hoàng Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT An Dương cho hay, đây là năm đầu tiên nhà trường tổ chức sự kiện này với mục đích mang đến những trải nghiệm thú vị cho học sinh liên quan đến các môn học toán, sinh học, văn học, địa lý, kỹ thuật, khoa học máy tính… và cũng là dịp để các thầy, cô giáo tiếp cận các phương pháp giáo dục tiến bộ, các em học sinh có cơ hội khám phá những trải nghiệm học tập đi đôi với thực hành, giúp thắp lên ngọn lửa STEM trong các em và được lan tỏa mạnh mẽ trong nhà trường.
Để giúp giáo viên, học sinh tiếp cận và vận dụng chương trình STEM, từ đầu hè 2017 đến nay, dưới sự hỗ nhiệt tình của Liên minh STEM Việt Nam, nhà trường đã tổ chức được 3 đợt tập huấn do các chuyên gia thuộc Liên minh STEM, Học viện sáng tạo S3, Công ty Kid code hướng dẫn; tổ chức cho đại diện cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường đi học tập thực tế về giáo dục STEM tại trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định), tham dự Hội thảo tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Video đang HOT
Trưng bày mô hình Nhà nổi chống lũ
Giáo dục thời đại 4.0
Một số nhà chính trị, doanh nghiệp, khoa học thấy rằng các quốc gia đang có nguy cơ mất đi nguồn nhân lực trong các lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học), mà người ta còn gọi là nhân lực STEM. Tăng nhân lực STEM là một mục tiêu giáo dục quan trọng của nhiều nước, trong đó giáo dục STEM là một trong những giải pháp, đóng vai trò kích thích nhằm lôi kéo thêm nhiều thanh thiếu niên đi theo con đường khoa học để giữ được vị thế quốc gia.
Mô hình bản đồ nông sản Việt Nam bằng vật liệu tái chế
Tại Việt Nam, thực hiện Nghị quyết Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông đang có những đổi mới tích cực về mọi mặt theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
Trong quá trình đổi mới đó, phương thức giáo dục tích hợp Khoa học – Kỹ thuật – Công nghệ – Toán học, gọi tắt là STEM, được Bộ GD-ĐT triển khai từ năm học 2014 – 2015 thông qua việc chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng và thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Xuân Trường cho hay, cùng với sự đồng thuận của Hội đồng giáo dục, sự ủng hộ của Hội cha mẹ học sinh trường, 2 năm qua, trường THPT An Dương đã xây dựng văn hóa đọc và được sự quan tâm của Liên minh STEM Việt Nam nhà trường đã thí điểm triển khai thực hiện tiếp cận chương trình giáo dục STEM ở nhà trường với mong muốn góp phần xây dựng phong trào đọc sách và bổ trợ cho việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường trên địa bàn thành phố.
Để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế hội nhập quốc tế tại thành phố Hải Phòng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lê Khắc Nam nhấn mạnh, thành phố Hải Phòng đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu trở thành “thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại, trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn, có sức cạnh tranh cao…”.
Để thực hiện mục tiêu đó không thể thiếu vai trò của giáo dục trong việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng chí cũng chỉ đạo, giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con người giải quyết các vấn đề phức tạp của cuộc sống, đồng thời giúp học sinh tăng cường năng lực tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Và, để mở đường cho giáo dục STEM vào các trường học thì việc triển khai và nâng cao văn hóa đọc phải được thực hiện trước một bước…
Hải Hậu
Theo giaoducthoidai.vn
Chọn tác phẩm văn học khó như mời khách dự đám cưới
"Theo tôi, các tác phẩm càng lớn, càng dễ đi qua cổng trường để đến với học sinh. Vì vậy, cần tăng phần bắt buộc lên, không quá ít ỏi như hiện nay".
Vào ngày 19/1/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông trong đó có môn Ngữ văn để xin ý kiến toàn xã hội trong 2 tháng.
