Khởi đầu suôn sẻ với chương trình lớp 10 mới
Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đối với khối lớp 10.
Nhờ chuẩn bị kỹ về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và những điều kiện cần thiết nên các trường học đều thực hiện khá ổn sau 2 tuần chính thức đi vào dạy học.
Học sinh lớp 10 Trường THPT Chu Văn An (P.Hóa An, TP.Biên Hòa) trong giờ học
Tùy theo điều kiện thực tế, các trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học một cách linh động, đảm bảo mục tiêu đề ra.
Cơ bản thuận lợi
Thay vì phải học 17 môn như chương trình cũ, bắt đầu từ năm học 2022-2023 này, chương trình GDPT mới lớp 10 gồm 2 phần bắt buộc và tự chọn. Cụ thể, tất cả học sinh sẽ học 6 môn bắt buộc và 2 hoạt động giáo dục (Hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương). Ngoài ra, học sinh được chọn 4 môn trong tổng số 9 môn lựa chọn để học gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ, Mỹ thuật và Âm nhạc.
Tại Trường THPT Xuân Lộc (H.Xuân Lộc), sau hơn 1 tuần triển khai chương trình GDPT mới ở lớp 10, mọi hoạt động đều tương đối ổn. Theo đó, chỉ có 1 học sinh xin đổi tổ hợp từ tự nhiên 3 (Toán – Hóa – Sinh), sang tổ hợp tự nhiên có môn Vật lý và đang được nhà trường sắp xếp.
Về cơ bản, các trường THPT đều đáp ứng đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên phục vụ chương trình GDPT mới ở lớp 10. Tuy nhiên, các trường đang mong sớm được cung cấp thiết bị dạy học để phục vụ tốt cho nhiệm vụ dạy học ngay từ đầu năm học.
Thầy Kiều Mạnh Hà, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, sở dĩ việc triển khai chương trình GDPT mới ở lớp 10 được thuận lợi là nhờ nhà trường đã có các bước chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ trước. Theo đó, nhà trường xây dựng các tổ hợp môn học và tư vấn trực tiếp cho phụ huynh, học sinh. Khi học sinh đăng ký nhập học thì được đăng ký theo 3 nguyện vọng. Căn cứ vào nguyện vọng và điểm số của học sinh, nhà trường tổ chức xếp lớp; đáp ứng được trên 95% nguyện vọng của học sinh.
Video đang HOT
“Một số học sinh không được xếp lớp theo nguyện vọng 1 mà phải học theo nguyện vọng 2, nguyện vọng 3. Tuy nhiên, được sự giải thích, định hướng của nhà trường nên cả phụ huynh và học sinh đều đồng tình. Trường hợp học sinh xin chuyển tổ hợp là học sinh giỏi, có điểm đầu vào cao, xin đổi tổ hợp để phù hợp với định hướng thi đại học sau này” – thầy Hà chia sẻ thêm.
Đối với việc triển khai kế hoạch năm học, Trường THPT Xuân Lộc đã yêu cầu các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể, giúp cho thành viên trong tổ nắm bắt được nội dung dạy của từng tiết, tránh bị động, bỡ ngỡ.
Trường THPT Hoàng Diệu (TP.Long Khánh) hiện đang tổ chức học 1 buổi nhưng đã tham khảo ý kiến phụ huynh để tổ chức học 2 buổi và được sự đồng thuận của phụ huynh. Trường đã nộp hồ sơ về Sở GD-ĐT để được phê duyệt. Nếu thuận lợi thì bước sang tuần học thứ 3 trường này sẽ tổ chức dạy học 2 buổi. Khi đó, trường sẽ có nhiều điều kiện để tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh.
