Khởi công tuyến cáp điện ngầm xuyên biển dài nhất Đông Nam Á
Với tổng số vốn đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng, tuyến cáp ngầm xuyên biển nối Hà Tiên với Phú Quốc, dài nhất Đông Nam Á, vừa được khởi công sáng nay trong niềm hân hoan của người dân huyện đảo.
Các đại biểu bấm nút khởi công tuyến cáp ngầm xuyên biển dài nhất Đông Nam Á sáng 17/11 tại xã Hàm Ninh, huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang. Ảnh: Hữu Công
Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC, chủ đầu tư) cùng UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức lễ khởi công tuyến cáp ngầm xuyên biển 110 kV đầu tiên tại Việt Nam, giúp Phú Quốc hòa vào mạng lưới điện quốc gia.
Theo chủ đầu tư, đây là dự án nhóm có quy mô lớn, công nghệ phức tạp và lần đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, nhằm đảm bảo khả năng cung cấp điện liên tục và ổn định cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trên đảo đến năm 2020, đưa Phú Quốc phát triển thành đặc khu kinh tế – hành chính, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp, trung tâm giao thương của quốc gia, khu vực và quốc tế.
Video đang HOT
Dự án có tổng số vốn đầu tư 2.336 tỷ đồng bao gồm vốn vay Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng của EVN SPC. Tuyến cáp ngầm sử dụng loại cáp một sợi 3 lõi với tổng cộng hơn 57 km chiều dài (dài nhất khu vực Đông Nam Á tính tới thời điểm này), khả năng tải tối đa 131 MVA.
Cáp gồm nhiều lớp vỏ và 3 lõi, tiết diện 3×630 mm2 sẽ được kéo ngầm 1,5 m dưới đáy biển. Ảnh: Hữu Công
Công ty Prysmian Powerlink của Italy là nhà thầu chính thi công tuyến cáp ngầm này với phương pháp rải và chôn cáp đồng thời. Cách thực hiện này có ưu điểm là giảm thiểu hư hỏng cáp ngầm, song chi phí đầu tư cao do công nghệ phức tạp.
Cùng với tuyến cáp ngầm, để chuẩn bị cho việc đấu nối với nguồn điện từ đất liền, trạm biến áp 110 kV Phú Quốc cùng đường dây 2 mạch 110 kV trên đảo Phú Quốc dài 7,6 km đã được xây dựng và hoàn thành. Ngoài ra, để đấu nối cho dự án cáp ngầm và tăng cường khả năng cung cấp điện cho thị xã Hà Tiên, Tổng công ty đã đầu tư thêm 2 công trình lưới điện 110kV đồng bộ với dự án này và đã đóng điện vận hành vào đầu năm nay gồm đường dây 2 mạch 110 kV Kiên Lương – Hà Tiên và trạm biến áp 110 kV Hà Tiên với số vốn gần 128 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, nhà thầu Prysmian sẽ hoàn tất thi công lắp đặt cáp ngầm vào ngày 11/1/2014 và có thể đóng điện đưa dự án vào vận hành trước Tết Giáp Ngọ 2014, vượt trước 6 tháng so với kế hoạch.
Hơn 57 km cáp sẽ được kéo từ đất liền (Thị xã Hà Tiên) đi ngầm xuyên qua biển đến đảo Phú Quốc để đấu nối vào lưới điện quốc gia. Ảnh: Hữu Công
Phát biểu tại lễ khởi công, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết, tuyến cáp ngầm xuyên biển Hà Tiên – Phú Quốc là kết quả của hơn 5 năm kiên trì chuẩn bị, từ việc thu xếp để có nguồn vốn đầu tư lớn, tính chất phức tạp ở cấp điện áp cao, phương án hướng tuyến hợp lý, đến việc lựa chọn được nhà thầu có năng lực, uy tín.
Kết quả lớn nhất của dự án sẽ giúp kéo giảm giá điện trên đảo hiện cao gấp 3 lần (những nơi đã có lưới điện) và gấp 16 lần (những nơi chưa có lưới điện) so với giá điện bình quân của cả nước. Đây sẽ là tiền đề quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hội, tạo cú hích cho sự chuyển mình cho Phú Quốc.
“Chính quyền tỉnh Kiên Giang và đơn vị liên quan cần hỗ trợ tối đa cho Tổng công ty Điện lực miền Nam và nhà thầu Prysmian hoàn thành đúng tiến độ dự án với chất lượng cao, an toàn, hiệu quả để sớm cấp điện lưới quốc gia cho nhân dân trên đảo”, ông Hoàng đề nghị.
Theo VNE
1.106 tỷ đồng đưa lưới điện ra huyện đảo Cô Tô
Lưới điện quốc gia từ trạm biến áp Vân Đồn ra đảo Cô Tô vừa chính thức đóng điện và đi vào hoạt động. Dự án đưa điện lưới quốc gia ra đảo Cô Tô do UBND tỉnh Quảng Ninh và Tổng Công ty điện lực miền Bắc (EVN NPC) cùng làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 1.106 tỷ đồng, được khởi công vào cuối tháng 12-2012. Đây là dự án đầu tiên trong cả nước được thi công với công nghệ chôn ngầm cáp 22kV dưới đáy biển.
Đưa điện ra Cô Tô là việc cần và đủ để đánh thức những tiềm năng kinh tế lớn của huyện đảo tiền tiêu vùng Đông Bắc, biến Cô Tô thành một trung tâm du lịch mang đẳng cấp quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Vân Hằng
Theo ANTD
TP HCM có trung tâm hành chính 18.000 m2 ở 'khu đất vàng' Với diện tích 18.000 m2 ở khu đất vàng được giới hạn bởi 4 tuyến đường Lê Thánh Tôn - Pasteur - Lý Tự Trọng - Đồng Khởi (quận 1), Trung tâm hành chính TP HCM sẽ là nơi làm việc của UBND TP và các sở, ngành trực thuộc. Khu đất được UBND TP chọn làm trung tâm hành chính được giới...