Khóc trước cổng trường công lập: Nghịch lý ở đâu?
Tiếng khóc của những bậc phụ huynh, lẽ ra không đáng khóc ở trước một cổng trường công lập vì xin cho con được đi học. Vì đó là quyền lợi chính đáng.
Những ngày này, câu chuyện về cuộc chạy đua của các bậc phụ huynh cho con em mình được vào học tại các trường cấp 3 trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM đang trở thành chủ đề nóng của dư luận. Không ít người cảm thấy ‘chóng mặt’ khi chứng kiến màn tăng điểm chuẩn được so sánh như chơi chứng khoán của một trong số những ngôi trường công lập ở Hà Nội: trường THCS – THPT Tạ Quang Bửu (Hai Bà Trưng, Hà Nội): Từ 46 lên 49 rồi 50,5 chỉ trong nháy mắt.
Đương nhiên, khổ nhất vẫn là học sinh và phụ huynh. Giữa cái nóng hè như thiêu đốt, họ đứng trước cổng đường, chăm chú từng giây từng phút ‘canh điểm’ cho con vào trường. Người ta nhìn thấy những giọt nước mắt, nghe thấy những âm thanh ca thán, van xin, thậm chí là chửi thề của nhiều phụ huynh khi không thể xin học cho con.
Ảnh minh họa: Internet
Thế nhưng, Bộ Giáo dục thì vẫn chưa lên tiếng. Dường như đó chỉ là chuyện riêng của phụ huynh và nhà trường thôi vậy!
Tuy nhiên, trong cuộc chiến ‘chạy đường chạy lớp’ này, liệu phụ huynh đã hiểu rõ hết quyền lợi của con em mình?
Hiến pháp Việt Nam khẳng định, được học tập là quyền cơ bản của mỗi công dân. Câu nói ‘Ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, liệu ở đất nước chúng ta đã thực sự làm được?
Nền giáo dục Việt Nam rõ ràng đang tồn tại quá nhiều vấn đề, mà một trong số những điều căn bản đó chính là chưa đáp ứng được một cách trọn vẹn quyền được học tập của mỗi công dân.
Hãy nhìn những đứa trẻ khi mới chỉ 11-12 tuổi, các em đã phải trải qua những thử thách mang tính ‘lựa chọn cuộc đời’. Ấy là những kỳ thi chuyển cấp, tuyển sinh lớp 6 với tỷ lệ chọi còn cao gấp chục lần so với cả kỳ thi đại học. Trẻ em Việt, quả thực quá khổ, tuổi thơ chất đầy những cặp sách, bài vở và vô vàn áp lực từ cha mẹ, thầy cô đè ép chỉ để thực hiện cái quyền cơ bản của chính mình.
Video đang HOT
Thế rồi, nền giáo dục lại sản sinh ra biết bao trường chuyên, lớp chọn, cuộc chạy đua của các phụ huynh cho con em mình lại càng trở nên khốc liệt. Chẳng ai dám chắc 100% rằng việc được vào học tại các trường chuyên, lớp chọn sẽ tốt hơn những ngôi trường khác, cũng như không ai dám chắc mớ rau mua ngoài chợ chắc chắn sẽ kém ngon, kém sạch hơn mớ rau được mua từ siêu thị. Dù vậy, chúng ta vẫn có thể chấp nhận đó là những sự lựa chọn tất yếu được sản sinh từ nhu cầu của xã hội.
Tuy nhiên, với một đứa trẻ nếu không được bố đưa vào học tại trường quốc tế vì không đủ điều kiện, cũng không được mẹ cho vào học tại một ngôi trường thực nghiệm hay trường chuyên (tạm gọi là theo thị hiếu của xã hội), vậy thì đứa trẻ đó phải được học tại trường công lập. Đó là lẽ dĩ nhiên. Hệ thống trường công lập chính là thước đo, cũng là căn bản của nền giáo dục.
Và nền giáo dục đúng nghĩa phải là nơi mà những đứa trẻ được học tập và rèn luyện không ngừng, thay vì là phải chạy đua với những kỳ thi. Đừng bắt những đứa trẻ mới 12, 15 tuổi phải đưa ra những quyết định cho cuộc đời của các em. Và nếu có thì ở tuổi 18 – với kỳ thi đại học – khi những đứa trẻ đã bước vào độ tuổi trưởng thành, điều đó đã là quá đủ.
Ngày hôm trước, một cô bé lớp 11 đã viết thư gửi đến Bộ Giáo dục, trong đó có đoạn như sau: ‘Thực ra, cháu sợ ngay từ khi đặt chân vào trường THPT… Cả một bộ máy giáo dục xoay như chong chóng để chạy theo thi cử. Cháu tự hiểu học là để thi. Nếu học không để thi, cháu không còn biết thêm ý nghĩa nào khác nữa. Nội dung cháu học, vở ghi chép cháu ghi, sách vở cháu có đều là luyện đề, giải đề, các dạng đề, cấu trúc làm đề, mẹo làm đề sao cho đạt điểm cao, giải bài sao cho đơn giản, nhanh nhất. Học sinh ngày nay chỉ biết sách vở, cái thực tế trong sách vở cũng chỉ là thực tế của những con chữ vô hồn’.
Nền giáo dục Việt Nam đang làm gì với những đứa trẻ thế này?