Vẫn còn một sốkhó khăn
Tuy nhiên, khi triển khai thực tế vẫn còn một số khó khăn ở từng môn học. Chẳng hạn, đối với môn Toán trong chương trình cũ thì mỗi tuần sẽ có 1 tiết tự chọn, giáo viên có thể dùng tiết này để dạy nâng cao cho học sinh khá, giỏi hoặc phụ đạo cho học sinh yếu. Tuy nhiên, theo chương trình mới, mỗi tuần môn học này có 3 tiết chính và 1 tiết chuyên đề. Giáo viên phải chạy theo chương trình nên không còn thời gian để củng cố kiến thức cho học sinh trung bình, yếu hoặc dạy nâng cao cho học sinh giỏi.
Cũng theo chương trình mới, trong năm học sẽ có 35 tiết dành cho chuyên đề, chia ra mỗi tuần 1 tiết. Tuy nhiên, chuyên đề là thiết kế nâng cao của môn học, nếu thực hiện mỗi tuần 1 tiết thì giáo viên khó có thể triển khai tốt được nội dung chuyên đề.
Phó hiệu trưởng Trường phổ thông Thực hành sư phạm (thuộc Trường đại học Đồng Nai, TP.Biên Hòa) Phan Thu Hằng cho biết, nếu sắp xếp mỗi tuần 1 tiết chuyên đề thì thời lượng ít, khó triển khai; nếu dồn tiết thì sẽ bị vượt quy định số tiết/tuần và gây khó khăn trong sắp xếp thời khóa biểu, làm xáo trộn lịch học của học sinh. Ngoài ra, Trường phổ thông Thực hành sư phạm còn gặp khó khăn về phòng chức năng để phục vụ dạy học chuyên đề, các tổ hợp.
Cũng theo chương trình GDPT mới ở bậc THPT sẽ có thêm môn Giáo dục địa phương, trong đó có 2 phân môn Mỹ thuật và Âm nhạc. Hầu hết các trường hiện nay đều gặp khó khăn về giáo viên dạy 2 phân môn này. Theo Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Diệu Lê Việt Hùng, liên quan đến tổ hợp Âm nhạc và Mỹ thuật, hiện nhà trường chưa có giáo viên nhưng nếu có học sinh chọn thì nhà trường sẽ mời giáo viên về dạy thỉnh giảng. Tuy nhiên, thực tế có rất ít học sinh chọn tổ hợp có môn học này. Vì vậy, trước mắt nhà trường sẽ tổ chức hình thức CLB để học sinh có sân chơi, đồng thời có bước chuẩn bị, xin giáo viên bộ môn này để đáp ứng cho năm học sau.
Ngoài ra, các bài học trong chương trình mới được thiết kế khá dài, các phòng học cần được trang bị các thiết bị như: tivi, máy chiếu… để hỗ trợ cho việc dạy học.
Gấp rút bổ sung chỉ tiêu biên chế giáo viên
Trước thực trạng thiếu giáo viên ở tất cả cấp học, nhiều địa phương đã xây dựng kế hoạch và có thông báo bổ sung chỉ tiêu biên chế.
Cô - trò Trường Tiểu học Thành Công A (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: NVCC
Đồng loạt tuyển dụng
Theo ông Nguyễn Ngọc Thái - Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ngãi, UBND tỉnh đã phê duyệt bổ sung hơn 1.000 chỉ tiêu biên chế giáo viên từ mầm non đến THPT cho ngành Giáo dục. Dự kiến đầu tháng 11 tổ chức tuyển dụng giáo viên cho các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn.
"Năm học 2022 - 2023, Nghệ An được giao hơn 2.800 biên chế sự nghiệp giáo dục. Trong đó, nhiều nhất là mầm non với khoảng 2.100 biên chế, tiểu học là 498 biên chế, THCS 142 biên chế và THPT là 16 biên chế" - ông Khoa thông tin, đồng thời cho biết: Cuối tháng 10, đầu tháng 11 sẽ có thông báo tuyển dụng. Trên cơ sở đó tổ chức tuyển dụng nhằm bổ sung giáo viên cho các cơ sở giáo dục đang thiếu.