Theo kế hoạch, sau khi tiếp thu ý kiến các cấp, ngành, các nhà giáo, giới chuyên môn và toàn xã hội, chương trình sẽ được điều chỉnh, hoàn thiện và ban hành để chuẩn bị cho việc thay sách giáo khoa dự kiến bắt đầu từ năm 2019.
Theo dự thảo chương trình môn học mới, môn ngữ văn trung học phổ thông dự kiến chỉ còn 6 tác phẩm bắt buộc gồm: Bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc và Tuyên ngôn độc lập.
Đóng góp ý kiến cho môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông mới về việc tăng các tác phẩm bắt buộc và giảm tác phẩm tự chọn, đồng thời tác phẩm tự chọn cần được ban soạn thảo tìm và đưa ra, Phó giáo sư Lê Quang Hưng - Trường Đại học sư phạm Hà Nội cho rằng, việc lựa chọn các tác phẩm để đưa vào giảng dạy khó như khách mời đám cưới.
Tuy nhiên, cần có quy định về phần "cứng" và phần "mềm", trong đó quy định cụ thể chẳng hạn các em phải đạt trình độ gì đó ở khoảng bao nhiêu tiết, khoảng bao nhiêu tiết còn lại sẽ lựa chọn trong số các tác phẩm nào. Như thế theo vị giáo sư này, sẽ hợp lý hơn.
Chọn tác phẩm văn học khó như khách mời đám cưới (Ảnh minh họa: giaoduc.net.vn)
Còn theo Giáo sư Lã Nhâm Thìn - Trường Đại học sư phạm Hà Nội nhận định, năng lực thẩm mỹ gắn với văn chương, nên việc lựa chọn văn bản nào để dạy là rất quan trọng.
"Hiện tác phẩm bắt buộc đang quá ít trong khi văn bản tự chọn lại quá nhiều. Do đó, giáo viên có thể chọn các tác phẩm "làng nhàng" mà bỏ qua các tác phẩm kinh điển, quan trọng.
Theo tôi, các tác phẩm càng lớn, càng dễ đi qua cổng trường để đến với học sinh. Vì vậy, cần tăng phần bắt buộc lên, không quá ít ỏi như hiện nay", ông Thìn cho hay.
Trong khi đó, theo Phó giáo sư Nguyễn Bá Thành - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng nêu ý kiến: Nếu chỉ chọn 6 tác phẩm là bắt buộc học, còn lại là tự chọn thì sẽ tạo nguy cơ loạn về sách giáo khoa.
Mỗi trường, mỗi địa phương sẽ lựa chọn và biên soạn theo cách của mình. Các kỳ thi quốc gia về môn Ngữ văn sẽ khó đạt được sự thống nhất về định hướng đề thi.
Là người có nhiều năm nghiên cứu về văn học thiểu số, Phó giáo sư Trần Việt Trung, Đại học Thái Nguyên đề nghị:
"Dự thảo chương trình Ngữ văn mới hiện không có bóng dáng của các tác giả là người dân tộc thiểu số. Cần bổ sung một số tác phẩm văn học thiểu số ưu tú từ văn học dân gian đến hiện đại để đảm bảo sự cân đối giữa các dân tộc, vùng miền".
Liên quan đến việc quy định 6 tác phẩm bắt buộc, Phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên chương trình môn Ngữ văn cho rằng, nếu chương trình chỉ học mỗi 6 tác phẩm này thì đúng đây là một điểm cần băn khoăn.
Nhưng như đã nói với hơn 4.000 giờ Ngữ văn, giáo viên sẽ phải giới thiệu thêm rất nhiều văn bản, gấp rất nhiều lần 6 tác phẩm này, vì thế sẽ có nhiều tác giả, tác phẩm lớn, có giá trị khác các em sẽ được học trong chương trình...
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Chương trình khung quốc gia (môn học) cần khái quát nhưng đầy đủ và khả thi Bên cạnh chương trình tổng thể đã ban hành, chương trình môn học được xem là chương trình khung quốc gia trong chương trình giáo dục phổ thông. ảnh minh họa "Trụ cột" của chương trình cần khái quát, rõ ràng, khả thi Theo thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp - nghiên cứu viên chính Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Chương...