Rõ ràng, cả hệ thống giáo dục lẫn Nhà nước của chúng ta đều chưa làm tròn bổn phận của mình, đó chính là đảm bảo quyền cơ bản rằng bất cứ đứa trẻ nào cũng được ‘có cơm ăn, áo mặc và được học hành’.
Còn với những bậc phụ huynh, chính họ cũng chưa hiểu hết quyền lợi của con em mình. Tiếng khóc của những bậc phụ huynh, lẽ ra không đáng khóc ở trước một cổng trường công lập vì xin cho con được đi học. Vì đó là quyền lợi chính đáng.
Năm học 2018-2019, ở Hà Nội có 64.990 chỉ tiêu vào lớp 10 công lập, trong khi số lượng thí sinh tốt nghiệp dự tuyển 105.000 học sinh, đồng nghĩa với việc sẽ có khoảng hơn 40.000 em sẽ phải tìm đến những ngôi trường ngoài công lập, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, các trường đào tạo nghề… Ở TP.HCM năm nay cũng có khoảng 20.000 thí sinh rơi vào tình cảnh tương tự.
Những con số đáng phải giật mình lý giải được cho rất nhiều vấn đề. Rằng cuộc đua vào lớp 10 đang diễn ra thực chất cũng chỉ là cuộc đua giành những chiếc ghế ít ỏi mà thực lực của ngành giáo dục chuẩn bị được. Rằng vì sao cho đến tận bây giờ giáo dục Việt Nam vẫn chỉ đặt mục tiêu là hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Trong khi, những quốc gia như Triều Tiên đã phổ cập tới lớp 12, còn Cu Ba thì đã phổ cập đại học.
Theo tiin.vn
Hà Nội: Yêu cầu trường "nhảy múa" điểm chuẩn trả lệ phí khi học sinh rút hồ sơ
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có công văn gửi trường THCS &THPT Tạ Quang Bửu liên quan đến công tác tổ chức tuyển sinh lớp 10 năm học 2018-2019 khiến dư luận bức xúc vài ngày qua.
Công văn đề ngày 2/7 của Sở GD&ĐT Hà Nội do Phó giám đốc Phạm Văn Đại ký cho hay, sở nhận được báo cáo của trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu về việc tuyển sinh năm 2018- 2019.
Sở yêu cầu trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu rút kinh nghiệm nghiêm túc về việc tổ chức tuyển sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ học sinh, tránh gây căng thẳng, tạo bức xúc trong dư luận xã hội.
Trường tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có nguyện vọng rút hồ sơ, hoàn trả toàn bộ lệ phí đã thu khi học sinh rút hồ sơ.
Công văn của Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu Trường Tạ Quang Bửu phải rút kinh nghiệm trong tuyển sinh lớp 10.
Trước đó, trao đổi với PV Dân trí vào trưa 2/7, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, ông đã nắm được thông tin Trường Tạ Quang Bửu thay đổi điểm chuẩn kết quả thi trong hai ngày.
Theo ông Dũng, trường ngoài công lập được phép tự chủ trong tuyển sinh. Nhà trường thay đổi điểm chuẩn là tùy quyết định của ban giám hiệu sau khi căn cứ lượng hồ sơ. Năm ngoái, một số trường THPT ở Hà Nội cũng làm như vậy.
Cũng theo giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, mặc dù trường Tạ Quang Bửu thay đổi điểm chuẩn không sai quy định nhưng nhà trường cần có cách thức tuyển sinh khoa học hơn, tránh gây xáo trộn cho phụ huynh học sinh và dư luận xấu trong xã hội.
Ông cũng khuyên phụ huynh nên cân nhắc trong việc nộp hồ sơ cho con em, không nên đua nhau, gây quá tải.
Trước đó, thông tin trường THCS và THP Tạ Quang Bửi có điểm chuẩn "nhảy" từ 46 lên 50,5 điểm gây xôn xao dư luận.
Mức điểm chuẩn của nhà trường "nhảy múa" chỉ sau một đêm.
Cụ thể, tối 29/6, sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập, trường ngoài công lập THCS và THPT Tạ Quang Bửu phát đi thông báo mức điểm chuẩn vào lớp 10 là 46.
Thông báo của Trường Tạ Quang Bửu cho biết thêm thời gian hiệu lực của mức điểm chuẩn trên từ 8h-11h ngày 30/6. Từ buổi chiều, mức điểm có thể thay đổi.
Đầu giờ chiều 30/6, trường này lại phát đi thông báo mới: "Chiều 30/6, trường Tạ Quang Bửu chỉ nhận 30 hồ sơ dành cho học sinh đạt điểm thi từ 49 trở lên. Điểm chuẩn ngày 1/7 sẽ được cập nhật vào 8h sáng 1/7".
Sau một đêm, điểm chuẩn tăng lên thành 50,5 và trường công bố chỉ nhận thêm 10 hồ sơ nữa.
Nhiều phụ huynh bức xúc khi điểm của con từ đỗ thành trượt sau khi điểm chuẩn liên tục thay đổi. Đối với họ, cách tuyển sinh này là "quá sức chịu đựng" khi điểm chuẩn "nhảy" từ 46 lên tới 50,5.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Sáng 46, chiều... 49 Có lẽ chưa năm nào điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội lại có những biến động khó hiểu như năm nay. Một số trường ngoài công lập công bố điểm chuẩn theo... buổi hệt như chơi chứng khoán. Điểm chuẩn được công bố theo buổi của Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu - ẢNH T.N Như chơi chứng khoán Tối...