Nghệ An là một trong những tỉnh thiếu giáo viên nhiều nhất cả nước. Ông Nguyễn Văn Khoa - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho hay, theo tổng hợp của sở, toàn tỉnh đang thiếu trên 7.800 giáo viên; trong đó thiếu nhiều nhất là bậc mầm non với hơn 6.000 giáo viên. Tiếp đó là tiểu học, THCS và THPT.
Ông Trần Văn Thức - Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa thông tin, UBND tỉnh đã quyết định giao bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục mầm non và phổ thông công lập năm 2022 cho ngành Giáo dục. Số lượng tuyển dụng là hơn 1.600 giáo viên. Trong đó, bậc mầm non là 818 giáo viên; 695 giáo viên tiểu học; 137 giáo viên THCS và 31 giáo viên THPT. Số giáo viên tuyển dụng được phân bổ cho 24/27 đơn vị cấp huyện.
Trước mắt, sở GD&ĐT, các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch tuyển dụng hết số chỉ tiêu biên chế đã được tỉnh giao năm 2022; trong đó ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn văn hóa, Tin học, Ngoại ngữ (cấp tiểu học), giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật (THPT) để kịp thời đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tại tỉnh Thái Nguyên, Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Việt Đức cho hay: Tổng số biên chế giáo viên thiếu so với định mức quy định của toàn ngành là gần 6.000 người. Sở GD&ĐT cũng đề xuất bổ sung chỉ tiêu viên chức cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. "Tuy nhiên, với đội ngũ biên chế và định mức khoán hiện có, cơ bản bảo đảm đủ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để thực hiện chương trình của năm học" - ông Đức nhấn mạnh.
Tránh tình trạng "xôi đỗ"
Dự kiến tháng 12, Hòa Bình tổ chức tuyển dụng giáo viên cho năm học 2022 - 2023, với khoảng 200-300 chỉ tiêu các cấp học. Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình Bùi Thị Kim Tuyến, sở tiếp tục tham mưu với lãnh đạo UBND tỉnh để có kế hoạch dài hơi trong tuyển dụng, bổ sung chỉ tiêu giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Một lớp học của Trường tiểu học Hải Hà (Nghi Sơn, Thanh Hóa). Ảnh: NTCC.
Tại kỳ họp thứ 9 - kỳ họp chuyên đề, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp thành phố năm 2022 và giao bổ sung viên chức giáo viên năm học 2022 - 2023. Theo đó, bổ sung hơn 2.300 biên chế giáo viên năm học 2022 - 2023 cho sở GD&ĐT, UBND quận, huyện, thị xã, gồm: Giáo viên THPT 452 biên chế, giáo viên THCS trên 1.300 biên chế, giáo viên tiểu học 600 biên chế.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT TPHCM, tổng số giáo viên năm học 2022 - 2023 còn thiếu theo biên chế toàn thành phố là 5.939 chỉ tiêu. Trong đợt tuyển dụng vào tháng 8 mới đây, thành phố đã tuyển được hơn 3.200 giáo viên. Dự kiến thành phố sẽ tổ chức tuyển đợt 2 vào tháng 10, sau khi các trường học ổn định số học sinh, số lớp, xác định chính xác nhu cầu tuyển dụng.
Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 72-QĐ/TW về biên chế các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022 - 2026, trong đó có giao bổ sung gần 66.000 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 - 2026. Riêng năm học 2022 - 2023, giao bổ sung hơn 27.800 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Theo ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), với số lượng được bổ sung như trên, cơ bản đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực cho ngành Giáo dục; trong đó có việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
"Các địa phương cần tổ chức tuyển dụng, bổ sung biên chế theo đúng số lượng đã phân bổ ở từng cấp học như Quyết định của Bộ Chính trị và bảo đảm chất lượng" - ông Đức nhấn mạnh, đồng thời thông tin: Trước đó, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung hơn 27.800 biên chế giáo viên cho các địa phương năm 2022, bảo đảm nguyên tắc có học sinh phải có giáo viên đứng lớp.
Theo bà Hồ Thị Minh - đại biểu Quốc hội đoàn Quảng Trị, thực tế tình trạng thiếu giáo viên vẫn xảy ra ở nhiều địa phương. Có nơi thiếu đến hàng nghìn giáo viên, nhất là với một số môn mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Điều này đã làm gia tăng áp lực cho các địa phương, nhà trường và cả thầy cô.
"Rất ghi nhận và hoan nghênh nhiều địa phương có phương án tuyển dụng mới và luân chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu. Điều này sẽ góp phần làm giảm áp lực cho ngành Giáo dục các địa phương, nhất là với những nơi thừa thiếu cục bộ. Song, cần giải quyết bài toán thiếu giáo viên mang tính căn cơ, dài hơi, tránh tình trạng "xôi đỗ"- bà Minh nhấn mạnh.
Theo bà Hồ Thị Minh, cần rà soát lại quy định phân cấp, phân quyền quản lý giáo viên theo hướng: Giao về cho ngành Giáo dục để chủ động điều chuyển giáo viên trong biên chế được giao. Cùng với đó, rà soát, sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp để giảm điểm trường, số trường. Mặt khác, các địa phương cần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, nhất là giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, nhằm giảm áp lực về biên chế và ngân sách cho Nhà nước.
Vũng Tàu sẽ thí điểm đưa bộ môn nghệ thuật Đờn ca tài tử vào trường học Sở Giáo dục cùng với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ phối hợp để xây dựng kế hoạch thí điểm đưa bộ môn Nghệ thuật ĐCTT vào trường học. Ngày 14/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có Công văn số 3017/SGDĐT-VP về việc cử giáo viên tham dự tập...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân Việt mới 17 tuổi đã được săn đón tới tận cửa lớp học, hút 3 triệu view nhờ mặt mộc đẹp tuyệt đối
Hậu trường phim
23:25:41 22/04/2025
Bộ phim khiến ai xem cũng mắc cỡ: Lời thoại sến sẩm, nữ phụ làm khán giả nói ngay câu này
Phim việt
23:17:33 22/04/2025
Chỉ bằng 2 câu phỏng vấn của mc Long Vũ, Minh Hà để lộ điểm đặc biệt: Có phải chỉ đơn giản là "bà mẹ 4 con"?
Sao việt
23:15:18 22/04/2025
Silver Surfer tái xuất, Galactus lộ diện: 'Fantastic Four' mở màn kỷ nguyên diệt vong mới của MCU!
Phim âu mỹ
23:12:20 22/04/2025
Á hậu Hoàn vũ giỏi 4 thứ tiếng bị tước danh hiệu vì thi Miss World
Sao châu á
22:56:59 22/04/2025
Ca sĩ Bảo Trâm Idol nhiều lần vấp ngã sau khi 'một bước lên tiên'
Nhạc việt
22:54:44 22/04/2025
Ngôi sao sở hữu 105 triệu người theo dõi trên Instagram khoe chân dài miên man, thả dáng "flexing" trên 1 núi tiền
Nhạc quốc tế
22:45:21 22/04/2025
Tóc Tiên hé lộ lý do tham gia show sống còn sau chiến thắng ở 'Chị đẹp'
Tv show
22:35:12 22/04/2025
Từ bỏ AUKUS: Lối đi khôn ngoan hơn cho Australia để bảo vệ đất nước?
Thế giới
22:13:48 22/04/2025
Chồng đưa 10 triệu/tháng nhưng đùng 1 cái đòi vợ phải xuất 180 triệu để đầu tư làm ăn, không được như ý thì đổ cho tôi mang tiền đi nuôi nhân tình
Góc tâm tình
21:24:50 22/04/2025